Giáo án các môn học Lớp 5 - Tuần 26

NGHĨA THẦY TRÒ

 Thời gian:40’ sgk/79

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Luyện đọc :

 +Đọc đúng :trước sân, học trò,môn sinh, sáng sủa, bạc phơ, vỡ lòng . Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài; chú ý ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ

+ Đọc diễn cảm : Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. Đọc lời đối thoại thể hiện đúng gọng nói của từng nhân vật.

- Hiểu và giải nghĩa được một số từ ngữ : Cụ giáo Chu, môn sinh,sập, vái,tạ, cụ đồ,vỡ lòng,.

 Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.

-Giáo dục các em kính yêu thầy cô giáo và các nhân viên trong trường.

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học Lớp 5 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gọi 1 HS đọc bài toán vàbắt cặp tìm hiểu đề. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? - Hướng dẫn HS giải toán. H: Muốn tính thời gian tàu đi từ ga HN đến các ga Hải Phòng, Quán Triều , Đồng Đăng, Lào Cai ta làm thế nào? - Yêu cầu HS giải bài. * Hỗ trợ: GV giúp HS cách tính và viết lời giải cho bài toán. Giải Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng : 8 giờ 10 phút - 6 giờ 05 phút = 2 giờ 05 phút Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Lào Cai : (24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Quán Triều : 17 giờ 25 phút - 14 giờ 20 phút = 3 giờ 05 phút Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng : 11 giờ 30 phút - 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút HĐ2 : Sửa bài và trao đổi kinh nghiệm làm bài lẫn nhau ( Dự kiến 6-8 phút) -Yêu cầu HS đổi vở – nêu kết qủa – nhận xét bài làm trên bảng . CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút) Giáo viên nhận xét tiết học . BỔ SUNG: Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT Thời gian:40’ sgk/89 I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Phân tích ưu khuyết điểm chính trong bài làm của học sinh để các em rút kinh nghiệm cho những bài sau. Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, trình bày bài văn tả đồ vật - Biết nhận ra lỗi sai, tự sửa một số lỗi sai cơ bản như chính tả, dùng từ, sắp xếp ý ở mức độ phù hợp. Biết tham gia sửa lỗi chung; tự viết lại đoạn văn cho hay hơn. - Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo, học hỏi điều hay. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ ghi các đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: BÀI CŨ : (3- 4 phút) - Yêu cầu học sinh nêu: HS1. Dàn bài của bài văn tả đồ vật - GV nhận xét và đánh gía BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề (1-2phút) HĐ1: Phân tích yêu cầu của đề và bài làm của HS (Dự kiến 7-8phút ) - GV đưa bảng phụ ghi 5 đề ra trước lớp. -Yêu cầu HS đọc và nêu lại yêu cầu của mỗi đề. Chốt: Chọn tả các nét đặc sắc làm nổi bật về hình dáng, chất liệu , công dụng của mỗi đồ vật đó. - Phân tích ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh a) Nhận xét chung : * Dàn bài: Phân rõ 3 phần, cân đối, hợp lý, đều tập trung vào tả hình dáng, chất liệu , công dụng của mỗi đồ vật ( cái cặp, quyển sách, cái bàn, ) + Cho học sinh quan sát bài văn có bố cục cân đối, sau đó đọc cho học sinh nghe để nhận ra các kết nối về ý giữa mở bài, thân bài, kết bài +Cho học sinh quan sát bài văn có bố cục chưa cân đối, đọc cho học sinh nghe bài văn có phần kết nối giữa mở bài, thân bài, kết luận rời rạc * Sắp xếp ý, chọn ý: có ý song còn thiếu sáng tạo, sắp xếp ý tương đối hợp lý. +Đọc cho học sinh nghe 2-3 bài có cách sắp xếp hợp lý +Một số bài quá nghèo ý, sắp xếp lộn xộn. Dẫn chứng 2 – 3 bài Dùng từ : Đọc cho học sinh nghe có câu văn dùng từ * Viết câu: Dẫn chứng bài văn viết câu chưa đủ bộ phận, chưa rõ ý. * Lỗi chính tả: Sách giày, tít tắc, trên chời, đồng duộng, hãi âu, ( Tự sửa) b) Thông báo kết qủa : HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài: (7- 8 phút) Trả bài cho HS. a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung : - Giáo viên sửa lại cho đúng bằng phấn màu b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài : - Kiểm tra việc sửa lỗi của HS. HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay: (5-6 phút) - GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay. Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra được cái hay, cái đáng học của, bài văn. - Chốt lại những ý hay cần học tập. HĐ4: Thực hành viết lại đoạn văn : (7-9 phút) - Yêu cầu HS đọc bài tập 4 - Yêu cầu HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn. - Yêu cầu HS trình bày. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (3-4 phút). - Nhận xét tiết học, biểu dương HS làm bài đạt điểm cao, những em tích cực tham gia chữa bài. Khoa học SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA Thời gian:35’ sgk/ I. MỤC TIÊU: - Trình bày về sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả. - Phân biệt hoa thụ phấn nhờ, côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. Yêu thích các loài hoa. II. CHUẨN BỊ: -GV: Hình vẽ trong SGK trang 106 , 107 / SGK, phiếu , thẻ từ và sơ đồ hình 3 -HS : Sư tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “ Cơ quan sinh sản . hoa.” ( 3-5 phút) - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : HS1 : Kể tên các loài hoa có cả nhị và nhuỵ? loài hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ? HS2 : Đọc bài học tóm tắt SGK ? -Giáo viên nhận xét,ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ 1: Tìm hiểu về sự thụ phấn ,sự thụ tinh , sự hình thành hạt và qủa ( 12-15 phút) * Tổ chức cho HS thực hành làm bài xử lí thông tin trong SGK -GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 106/ SGK và chỉ vào H1 trao đổi các nội dung sau: +Sự thụ phấn. + Sự thụ tinh . + Sự hình thành hạt và quả. -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi với các nội dung nêu trên. ( Trao đổi ,sau đó dùng bút chì khoanh vào chữ cái câu lựa chọn đúng ) -GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng trong khi trình bày. -Yêu cầu một số nhóm lên trình bày. -GV nhận xét ý trả lời của HS,sau đó trình bày lại 3 nội đã nêu ( Treo hình 1 vừa chỉ vừa nói ) va rút ra kết luận như sgk/106 Đáp án : 1 - a ; 2 – b ; 3 – b ; 4 – a ; 5 – b HĐ2: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình ” (5-6 phút) - GV chia đội , yêu cầu mỗi đội cử 7 thành viên tham gia chơi. - GVphát cho mỗi đội 1 sơ đồ về sự thụ phấn của hoa ( Hình 3) và thẻ từ có ghi sẵn chú thích. - Phổ biến cách chơi : Gắn chú thích vào hình cho phù hợp.Nhóm nào gắn nhanh, chính xác nhom đó thắng cuộc. - GV cùng cả lớp chấm điểm, tuyên dương đội thắng cuộc. HĐ3: Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng , hoa thụ phấn nhờ gío (7-8 phút) - GV phát phiếu cho nhóm bàn -Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau và ghi vào phiếu. H.Trong tự nhiên, hoa có thể thụ phấn được theo những cách nào? H.Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của những hoa thụ phấn nhở sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió? -GV cho hoàn thành vào phiếu và sau đó trình bày. -GV nhận xét, chốt kết quả đúng và cho HS xem hoa sưu tầm mang theo và hoa trong tranh SGK. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, để hấp dẫn côn trùng. Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường tiêu giảm. Tên cây Anh đào, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí, Các loại cây cỏ, lúa, ngô, CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút) -Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. -Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau. KĨ THUẬT LẮP XE BEN(tiết 3) Thực hiện như tiết 25 Toán VẬN TỐC Thời gian:40’ sgk/ I MỤC TIÊU : -HS nắm được khái niệm vận tốc : Đó là quãng đường đi trong 1 đơn vị thời gian . -Biết cách tính vận tốc : lấy quãng đường chia cho thời gian .Rèn kỹ năng đổi số đo thời gian, rèn tính nhẩm. -Vận dụng tốt các bài tập trong SGK . Học sinh cẩn thận khi làm bài. II . CHUẨN BỊ : Mô hình giới thiệu vận tốc (ô tô, xe đạp, xe máy); bảng nhóm ghi hai bài toán ( Phần ví dụ ) III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : Luyện tập chung ( 3-5 phút) Yêu cầu HS làm bài tập sau: Sửa bài – ghi điểm cho HS BÀI MỚI : Giới thiệu bài – Ghi đề ( 1-2 phút) Giáo viên giới thiệu mô hình vận tốc : Gắn 3 mô hình sau: ô tô, xe đạp, xe máy và hỏi xe nào đi nhanh, xe nào đi chậm? Giáo viên ghi tên bài .HS nhắc lại HĐ1 : Hướng dẫn khái niệm vận tốc ( 5-6 phút) -Giáo viên nêu bài toán 1 ( treo bảng phụ) -Gọi học sinh đọc bài toán 1 Học sinh nêu: 4 giờ : 170 km giờ : ? km H : muốn biết trung bình 1 giờ ta làm thế nào? ( Lấy 170 km : 4 ) -Cả lớp giải vào nháp. Trung bình 1 giờ xe đi: 170 : 4 = 42,5 ( km ) Đáp số : 42,5 km Yêu cầu HS nêu : Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km . Ta nói rằng : Vận tốc của ô tô là 42,5 km / giờ . GV giới thiệu cách ghi tắt : 42,5 km / giờ H : Em hiểu thế nào là vận tốc ? GV chốt : Vận tốc là quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô ,sau đó sửa lại cho đúng với thực tế. Thông thường vận tốc của : + Người đi bộ khoảng : 5 km / giờ + Xe đạp khoảng : 15 km/ giờ + Xe máy khoảng : 35 km/ giờ + Ô tô khoảng : 50 km/ giờ GV nêu ý nghĩa khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động HĐ2: Hướng dẫn cách tính vận tốc .(v) ( 6-7 phút) Thảo luận nhóm , nội dung : H :Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? ( Lấy quãng đường chia cho thời gian) Yêu cầu các nhóm tự hình thành công thức . Giáo viên kết luận và đưa ra công thức chính xác nhất: Gọi vận tốc là : v Quãng đường là : s Thời gian là : t v = S : t Yêu cầu HS đọc , tìm hiểu và vận dụng công thức làm bài toán 2 Tóm tắt : t :10giây S : 60 m v : m/giây? Giải Vận tốc của người đó là : 60: 10 = 6 ( m/giây) Đáp số : 6 m/giây HĐ 3: Vận dụng thực hành ( 18-20 phút) Bài 1 -Gọi học sinh đọc đề bài.Yêu cầu học sinh tóm tắt và nêu cách làm. Nhận xét. Bài 2 -Gọi học sinh đọc đề bài.Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải Bài 3 : sgk -Yêu cầu học sinh đọc đề bài.Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải Tóm tắt : S = 400 m ; t = 1phút 20giây v= . M/giây ? Bài giải Đổi : 1phút 20giây = 80 giây Vận tốc người chạy bộ là : 400 : 80 = 5 ( m/giây ) Đáp số : 5 m/ giây Yêu cầu HS đổi vở sửa bài theo hướng dẫn của GV CỦNG CỐ – DẶN DÒ : ( 2-3 phút) Tốc chức trò chơi: Đoán nhanh kết quả: S = 10 km ; t = 2 giờ ; v = ? S = 2 m ;t = 1 phút; v = ? Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính vận tốc Giáo viên nhận xét tiết học.Về nhà làm bài tập và chẩun bị bài : Quãng đường BỔ SUNG: HÁT NHẠC HỌC HÁT:EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA Thời gian:35’ sgk/ A. MỤC TIÊU: -HS hát đúng lời ,nhạc bài hát. -Thể hiện đúng trường độ.Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường. B.CHUẨN BỊ: Nhạc cụ, sách. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1.PHẦN HOẠT ĐỘNG: GV giới thiệu nội dung bài hát. 2.PHẦN HOẠT ĐỘNG: HĐ 1:Dạy hát -GV hát mẫu. -HS đọc lời ca. -GV tập hát từng câu- hs hát (2-3 lần ). -HS hát cả bài. -Hát , kết hợp gõ đệm. HĐ 2:LUYỆN TẬP -Chia nhóm-hát theo nhóm, tổ. -Hát theo dãy, kết hợp gõ đệm. 3.KẾT THÚC: - HS biểu diền. - Nhận xét.

File đính kèm:

  • docGiaoAn Lop 5 Tuan 26.doc
Giáo án liên quan