I/ Mục tiêu:
-HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
2.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: Lắp xe nôi.
* HĐ3: HS thực hành lắp xe nôi .
a/ HS chọn chi tiết
-GV cho HS chọn đúng và đủ chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp.
-GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe nôi.
15 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS ghi kết quả quan sát vào vở
- GV kẻ bảng, gọi HS đọc kết quả quan sát, GV ghi nhanh vào bảng
Bài 4: HĐ cá nhân, làm vào vở.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi bảng
Hoạt động của con mèo
- luôn quấn quýt bên người
- nũng nịu dụi đầu vào chân em như đòi bế
- ăn nhỏ nhẹ, khoan thai, từ ngoài vào trong
- bước đi nhẹ nhàng, rón rén
- nằm im thin thít rình chuột
- vờn con chuột đến chết mới nhai ngau ngáu
- nằm dài sưởi nắng hay lấy tay rửa mặt
3. Củng cố, dặên dò :
- Dặn HS về nhà dựa vào các kết quả quan sát hoàn thành hai đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt động của con chó hoặc con mèo và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 10 tháng 4năm 2009
Luyện từ và câu :
CÂU CẢM
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu cảm. Nhận diện được câu cảm.
- Biết chuyển các câu kể thành câu cảm.
- Biết sử dụng câu cảm trong các tình huống cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn 2 câu văn:
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
- A! Con mèo này khôn thật!
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng.
- Nhận xét và ghi điểm từng HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
*HĐ1: Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1, 2, 3: Trao đổi theo cặp.
- Hai câu văn trên dùng để làm gì?
- Cuối các câu văn trên có dấu gì?
Kết luận: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật khi viết cuối câu cảm thường có dấu chấm than
*HĐ2: Ghi nhớ: Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Gọi HS đặt câu khiến để minh họa cho ghi nhớ. GV chú ý sửa lỗi dùng từ.
*HĐ3: Luyện tập
Bài 1: HĐ cá nhân, tự làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
. Con mèo này bắt chuột giỏi
- Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!
b. Trời rét
- Ôi! Trời rét quá!
- Chà, trời rét thật!
- Ôi chao, trời rét quá!
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Gọi HS trình bày. GV sửa chữa cho từng HS. GV ghi nhanh các câu cảm HS đặt lên bảng.
a. – Chà, cậu ấy giỏi thật!
- Trời, cậu thật là giỏi!
- Bạn giỏi quá!
- Bạn siêu quá!
- Bạn thật là tuyệt!
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Gợi ý: Muốn biết câu cảm bộc lộ cảm xúc gì trước hết các em phải đọc đúng giọng của câu đó, đặt mình vào tình huống ấy và có thể đặt câu đó trong những tình huống cụ thể.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét từng tình huống của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu cảm dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu cảm?
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, tập đặt câu cảm hoặc viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu cảm và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
****************************************
Toán :
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
- Biết cách tính độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tế bàng thước dây, ví dụ: đo chiều dài bảng lớp, đo chiều dài, chiều rộng phòng học, . . .
- Biết xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách giống thẳng hàng các cọc tiêu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: 1 thước dây cuộn, một cọc móc, một số cọc tiêu.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một phiếu ghi kết quả thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ khi biết độ dài trong thực tế và tỉ lệ bản đồ.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới:
- Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.
- GV yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành.
*HĐ1:Hướng dẫn thực hành tại lớp:
a. Đo đoạn thẳng trên mặt đất
GV chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
- GV nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.
- GV nêu yêu cầu: làm thế nào đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B?
- GV kết luận cách đo đúng như SGK:
+ Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
+ Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
- GV và 1 HS thực hành đọ độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
b. Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SGK và nêu:
+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+ Cách gióng cọc tiêu như sau:
♦ Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định.
● Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt nheo mắt còn alị và nhìn vào cọc tiêu thứ nhất . nếu:
* Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hành.
* Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng.
*HĐ2: Thực hành ngoài lớp học
- GV phát cho mỗi nhóm một phiếu thực hành.
- GV nêu yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu HS thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
- GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS, ở yêu cầu thực hành đóng 3 cọc tiêu thẳng hàng, GV kiểm tra luôn sau khi HS đóng cọc.
*HĐ3: Báo cáo kết quả thực hành
- GV cho HS vào lớp thu phiếu của các lớp và nhận xét về kết quả thực hành của từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm HS tích cực làm việc, có kết quả tốt. Nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
****************************************
Tập làm văn :
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU :
- Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: phiếu khai báo tạm trú tạm vắng.
- Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú tạm vắng.
- Giáo dục HS vận động và nhắc nhở người thân khi đi đâu hoặc đến đâu muốn ở một thời gian cần khai báo tạm trú, tạm vắng kịp thời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng in sẵn cho từng HS.
- Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng phóng to dán trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát phiếu khai báo tạm trú tạm vắng và hỏi: đây là gì? Kết hợp giới thiệu bài.
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 HĐ cá nhân, làm trên phiếu.
- Treo tờ phiếu và hướng dẫn HS cách viết
- Chữ viết tắt CMND có nghĩa là chứng minh nhân dân. Bài tập này đặt trong một tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Để hoàn thành đúng phiếu , em phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Hai mẹ con đến chơi nhà ai? Họ tên chủ hộ là gì? Địa chỉ ở đâu?
+ Nơi xin tạm trú là phường hoặc xã nào, thuộc quận hay huyện nào, ở tỉnh hoặc thành phố nào?
+ Lí do hai mẹ con đến?
+ Thời gian xin ở lại là bao lâu?
- GV chỉ vào từng mục trong phiếu, hướng dẫn và ghi mẫu.
+ Mục họ và tên chủ hộ: ghi tên chủ hộ (theo hộ khẩu) của gia đình bà con hai mẹ con em đến chơi.
+ Mục địa chỉ: em phải ghi địa chỉ của người họ hàng mà mình đến chơi.
+ Mục 1: ghi họ và tên mẹ em.
+ Mục 2: Ghi ngày, tháng, năm sinh của mẹ em.
+ Mục 3: Ghi nghề nghiệp và nơi làm việc của mẹ em (nếu mẹ không đi làm ở đâu thì ghi là nội trợ, ở nhà).
+ Mục 4: Ghi số giấy chứng minh nhân dân của mẹ em.
+ Mục 5: Ghi thời gian xin tạm trú (từ ngày, tháng nào đến ngày, tháng nào).
+ Mục 6: Ghi địa chỉ (theo hộ khẩu) của mẹ con em chứ không khai đi đâu vì đây là khi tạm trú, không khai tạm vắng.
+ Mục 7: Ghi lí do tạm trú là đến chơi.
+ Mục 8: Ghi quan hệ của mẹ em với chủ hộ: có họ hàng với nhau như thế nào?
+ Mục 9: Ghi họ tên em.
+ Mục 10: Ghi ngày, tháng, năm em viết phiếu tạm trú.
+ Phần cuối (cán bộ đăng kí – chủ hộ) là việc của chủ hộ và cán bộ đăng kí tạm trú, tạm vắng.
- Yêu cầu HS tự làm phiếu, sau đó đổi phiếu cho bạn bên cạnh chữa bài.
- Gọi 1 số HS đọc phiếu. Nhận xét và cho điểm HS viết đúng.
Bài 2 HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS phát biểu.
* Kết luận: Khai báo tạm trú, tạm vắng là thủ tục về quản lý hộ khẩu.
3. Củng cố, dặên dò :
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách điền vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng và ghi lại kết quả quan sát các bộ phận của con vật mà em yêu thích, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
Hết tuần 30
********************************************************************************
File đính kèm:
- Tuan 30.doc