Giáo án các môn học Lớp 5 - Tuần 27, 28

Tuần 27

Tập đọc

 TRANH LÀNG HỒ

Thời gian: 40’ sgk/88

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Luyện đọc:

+ Đọc đúng: Trồng trọt, lợn ráy, khoáy, lá tre,bột trắng ngà,

+Đọc lưu loát toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

- Hiểu được:

+Nghĩa các từ: Làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.

+Ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.

 GDHS yêu thích nghệ thuật.Tự hào và nhớ ơn các nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học Lớp 5 - Tuần 27, 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự vật nào ? 9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ? 10. Hai câu “ Chúng cứ đi hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa Thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.” Liên kết với nhau bằng cách nào ? - Yêu cầu HS đổi phiếu . GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng ( Trên đèn chiếu) Đáp án : 1a, 2c, 3b, 4c, 5c, 6b “2 từ : xanh mướt, xanh lơ”, 7 a, 8c, 9a , 10 b ( bằng cách lặp từ “ không gian” ) CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2 phút) Tổng kết bài .GV nhận xét tiết học. BỔ SUNG: Lịch sử TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP Thời gian:35’ sgk/55 I . MỤC TIÊU : - HS biết được cuộc tiến công vào dinh Độc lập của quân và dân ta. Chiến dịch HCM là chiến dịch cuối cùng trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ . Đỉnh cao cuộc tổng tiến cong giải phóng miền Nam bắt đầu 26/4/ 1975 . -Chiến dịch HCM toàn thắng , chấm dứt 21 năm chiến đấu, hy sinh của dân tộc mở ra thời kỳ mới :miền Nam giải phóng , đất nước thống nhất . -GD các em lòng tự hào dân tộc. II . CHUẨN BỊ : Nội dung bài ; tranh tài liệu.Lượt đồ chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng. III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : Lễ ký hiệp định Pa – ri ( 3-4 phút) Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nhận xét và ghi điểm cho HS BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1: Sự kiện quân ta chiếm dinh độc lập ( 10 phút) Yêu cầu HS đọc nội dung phần 1 SGK Hoạt động cá nhân : H : Thuật lại xe tăng tiến vào chiếm dinh ? ( Đi đầu đội hình là chiếc xe tăng của đại đội trưởng .ở tầng 2 đã nổ ) H : Thời gian xảy ra tổng tiến công ? ( 26/4/1975 , cuộc tổng tiến công Sài Gòn bắt đầu ) HĐ2 : Diễn biến, ý nghĩa của trận đánh ( 18 phút ) -Yêu cầu học sinh đọc phần còn lại trong Sách và thảo luận nhóm , nội dung : 1 ) Quang cảnh cuộc tổng tiến công ra sao ? 2) Tại sao tổng thống ngụy Dương Văn Minh phải đầu hàng không điều kiện ? 3) Tại sao nói: “ Ngày 30/ 04/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? Tổ chức các nhóm trình bày – GV chốt : Diễn biến : 1 .Xe tăng 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận dẫn đầu . . . . . . húc đổ cổng chính xông thẳng vào dinh. 2 . . . . quân ta đã chiến thắng, chế độ Ngụy quyền đã thất bại. (Không bàn giao mà phải đầu hàng). 3 . Ngày 30 / 04 /1975 là chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc . Ý nghĩa : Ta đánh tan chính quyền Mĩ – Nguỵ giải phóng hoàn toàn đất nước, chấm dứt 21 năm chiến tranh => từ đây Nam Bắc thống nhất một nhà. HĐ3 :Thực hành ( 7-8 phút) -Gọi HS tự nêu câu hỏi và mời bạn trả lời câu hỏi Gợi ý : 1.Quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chi Minh vào ngày tháng năm nào ? ( Ngày 30 / 04 /1975.) 2.Chiến thắng này mang lại kết quả gì ? ( Làm cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, Nam- Bắc sum họp 1 nhà.) 3.Yêu cầu HS kể về con người, sự việc đại thắng mùa xuân 1975 ( gắn với quê hướng) CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (2-3 phút) - Gọi HS đọc bài học SGK - Dặn học sinh về ôn bài. Học thuộc ghi nhớ. BỔ SUNG: Toán ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN Thời gian:40’ sgk/146 I.MỤC TIÊU: -Ôn tập và củng cố về : đọc, viết, so sánh số tự nhiên; về dấu hiệu chia hết cho 2;3;5 và 9. -HS đọc, viết, so sánh số tự nhiên thành thạo, làm tốt các bài tập SGK - HS trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. CHUẨN BỊ: Chép bài 2 và 3 vào bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: BÀI CŨ : Luyện tập chung ( 3-5 phút) -Gọi HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp. HS1: Viết số đo thích hợp : - GV nhận xét , sửa bài và ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1: Củng cố về cách đọc, viết, so sánh số tự nhiên ( Dự kiến 15-20 phút) a) Lý thuyết : Hoạt động cả lớp H: Nêu cách đọc , cách viết số tự nhiên ? ( Đọc từ hàng cao đến hàng thấp theo thứ tự từ trái sang phải.Viết từ hàng cao đến hàng thấp theo thứ tự từ trái sang phải ) H: Hai số tự nhiện liên tiếp nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? ( hơn kém nhau 1 đơn vị ) H: Hai số tự nhiên chẵn ( lẽ) liên tiếp nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? ( hơn kém nhau 2 đơn vị ) H : Nêu cách so sánh số tự nhiên? b) Vận dụng làm bài tập VBT yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài 1,2 ,3 Yêu cầu các nhân làm vở .Gọi 3 em học yêu làm trên bảng, GV trực tiếp hứơng dẫn .Yêu cầu đổi vở sửa Bài 1: (Làm miệng ) Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Ba số chẵn liên tiếp: Ba số lẻ liên tiếp: Bài 3: Hs tự làm HĐ2 : Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2;3;5 và 9. ( Dự kiến 8-10 phút) -Yêu cầu HS nêu VD về những số chia hết cho 2, 5 rồi nêu cách nhận biết ? - Nêu VD về những số chia hết cho 3, 9 rồi nêu cách nhận biết ? Vận dụng làm bài tập 4 a) Xếp từ bé đến lớn: 3999 ; 4856 ; 5468 ; 5486 b) Xếp từ lớn đến bé: 3762 ; 3726 ; 2763 ; 2736 CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2 phút) - Tổng kết kiến thức trên .GV nhận xét tiết học. BỔ SUNG: Tập Làm Văn TIẾT 8 – KIỂM TRA Đề bài : Em hãy tả người bạn thân của trường em Khoa học SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG Thời gian:35’ sgk/ I. MỤC TIÊU: - Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng (bướm cải, ruồi, gián). - Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối hoa màu và đối với sức khoẻ con người. -Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.Có ý thức bảo vệ côn trùng có lợi II. CHUẨN BỊ : -GV: Hình vẽ trong SGK trang 114 , 115 / SGK.Phiếu học tập ( nội dung SGK) - HS: Một số con trùng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : ( 5 phút) -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: - Giáo viên nhận xét và ghi điểm BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1: Tìm hiểu : “Qúa trình phát triển, giai đoạn gây hại của bướm cải”. ( 8 phút) - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 / SGK. - Yêu cầu làm việc theo nhóm bàn , nội dung: 1.Quá trình sinh sản của bướm cải trắng và chỉ trứng, sâu, nhộng và bướm.? 2.Bướm thường đẻ trứng vào mặt trước hay sau của lá cải? 3.Ở giai đoạn nào quá trình sinh sản, bướm cải gây thiệt hại nhất cho hoa màu? 4.Nông dân có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? - Tổ chức cho các nhóm rút thăm và đại diện các nhóm trình bày.Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Giáo viên kết luận: Bướm cải đẻ trứng mặt sau của lá rau cải. Trứng nở thành Sâu ăn lá để lớn. Hình 2a, b, c, d cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất. Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra người áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, HĐ2: Tìm hiểu : “ Đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng và vòng đời của ruồi ; gián” ( 20 phút) -GV treo bảng phụ.Yêu cầu HS đọc. - Phát phiếu và yêu cầu nhóm 2 em hoàn thành nội dung của phiếu : Ruồi Gián 1.So sánh chu trình sinh sản: Giống nhau: Khác nhau : 2.Nơi đẻ trứng 3.Cách tiêu diệt - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - Giáo viên kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng - Tổ chức cho HS chơi “ Thi vẽ vòng đời của ruồi , gián hay một số côn trùng khác.” - Theo dõi , đánh giá kết qủa thi vẽ của HS CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2) - Yêu cầu HS đọc “ Nội dung bạn cần biết” BỔ SUNG: . KĨ THUẬT LẮP XE CẦN CẨU A.MỤC TIÊU: -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. -Lắp xe đúng kĩ thuật. -Rèn tính cẩn thận. B.ĐỒ DÙNG: Bộ lắp ghép,xe cần cẩu. C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1.GV nêu mục đích:-Nêu tác dụng của xe. 2.Quan sát ,nhận xét: -HS quan sát-trả lời câu hỏi:+Có mấy bộ phận?Nêu tên? 3.HD chọn các chi tiết: a.Cho HS chọn các chi tiết như SGK. -Xếp các bộ phận. b.Lắp từng bộ phận:HS thảo luận-lắp theo qui trình/SGK. -GV giúp đỡ. c.HD tháo rời các chi tiết. BỔ SUNG: Toán ÔN TẬP PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU : -Ôn tập , củng cố cho HS về đọc, viết phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, viết hỗn số. - Rèn kĩ năng thực hành các bài tập phân số . - Vận dụng tốt các bài tập SGK.Có ý thức làm bài cẩn thận, trình bày sạch đẹp. II. CHUẨN BỊ : Phiếu bài tập bài 1 và 5.Bảng phụ ghi bài 1 và bài 5 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : Luyện tập chung ( 3-5 phút) -Cá nhân làm bài tập sau: HS1 : Giải bài toán sau: Tóm tát : Một ô tô : S=180 km; t = 4 giờ ; v =km/giờ ? -Sửa bài, ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1 : Củng cố kiến thức ( 6-7 phút) a) Thành phần của Phân số : -Yêu cầu HS lấy ví dụ về phân số ; chỉ ra mẫu số, tử số. Nêu rõ ý nghĩa của MS – TS. -Yêu cầu HS trình bày, GV chốt Đ/S b) Phép chia và phân số : -Yêu cầu HS nêu ví dụ về phép chia 2 số tự nhiên, ghi thương dưới dạng phân số ; nhắc lại cách tính hỗn số và đọc hỗn số. c) Rút gọn phân số, quy đồng mẫu số: - Yêu cầu HS nêu cách rút gọn phân số; quy đồng mẫu số các phân số. HĐ 2 : Luyện tập ( 20-22 phút) - Yêu cầu HS đọc bài 1, 2, 3 4, 5và nêu yêu cầu. - Yêu cầu cá nhân làm vở.Gọi HS học toán chậm lên bảng lớp làm GV trực tiếp giúp đỡ , sửa bài. Bài 1 và bài 5: - GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm bài vào phiếu, một em làm vào bảng phụ. -Yêu cầu HS đổi chéo bài chấm đúng sai. Bài 1: GV yêu cầu HS nhìn vào phần tô màu viết hỗn số, phân số thích hợp rồi đọc phân số, hỗn số đó. Bài 5: 0 1 Điền số thích hợp ở giữa trên tia số ( đáp án là hay ) Bài 2: Rút gọn phân số: -Yêu cầu HS nêu cách rút gọn phân số. Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số: ( mẫu số chung là 60) Bài 4: Điền dấu thích hợp > ; < hay = * Yêu cầu HS tự sửa bài theo bài mẫu GV sửa bảng. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút) - Chấm và nhấn mạnh phần HS sai sót. Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo. HÁT NHẠC ÔN:-MÀU XANH QUÊ HƯƠNG -EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA -KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC A.MỤC TIÊU: -HS hát đúng lời ,đúng giai điệu. -Hiểu nội dung bài kể chuyện. B.ĐỒ DÙNG: Sách,nhạc cụ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Phần mở đầu: -GV giới thiệu nội dung bài. 2.Phần hoạt động: a.Ôn 2 bài hát -Cả lớp hát – gõ theo phách. -Chọn tốp biểu diễn. b.Kể chuyện âm nhạc -HS đọc câu chuyện-xem chân dung nhạc sỹ. -Trả lời câu hỏi SGK. 3.Phần kết thúc: -Cả lớp ôn 2 bài hát.

File đính kèm:

  • docGiaoAn Lop 5 Tuan 2728.doc
Giáo án liên quan