I/ Mục đích yêu cầu
A. Mục tiêu chung:
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng (Ang – co Vát, Cam- pu- chia), chữ số La Mã (XII-mười hai)
- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng rõ ràng chậm rãi, tình cảm kính phục.
- Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài: ca ngợi Ang –co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam –pu -chia.
- GDHS tinh thần ham tìm hiểu, khám phá những cảnh đẹp của đất nước và thế giới.
B. Mục tiêu riêng: HS đọc, viết được câu đầu của bài.
II/ Đồ dùng dạy học
- Ảnh khu đền Ang-co Vát trong SGK
III/ Hoạt động dạy học
1. Bài cũ :
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới:
16 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 : Sống bình thường.
Hộp 4: Sẽ chết trước tiên.
Hộp 5: Sống không khoẻ mạnh.
- GV hướng dẫn lớp nêu kết luận như mục Bạn cần biết ở SGK.
3. Củng cố- Dặn dò:
. Kể tên các điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần SGK
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà coi lại bài. Chuẩn bị bài sau.
****************************************
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( tiếp theo )
I.Mục tiêu:
A. Mục tiêu chung:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9
- HS áp dụng kiến thức vào làm bài tập.
B. Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng chia 7
II. Hoạt động dạy -học :
1. Bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét .
2. Bài mới:
*. Giới thiệu bài: ghi bảng.
*. Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu- tìm hiểu đề- làm bài vào vở.
- GV nhận xét , sửa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nhận xét, sưả bài
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu: Tìm x, biết 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5..
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nhận xét, sưả bài
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiêt học.
- Về làm bài tập 4,5
****************************************
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1)
- Biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2)
- Bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3)
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Gọi 2-3 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích ( BT 3 / tiết trước)
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
*. Giới thiệu bài
*. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu đọc thầm bài Con chuồn chuồn nuớc xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu ý kiến . Lớp nhận xét, theo dõi, bổ sung .
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
* Đoạn 1: “Ôi chao! đang còn phân vân”.
Ý chính: Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc ở một chỗ
* Đoạn 2: “Rồi đột nhiên cao vút”.
Ý chính : Tả chú chuồn chuồn nước lúc cất cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu làm việc theo cặp
- Gợi ý HS cách sắp xếp câu theo trình tự hợp lí khi miêu tả. Đánh số 1, 2, 3 để liên kết các câu theo thứ tự thành đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh . Nhận xét
- Gv nhận xét, chốt ý đúng:
Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lóng lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp
Bài 3
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
GV lưu ý HS: Đoạn văn đã có câu mở đoạn cho sẵn . Viết tiếp các câu sau bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống như : thân hình, bộ lông, cái mào, để thấy chú gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp như thế nào .
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Nhận xét. Sửa lỗi dùng từ, đặt câu – Ghi điểm
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Hoàn thành tiếp đoạn văn, viết vào vở.
- Chuẩn bị: “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật”
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009
Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu?).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); Biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).
- HS vận dụng vào học tốt Tiếng Việt.
II.Hoạt động dạy- học:.
1. Bài cũ: Trạng ngữ.
- Đọc lại BT2.
- Nêu ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài – ghi bảng
*HĐ1:. Phần nhận xét
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1,2.
- GV nhắc HS: Trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó, tìm trạng ngữ.
- Cho HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Gọi 1 HS lên bảng gạch.
- GV nhận xét- chốt lời giải đúng:
BT1: Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nơi chốn cho câu:
+ Trước nhà, mấy cây hoa giấy// nở tưng bừng.
+ Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên các đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu//vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
BT2: Đặt các câu hỏi cho trạng ngữ vừa tìm được.
+ Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
+ Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4. Luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài.
- Cho HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại:
+ Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
+ Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
+ Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS suy nghĩ làm bài.
- Sau đó cho 3HS đại diện lên làm trên bảng
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
b) Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
c) Ngoài vườn, hoa đã nở.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
H. Bộ phận cần điền để hoàn thiện câu văn là bộ phận nào?
- Cho HS suy nghĩ làm bài – gọi 4 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
VD:
a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.
b) Trong nhà, em bé đang ngủ say.
c) Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người.
d) Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. Làm lại BT 3 vào vở
****************************************
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu :
A. Mục tiêu chung: Giúp HS ôn tập về:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện
- Giải được các bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ
B. Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng chia 8
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
2. Bài mới :
*. Giới thiệu bài – Ghi bảng
*. HD HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc đề
- Nêu cách đặt tính
- Gọi 2 HS làm bảng. Lớp làm bài vào vở
Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Tìm x
- Nêu yêu cầu
- Nêu cách tìm x (số hạng, số bị trừ)
- Yêu cầu làm bài vào vở
- Nhận xét – Ghi điểm
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS áp dụng một số tính chất đã học để giải toán
- Cho HS làm bài vào vở
Bài 5:
- Gọi 1 HS đọc đề
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở
- Nhận xét – Ghi điểm
3. Củng cố - Dặn dò:
- Làm các bài còn lại.
- Chuẩn bị : “ Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ( Tiếp theo )
****************************************
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, 2)
- Quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT 3).
- GDHS ý thhức yêu mến và chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh các con vật mình yêu thích. Bảng phụ viết nội dung BT 1
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ :
H: Đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của con vật.
H: Đọc đoạn văn miêu tả hoạt động cuả con vật.
2. Bài mới :
*. Giới thiệu bài – Ghi bảng
*. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1, 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu đọc đoạn văn dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ miêu tả những bộ phận của con vật .
- Gọi HS nêu những bộ phận được miêu tả và những từ ngữ miêu tả bộ phận đó.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng ghi bảng theo các cột:
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hai tai
Hai lỗ mũi
Hai hàm răng
Bờm
Ngực
Bốn chân
Cái đuôi
To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
Ươn ướt, động đậy
Trắng muốt
Được cắt rất phẳng
Nở
Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên mặt đất
Dài, ve vẩy hết sang phải rồi lại sang trái
Bài 3: Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó
- Yêu cầu HS tự làm bài – 2 HS làm bài vào giấy khổ to
Gợi ý: Có thể dùng dàn ý quan sát của bài trước. Chú ý sử dụng màu sắc thật đặc trưng để phân biệt được con vật này với con vật khác.
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài, GV sửa cách dùng từ, lỗi ngữ pháp, đặt câu
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm
- Nhận xét, ghi điểm HS có bài viết tốt
3. Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống lại bài – Nhận xét tiết học.
- Hoàn thành đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật, viết vào vở.
Hết tuần 31
********************************************************************************
File đính kèm:
- Tuan 31.doc