Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Ôn các số tròn chục 10 , 20 , 90
- Biết đếm xuôi và đếm ngược các số tròn chục.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học :
1.GV : Nội dung bài , bảng phụ ghi bài toán 4( 128).
2.HS : SGK , Vở BT toán 1, các bó chục
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án cả ngày lớp 1 tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh theo cột dọc vào bảng con
- Làm vào SGK – nêu kết quả
- Tính nhẩm – Nêu kết quả
- Đọc bài toán ,viết tóm tắt rồi giải vào vở.
Bài giải
Cả hai thùng đựng số gói bánh là :
20 + 30 = 50( gói bánh)
Đáp số : 50 gói bánh
4. Hoạt động nối tiếp :
a. GV nhận xét giờ
b. Dặn dò : về nhà ôn lại bài
---------------------------------
Thứ tư ngày 26 tháng 2 năm 2014
Tiếng Việt
Vần: UNG, UC, ƯNG, ƯC (t1+2)
-----------------------------
Tự nhiên & Xã hội
CÂY GỖ
I. Mục tiêu :
*Giúp học sinh :
- Kể được tên 1 số cây gỗ và nơi sống của chúng .
- Quan sát , phân biệt và kể tên các bộ phận chính của cây gỗ .
- Nói được ích lợi của cây gỗ
II. Đồ dùng dạy học :
1.Giáo viên : ảnh cây gỗ bài 24
2.Học sinh : SGK
III. các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra :Nêu ích lợi của cây hoa
- Nhận xét .
3. Bài mới :giới thiệu
* Hoạt động 1: Cho học sinh quan sát ảnh cây gỗ
* Mục tiêu : học sinh biết tên các bộ phận của cây gỗ và kể tên các bộ phận của cây gỗ
- Cho học sinh quan sát cây gỗ trong ảnh .
- Cho HS ra sân quan sát cây gỗ .
- Chỉ và nói : rễ , thân , lá của cây gỗ.
- Thân cây gỗ có đặc điểm gì ?
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
*Mục tiêu : Biết ích lợi của cây gỗ .
- Cho HS quan sát hình SGK bài 24.
- Cây gỗ được trồng ở đâu?
- Nêu tên 1 số cây gỗ mà em biết?
- ích lợi của cây gỗ .
- HS hát 1 bài
- Hoa dùng để trang trí và làm nước hoa .. .
- Nhận xét.
- Quan sát cây gỗ.
- Ra sân quan sát cây gỗ quanh sân trường
- Chỉ vào : rễ , thân , lá( nhiều em thực hiện )
- Nhiều em kể : thân cây tròn to , cao , thẳng , cứng …
- Quan sát hình 24 SGK .
- Cây được trồng ở đồi , rừng , ven đường , sân trường .
- Cây xà cừ , bạch đàn , xoan …
- Gỗ để làm nhà , đóng bàn ghế , tủ, bảng …
--------------
Thứ năm ngày 27 tháng 2 năm 2014
Tiếng Việt
Vần: IÊNG, IÊC (t1+2)
---------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu :
* Giúp HS :
- Biết làm tính cộng các số tròn chục
- Tập cộng nhẩm các số tròn chục và giải toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học :
1.GV : Các bó chục que tính
2.HS : Các bó chục que tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2.Ktra bài cũ: gọi HS đọc các số tròn chục.
- Nhận xét
3. Bài mới
*Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS thực hiện vào bảng con
- Nhận xét
*Bài 2 : HS tính nhẩm
- Cho 1 số em nêu miệng – nhận xét
*Bài 3 : luyện giải toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Cho HS giải bài toán vào vở.
*Bài 4: Hướng dẫn cách làm .
- Cho HS thực hiện vào SGK
- HS hát 1 bài
- Đọc: 10 , 20 , 30 , 40 , 50 , 60 , 70 , 80 , 90.
- Đặt tính vào bảng con.
- Thực hiện từ phải sang trái .
- Nêu kết quả - nhận xét.
- Nêu yêu cầu – nêu miệng – nhận xét
- Đọc bài toán ,viết tóm tắt rồi giải vào vở.
Bài giải
Cả hai bạn hái được số hoa là :
20 + 10 = 30( bông hoa)
Đáp số : 30 bông hoa
- Nối kết quả theo mẫu – nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp :
a. GV nhận xét giờ
b. Tuyên dương em có ý thức học tập .
c. Dặn dò : về nhà ôn lại bài
-----------------------------------
Thủ công
CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT ( tiết 1)
I - Mục tiêu :
- Học sinh biết cách cắt , dán hình chữ nhật.
- Rèn cho HS KN sử dụng thành thạo đồ dùng học tập , sử dụng an toàn .
II -Thiết bị dạy học :
1.GV : 1 hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu. 1 tờ giấy kẻ ô ly cỡ lớn
2. HS : Giấy màu , vở kẻ ô ly, bút chì , hồ dán , vở thủ công.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò .
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
- Nhận xét .
3. Bài mới :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu .
- Treo hình vẽ mẫu lên bảng.
- Cho HS quan sát và nêu tên các vật là hình chữ nhật
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách kẻ.
- Giáo viên ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng .Lấy điểm A .Từ điểm A đếm xuống 5 ô lấy điểm C.Từ A và D đếm sang phải 7 ô .Nối 4 điểm lại ta được hình chữ nhật.
- Hướng dẫn cắt hình chữ nhật.
* Cắt theo các cạnh ta được HCN.
- Bôi 1 lớp hồ mỏng , dán cân đối phẳng .
- Thao tác mẫu cho HS quan sát.
**HD kẻ HCN đơn giản .
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại .
- GV làm mẫu .
- Hát 1 bài .
- Mở sự chuẩn bị
- Quan sát và nhận xét mẫu .
- Các vật có hình chữ nhật là: cái bảng lớp , quyển vở , cái bàn …
- Quan sát cô làm mẫu .
- Thực hành trên giấy
- Thao tác thử trên giấy.
- Học sinh nêu lại cách kẻ hình chữ nhật đơn giản.
- Quan sát cô làm mẫu
4. Các hoạt động nối tiếp :
a.Giáo viên nhận xét giờ .
b.Dặn dò : về nhà chuẩn bị cho bài sau .
--------------------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 2 năm 2014
Tiếng Việt
Vần: UÔNG, UÔC, ƯƠNG, ƯƠC (t1+2)
---------------------------
Toán
TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. MỤC TIÊU
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục ; biết giải toán có lời văn
+ Làm bài tập: 1,2,3.
-KNS : học sinh tích cực, chủ động trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC
- Bảng phụ, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng làm . cả lớp làm vào bảng con
GV nhận xét sửa chữa và cho điểm
2.Bài mới
HĐ1: Giới thiệu cách trừ hai số tròn chục
- GV thao tác mẫu và hướng dẫn HS cách thao tác trên que tính
- GV vừa gắn 5 bó que lên và cho HS cũng xếp 5 bó que tính trên mặt bàn và hỏi :
+ Trên bảng có tất cả mấy chục que tính?
+ Số 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
GV vừa ghi vào bảng nêu tiếp :
+ Cô vừa lấy đi mấy bó que tính 1 chục ?
+ Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
+ Nếu bớt đi ta làm phép tính gì? Còn lại bao nhiêu que tính ?
+ Muốn thực hiện phép tính trừ 50 - 20 ta cần làm gì?
+ Cũng giống như phép cộng ta cần lưu ý gì khi viết các số theo cột dọc ?
+ Thực hiện từ đâu qua đâu ?
+ Lấy mấy trừ mấy , viết mấy ?
GV gọi HS nhắc lại công thức trừ nhiều lần
+ Vậy 50 – 20 bằng mầy mấy ?
HĐ2: Thực hành
* Bài 1: Tính :
+ GV yêu cầu học sinh tự làm bài
- GV lưu ý các em cách đặt tính
Bài 2: Tính nhẩm
+ GV yêu cầu học sinh tự làm bài
- GV lưu ý các em cách đặt tính
Bài 3 Bài toán
-Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và giải bài toán
GV nhận xét sửa chữa cho từng nhóm
Bài 4: Điền dấu >, < ,=
-Yêu cầu tự làm bài
3.Củng cố và dặn dò:
- Dặn các em về nhà làm bài tập trong vở bài tập
* HS làm
20 + 20 = 40 80 + 10 = 90 60 + 30 = 90
80 + 10 = 90 40 + 50 = 90 30 + 30 = 60
30 + 60 = 90
* HS làm theo hướng dẫn của GV
+ Có 5 chục que tính
+ Số 50 có 5 chục và 0 đơn vị
+ Lấy đi 2 bó que tính 1 chục
+ Gồm 2 chục và 0 đơn vị
-
CHỤC
ĐƠN VỊ
5
2
0
0
3
0
+ Làm phép tính trừ 50 - 20 = 30
+ Cần đặt tính
+ Viết các số thẳng hàng với nhau
+ Thực hiện từ phải qua trái
+
-
50 * 0 trừ 0 , bằng 0 , viết 0 l 0 trừ 0 bằng 0 viết 0
20 * 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
30
- 50 – 20 = 30
-Làm bài vào vở
-Đổi vở kiểm tra 60 - -
Tương tự bài 1
- HS nêu kết quả
Hs tóm tắt và giải
Đổi vở kiểm tra
50 -10 > 20 40 - 10 < 40
30 = 50 -20
---------------------
NGLL
Chủ đề: Mừng Đảng – Mừng xuân
TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VÀ GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Về nhận thức: Hs nắm được một số truyền thống của dân tộc ở địa phương nơi các em đang sinh sống.
2. Về thái độ, tình cảm: Biết được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc.
3. Về kĩ năng hành vi: Thực hiện tốt việc giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
-Vài nét về truyền thống văn hoá của dân tộc.
- Một số câu hỏi về giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
2. Hình thức:
- Trao đổi, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
a. Giáo viên:
-Một vài nội dung về truyền thống văn hoá dân tộc.
- Một số câu hỏi để thảo luận:
Trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?
Ở địa phương em đang ở có những dân tộc nào sinh sống?
Dân tộc tại chỗ ở địa phương em là dân tộc nào?
Nghề truyền thống của dân tộc ở địa phương là nghề gì?
b. Học sinh:
-Một số tiết mục văn nghệ về Đảng và mùa xuân.
2. Tổ chức:
- Gv thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Cả lớp cùng hát bài hát “ Bầu trời xanh”
a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Đất nước chúng ta vốn có truyền thôùng tốt đẹp. Chúng ta cần phát huy và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp đó. Đó chính là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
b. Giới thiệu chương trình hoạt động:
- Nghe giới thiệu.
- Thảo luận.
- Văn nghệ.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: nghe giới thiệu.
- Gv giới thiệu những truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
b. Hoạt động 2: Thảo luận.
-Gv lần lượt nêu câu hỏi thảo luận.
-Hs vận dụng những kiến thức vừa được nghe để trả lời câu hỏi.
- Cả lớp bổ sung.
c. Hoạt động 3: văn nghệ.
- Lần lượt hs lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩ bị
- Tuyên dương những tiết mục văn nghệ tốt.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Nhận xét kết quả hoạt động và dặn chuẩ bị cho chủ điểm tháng sau.
------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Học sinh thấy rõ ưu, khuyết điểm trong tháng
-Triển khai nội dung công tác tháng sau
- Giáo dục học sinh ý thức tự quản, ý thức học tập tự giác
II. Cách tiến hành:
1. ổn định: Hát
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập, sách vở. Vở ghi các môn
3. Sơ kết tháng :
a. Học sinh phản ánh kết quả rèn luyện tuần tới
b. Giáo viên nhận xét:
- Tổng hợp kết quả cả tuần 24
+ Nền nếp: Có tiến bộ song còn chậm nhất là giờ truy bài.
+ Học tập: Tương đối tốt
+ Lao động, vệ sinh: Tốt.
4. Phương hướng tuần 25
- Thi đua học tập lập thành tích chào mừng ngày quốc tế PN 8/3
- Tham gia đọc và làm theo báo đội.
- Nâng cao chất lượng học tập.
- Đẩy mạnh củng cố nền nếp.
- Tham gia kế hoạch hoạt động chào mừng ngày 8/3
----------------------------------
File đính kèm:
- Giao an tuan 24 lop 1 Van.doc