Tiết 3: TẬP ĐỌC
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
- Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- GV: Truyện, tranh ảnh về cá heo
- PP: Thực hành, đàm thoại, giảng giải. Thảo luận nhóm, trực quan
- HS: SGK
36 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học Lớp 5 - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mối quan hệ thế nào với nhau?
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Lần lượt học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét
- Dự kiến: học sinh chọn dòng b giải thích: tất cả các hành động trên đều nêu lên sự vận động rất nhanh - học sinh chọn dòng a: di chuyển ® đi, dời có vẻ hành động không nhanh.
Bài 3: Từ ăn trong câu nào dưới đây được hiểu theo nghĩa gốc:
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3
Giáo viên chốt
- Học sinh sửa bài - Nêu nghĩa gốc của từ “ăn”: là câu c
Bài 4:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 4:
Chọn 1 trong 2 từ Đi, Đứng và đặt câu phân biệt nghĩa
- Học sinh làm bài trên giấy A4
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh khá làm mẫu: từ “đứng”.
- Em đứng lại nghe mẹ nói.
Trời hôm nay đứng gió.
Học sinh sửa bài - Lần lượt lên dán kết quả đặt câu theo: Đi
Đứng
a) Đi:
- N1: Ông bà đang đi bộ trên vỉa hè.
- N2: Em đi đôi dép màu đỏ.
b) Đứng
- N1: Con bò đứng bằng 4 chân
- N2: Chiếc xe màu xanh đứng trong bến chờ hành khách.
4. Củng cố
- Thế nào là từ nhiều nghĩa
- 2 HS nêu
- Thi tìm từ nhiều nghĩa và nêu
5. Dặn dò:
- Hoàn thành tiếp bài 4
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên”
- Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày tháng năm 2013
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi
- PP: Trực quan, đàm thoại, thi đua, luyện tập,
- HS: phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân - Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
- Hát
2. KTBC:
- Học sinh sửa bài 1a, 2a, c, 3 (SGK).
- Thực hiện
Giáo viên nhận xét, cho điểm
- Lớp nhận xét
3. Bài mới:
a. GTB: - Hôm nay, chúng ta thực hành chuyển phân số thành hỗn số rồi thành số thập phân, tính giá trị biểu thức qua tiết “Luyện tập”.
b. Luyện tập:
Bài 1:
- HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
- Phát phiếu BT
- Nhận xét, sửa chữa
- Học sinh đọc yêu cầu đề và đọc lại bài mẫu.
- Học sinh làm bài mẫu
- Trình bày:
a) ; ;
- Nhận xét
- Y/c hs viết từ phân số thập phân thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó.
- Phát phiếu BT
- Làm, trình bày:
b) = 16,2; = 73,4; = 56,08;
- Nhận xét, sửa chữa
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 2:
- Y/c hs tự làm thi đua tiếp sức
; ; ;
- Kết quả:
83,4; 19,54; 2,167; 0,2020
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
2,1m=dm 5,27m=cm
8,3m=cm 3,15m=cm
- Nhận xét, sửa chữa
=21dm =527cm
=830cm =315cm
4. Củng cố:
- Nêu cấu tạo của từng phần trong số thập phân sau:
- Y/c hs viết số: 0,1985
- Học sinh đọc, viết.
Đổi thành số thập phân: = ... ? ; = ... ?
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Làm bài nhà
- Chuẩn bị: “Luyện tập”
Tiết 2: THỂ DỤC
BÀI 14 : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I. MỤC TIÊU:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng diểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh và thao tác thành thạo các kĩ thuật đội hình đội ngũ,
- Chơi trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu hào hứng, nhiệt tình, chơi đúng luật.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: 1 còi, 4 tín gậy, kể sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- Kiểm tra bài cũ : Đi đều - đứng lai, quay sau
2. Phần cơ bản:
a) Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng diểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Lần đầu GV điều khiển, sau chia 4 tổ, tổ trưởng điều khiển thi đua tập luyện. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS.
- Trò chơi: “Trao tín gậy”.
- GV cho HS tập hợp theo hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích luật chơi, tiếp theo cho cả lớp cùng chơi, thi giữa các tổ với nhau. GV quan sát, nhận xét , biểu dương
3. Phần kết thúc:
- Thực hiện một số động tác thả lỏng
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp
- GV củng cố, hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS ôn các động tác ĐHĐN ở nhà chuẩn bị kiểm tra
6-10phút
1-2 phút
1-2 phút
8-22phút
10-12phút
8-10 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
1 phút
2-3 phút
- HS tập hợp thành 4 hàng dọc.
GV
GV
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Dựa trên kết quả quan sát tả cảnh sông nước và dàn ý đã lập - Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn. Thể hiện rõ đối tượng tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả - nét nổi bật của cảnh - Cảm xúc của người tả cảnh.
- Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đoạn - câu - bài văn tả cảnh sông nước
- HS: Dàn ý tả cảnh sông nước
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
- Hát
2. KTBC:
- Kiểm tra bài học sinh
- HS đọc lại kết quả làm bài tập 3
- Giáo viên giới thiệu đoạn văn - câu văn - bài văn hay tả sông nứơc
3. Bài mới:
a. GTB: Luyện tập tả cảnh
b. Luyện tập:
* Hoạt động 1: HDHS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn
- Hoạt động nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh đề: Dựa vào dàn ý đã lập viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh sông nước
- 1 học sinh đọc đề
- Cả lớp đọc thầm
Cho HS đọc gợi ý
- Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh
- Học sinh lần lượt đọc gợi ý
- Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn
* Hoạt động 2 Giáo viên chốt lại: Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn - Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
-Làm bài
HDHS lập dàn ý quan sát tả cảnh
- Hoạt động nhóm đôi
4. Củng cố:
- Nêu những hình ảnh em đã từng quan sát về một cảnh đẹp ở địa phương em.
5. Dặn dò:
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở
- Soạn bài luyện tập làm đơn
- Nhận xét tiết học
Tiết 4: ®¹o ®øc
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (T1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người phải biết ơn tổ tiên
- Học sinh biết nêu được làm những việc cần làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên
- HS giỏi Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên + học sinh: Sách giáo khoa
PP: Đàm thoại, trực quan, thi đua, thảo luận, .
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
- Hát
2. KTBC:
- Nêu những việc em đã làm để vượt qua khó khăn của bản thân.
- 2 học sinh
- Những việc đã làm để giúp đỡ những bạn gặp khó khăn (gia đình, học tập...)
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. GTB: “Nhớ ơn tổ tiên”
- Học sinh nghe
b. Tìm hiểu bài:
*HĐ 1:
- Phân tích truyện “Thăm mộ”
- Nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4
- Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên?
- Ra thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang làng. Làm sạch cỏ và thắp hương trên mộ ông.
- Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
- Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với ông bà, cha mẹ.
- Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? Vì sao?
- Học sinh trả lời: Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
® Giáo viên chốt
HS chú ý lắng nghe
* Hoạt động 2
- Nêu yêu cầu
- Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- Trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do.
+ Những việc làm nào thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?
+ Chọn ý a, c, d, e.
Þ Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng
- Lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung
4.Củng cố:
- Em đã làm được những việc gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? Những việc gì em chưa làm được? Vì sao? Em dự kiến sẽ làm những việc gì? Làm như thế nào?
- Suy nghĩ và làm việc cá nhân
- Trao đổi trong nhóm (nhóm đôi)
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Nhận xét, khen những học sinh đã biết thể hiện sự biết ơn tổ tiên bẳng các việc làm cụ thể, thiết thực, nhắc nhở học sinh khác học tập theo các bạn.
5. Dặn dò:
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề nhớ ơn tổ tiên.
- Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- Chuẩn bị: Tiết 2
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 7
I.Mục tiêu:
- Giáo dục cho HS biết tự quản lớp học; xét thi đua theo biểu điểm lớp để nâng cao năng lực nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm của mình.
- Nắm phương hướng hoạt động cho tuần sau.
II. Chuẩn bị:
GV: kế hoạch tuần 8;
Lớp trưởng: Báo cáo, đánh giá hoạt động trong tuần
Tổ trưởng ghi lại những vấn đề của tổ mình trong tuần
III. Nội dung sinh hoạt:
Đánh giá tình hình các mặt hoạt động trong tuần qua:
- Lớp trưởng đánh giá tình hình các mặt hoạt động trong tuần qua.
Cả lớp bổ sung, đánh giá.
Từng tổ trưởng báo cáo thi đua của tổ theo biểu điểm và nhận xét tổ mình.
Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần.
Giáo viên phát biểu ý kiến
+ Kiểm tra bài hàng ngày (tổ trưởng phụ trách kiểm tổ viên).
+ Chú ý rèn tốt đạo đức của từng cá nhân theo “5 điều Bác Hồ dạy”.
Kế hoạch cho tuần sau:
- Nhắc nhở hs đi học đều.
- Tiếp tục ôn bảng cửu chương.
- Kiểm tra tập vở, cách trình bày.
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp.
- Kiểm tra vở rèn chữ viết.
- Giáo dục phòng tránh cúm A H1N1, Sốt xuất huyết,
- Chăm sóc cây xanh.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Tham gia phong trào thi đua đợt 1, phân loại rác.
Vui chơi, văn nghệ:
Các em biểu diễn các tiết mục văn nghệ mà em yêu thích nhất.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 7 2013.doc