I- Mục tiêu :
- Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng hai bài thơ Ngắm trăng - Không đề
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn iêu , iu .
-Giáo dục HS tính cẩn thận,tự tin
II– Chuẩn bị :
- Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b.
III- Các hoạt động dạy-học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc cho HSY viết các từ : vì sao , năm sao , xứ sở , xinh xắn dí dỏm
- Nhận xét , cho điểm từng học sinh .
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe – viết chính tả.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- Nêu nội dung hai bài thơ
- Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: hững hờ , tung bay , xách bương .
- Cho HS viết chính tả .
- Cho HS soát lại .
- Hướng dẫn HS chấm chữa bài
11 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh :
- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo khối lượng .
- Rèn kỉ năng đổi đơn vị đo khối lượng.
- Giải bài toán có liên quan đến đại lượng
-Giáo dục HS tự tin ham học toán.
II – Chuẩn bị :
- GV : SGK,bảng phụ.
- HS : SGK,VBT
III- Các hoạt động dạy-học :
1. Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
- Gọi 2 HSTB lên bảng , yêu cầu các em giải các bài tập ôn luyện thêm ở tiết trư\ớc .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
* Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2.
- Viết lên bảng 3 phép đổi sau:
yến = kg
7 tạ 20 yến = kg
1500 kg = tạ
- Yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài
Bài 3
- Nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh.
- Chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4.
-Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp
- Hỏi: Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài trước lớp.
Bài 5
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét kết quả , tinh thần và thái độ học tập của HS .
-Về nhà hoàn chỉnh bài tập
- Nhận xét tiết học :
Rút kinh nghiệm:
****************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU.
I- Mục tiêu :
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu
( trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? )
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
-Giáo dục HS giữ gìn trong sáng Tiếng Việt.
II - Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở bài tập 2 3 ( Phần nhận xét )
- 1 tờ phiếu ghi nội dung BT 1,2 ( Phần luyện tập )
III- Các hoạt động dạy-học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HSTB nêu lại bài tập 2 và 4 ở tiết trước ( bài MRVT : Lạc quan – Yêu đời )
- Nhận xét , ghi điểm cho HS .
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
* HĐ1: Phần nhận xét.
Bài tập 1, 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Giao việc và cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét + chốt lại lời giải đúng :
+Trạng ngữ in nghiêng trong câu ( Để dẹp nỗi bực mình) trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ?
+ Trạng ngữ đó nhằm bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu
* HĐ2: Ghi nhớ.
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Cho HS học thuộc lòng phần ghi nhớ .
* HĐ3: Phần luyện tập
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1
- Giao việc : Gạch chân các trạng ngữ chỉ mục đích trong câu .
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét chung cho HS chữa bài .
Bài tập 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- Hướng dẫn : Chon từ thêm vào chỗ trống cho thích hợp .
Dán 3 băng giấùy lên bảng .
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét chung cho HS chữa bài .
Bài tập 3 a :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 3a
- Nhắc HS đọc kĩ đoạn văn , chú ý câu hỏi mở đầu mỗi đoạn để thêm đúng chủ ngữ và vị ngữ
vào sau câu có trạng ngữ chỉ mục đích ( được in nghiêng ) cho hoàn chỉnh câu văn .
- Cho HS quan sát tranh minh họa và làm bài.
- Cho HS nối tiếp nhau trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét chung cho HS chữa bài , khen những em đặt câu đúng .
3. Củng cố ,dặn dò :
- Trạng ngữ chỉ mục đích có tác dụngï gì trong câu ? Trạng ngữ ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi nào ?(TB,K)
- Xem trước bài MRVT: Lạc quan – Yêu đời
- GV nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
********************************************************************************
Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2009
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I- Mục tiêu :
1- Rèn kĩ năng nói :
- HS biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện ( đoạn truyện ) đã nghe ,đãđọc có nhân vật , ý nghĩa nói về tinh thần lạc quan , yêu đời .
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
2- Rèn kĩ năng nghe : HS chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
II - Chuẩn bị :
- Một số truyện viết về tinh thần lạc quan yêu đời .
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và dàn ý kể chuyện .
III- Các hoạt động dạy-học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HSTB,K:
- Kể lại câu chuyện Khát vọng sống và nêu ý nghĩa câu chuyện .
- GV nhận xét,ghi điểm
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : GV nêu yêu cầu tiết học
* HĐ1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện .
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài .
- Cho HS đọc đề bài .
Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã được nghe , được đọc về tinh thần lạc quan , yêu đời .
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK
- Nhắc HS :
+ Qua gợi ý 1 có thể thấy người lạc quan , yêu đời không nhất thiết phải là người gặp hoàn
cảnh khó khăn hoặc không may . Đó có thể là một người biết sống vui , sống khoẻ – ham thích thể thao , văn nghệ , ưa hoạt động , ưa hài hước . Phạm vi đề tài vì vậy rất rộng . Các em có thể kể về các nghệ sĩ hài như vua hề Sác – lô , Trạng Quỳnh , các nhà thể thao ,
+ Hai nhân vâït được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 , 2 đều là nhân vật trong SGK . Các em có
thể kể về nhân vật đó . Nhưng rất đáng khen nếu các em tìm được chuyện kể ngoài sách giáo khoa .
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể .
b) Cho HS thực hành ke åchuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn dàn ý câu chuyện .
- Nhắc HS kể chuyện phải có đầu , có cuối thì các bạn mới hiểu được . Kể tự nhiên , hồn nhiên . Cần kết truyện theo lối mở rộng – nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu
chuyện để các bạn cùng trao đổi
Với những truyện khá dài , các em có thể chỉ kể một hai đoạn , dành thời gian cho các bạn khác được kể .
- Cho HS theo dõi đánh giá bài kể của bạn .
3. Củng cố ,dặn dò :
- Những câu chuyện các em vừa kể thuộc chủ đề gì
- Trong các truyện đó , truyện nào hay nhất ? Em thích nhất truyện nào ?(TB)
-HS đọc trước nội dung của bài tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở tiết sau .
- Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
****************************************
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG ( tiếp theo )
I- Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán về đơn vị đo thời
gian
- Rèn cho HS tư duy lôgic và tính chính xác trong học tập môn toán
-Giáo dục HS tự tin ham học toán.
II– Chuẩn bị :
-GV : SGK,bảng phụ.
-HS : SGK,VBT I.
III- Các hoạt động dạy-học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HSTB,Y lên bảng , yêu cầu các em giải các bài tập ôn luyện thêm ở tiết trước .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về đại lượng đo thời gian và giải các
bài toán liên quan đến các đơn vị đo thời gian.
* Hướng dẫn ôn tập
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Viết lên bảng 3 phép đổi sau:
420 giây = phút
3 phút 25 giây = giây
thế kỉ = năm
- Yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
- Nhận xét các ý kiến của HS và thống nhất cách làm như sau:
420 giây = phút
3 phút 25 giây = giây
thế kỉ = năm
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy
nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài
Bài 3
- Nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh.
- Chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc bảng thống kê một số hoạt động của bạn Hà.
- Lần lượt nêu từng câu hỏi cho HS trả lời trước lớp:
+ Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút ?
+ Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu ?
+ Nhận xét câu trả lời của HS, có thể dùng mặt đồng hồ có thể quay được các kim và cho HS
kể về các hoạt động của bạn Hà, hoặc của em. Vừa kể vừa quay kim đồng hồ đến giờ chỉ hoạt động đó.
Bài 5.
- Yêu cầu HS đổi các đơn vị đo thời gian trong bài thành phút và so sánh.
- Kiểm tra vở một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS
3. Củng cố ,dặn dò :
- Nhận xét kết quả , tinh thần và thái độ học tập của HS .
-Về nhà hoàn chỉnh bài tập
- Nhận xét tiết học :
Rút kinh nghiệm:
********************************************************************************
Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2009
NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 1 tháng 5 năm 2009
NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5
Hết tuần 33
********************************************************************************
File đính kèm:
- Tuan 33.doc