I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Nắm được nội dung chính của bản tin : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
2 – Kĩ năng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICECF ( uy-ni-xép, đã học ở cuối học kì 1 ) .
- Biết đọcbài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
3 – Thái độ : Bồi dưỡng nhận thức đúng về an toàn giao thông của HS.
II .ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về an toàn giao thông.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Kiểm tra bài cũ : Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ.
- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc bản tin có tên gọi Vẽ về cuộc sống an toàn . Đây là một bản tin đăng trên báo Đại đoàn kết, thông basó về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh với chủ đề Em muốn sống an toàn . Qua bài đọcm này, các em sẽ thấy nhận thức và khả năng hội hoạ của thiếu nhi Việt Nam thể hiện như thế nào. Bài đọc còn giúp các em hiểu thế nào là một bản tin, nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin.
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 3 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn.
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS.
15 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc.
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau
********************************************************************************
Thứ năm ngày 26 tháng 02 năm 2009
Khoa Học
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tiếp theo)
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người và động vật.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 96,97 SGK.
- Một khăn tay sạch có thể bịt mắt.
- Tấm bìa có kích thước bằng 1/2 hoặc 1/3 khổ A 4.
- Phiếu học tập.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
- Nhận xét
2.Bài mới:
* HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người
- Yêu cầu HS tìm VD về vai tò của ánh sáng đối với đời sống con người?
- Nêu những bảng con lên cho cả lớp xem.
- Em hãy chia vai trò của ánh sáng đối với con người thành 2 loại: Vai trò đối với với việc nhìn thấy và đối với sức khoẻ con người.
- GV: Aùnh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất bao gồm nhiều loại tia khác nhau. Trong đó có một loại tia có thể giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu.
- GV kết luận: Như mục “Bạn cần biết”
* HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật
- Chia nhóm và phát phiếu thảo luận:
1.Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
2.Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
3.Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
4.Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: Như mục “Bạn cần biết”
3.Củng cố-Dặn dò:
- Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động vật?
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
****************************************
Toán
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (tiếp theo)
I – MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Nhận biết phép trừ hai phân số khác mẫu số .
- Biết cách trừ hai phân số khác mẫu số .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS sửa bài tập ở nhà.
- Nhận xét phần sửa bài.
2.Bài mới :
* HĐ1: Hình thành phép trừ hai phân số khác mẫu số.
- HS nêu ví dụ trong SGK
- Ghi bảng:
-
- GV: Muốn thực hiện phép tính trừ ta phải làm như thế nào?
- GV cho HS quy đồng hai phân số.
- = - =
- GV: Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- Nhận xét: Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.
* HĐ2: Thực hành
* Bài 1: Tính
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS lên bảng nêu cách làm
* Bài 2: Tính
- Lưu ý HS chỉ cần quy đồng phân số có mẫu số nhỏ bài a, b, c. Bài c rút gọn một phân số rồi tính. HS tự làm bài vào vở. Sửa bài
* Bài 3:
- HS nêu bài toán, tóm tắt, giải bài toán
- Một HS lên bảng làm bài
- Sửa bài
3.Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
****************************************
Tập Làm Văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
- Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối , học sinh luyện tập viết một số đoạn văn hoàn chỉnh .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hỏi: Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối?
- HS phát biểu
- GV chốt lại:
Đoạn 1: thuộc phần mở bài.
Đoạn 2,3: thuộc phần thân bài.
Đoạn 4: thuộc phần kết luận.
* Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh, suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở
- Lưu ý HS : Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung chưa được hoàn chỉnh. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ()
Mỗi em cố gắng hoàn chỉnh cả 4 đoạn.
- GV phát phiếu cho vài HS làm trên phiếu.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1 các em đã hoàn chỉnh.
- HS giỏi đọc cả 4 đoạn của bài
- GV nhận xét. Tiếp tục như thế cho đoạn 2,3,4.
- GV tuyên dương những HS làm đầy đủ 4 đoạn
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 27 tháng 02 năm 2009
Luyện Từ Và Câu
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ .
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Học sinh nắm được VN trong câu kể kiểu Ai là gì? Các từ làm vị ngữ trong kiểu câu này.
2. Xác định được VN của câu kể Ai là gì ? trong câu văn, đoạn thơ ; đặt được câu kể Ai là gì ? từ những VN đã cho .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ.
- Bìa ghi các từ ngữ ở bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Câu kể “Ai, là gì”.
- HS đọc thầm giới thiệu các thành viên có trong ảnh gia đình
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
*.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu – ghi bảng.
.* HĐ1: Phần nhận xét
* Yêu cầu 1: Tìm câu kể kiểu “Ai, là gì?” trong đoạn văn.
- HS đọc đoạn văn
+ Đoạn văn này có mấy câu?
+ Câu nào có dạng Ai là gì?
- Thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi trên.
- Lưu ý: Câu “Em là con nhà ai... thế này? à là câu hỏi, không phải câu kể.
* Yêu cầu 2: Xác định vị ngữ trong câu trên.
- Thảo luận nhóm đôi. GV hỏi
+ Bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
+ Bộ phận đó gọi là gì?
* Yêu cầu 3: Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai – là gì?
- HS trả lời
* HĐ2: . Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* HĐ3: .Luyện tập
* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm
- GV nhắc nhở: Tìm câu kiểu “Ai – là gì” trong những câu thơ sau đó xác định vị ngữ.
- HS trao đổi nhóm.
- HS phát biểu
* Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân: Nối bằng viết chì vào SGK.
- HS lên bảng dùng các bìa ghi từ ngữ ghép lại thnàh câu.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét.
* Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân.: HS viết vào vở nháp.
- HS nêu câu đã làm.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét.
- GV giúp HS chữa bài
3. Củng cố – dặn dò:
- Chuẩn bị bài: chủ ngữ trong câu kể ai là gì ?.
****************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Củng cố, luyện tập phép trừ hai phân số .
- Biết cách trừ hai, ba phân số .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS sửa bài tập ở nhà.
- Nhận xét phần sửa bài.
2.Luyện tập.
* Bài 1: Tính
- Cho cả lớp làm bài, sau đó cho đổi vở để HS tự kiểm tra.
* Bài 2: Tính
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 3: Tính theo mẫu
- Lưu ý HS phải viết một số tự nhiên thành phân số sau đó mới thực hiện tính trừ hai phân số đó. HS làm bài theo nhóm. Sau đó sửa bài
* Bài 4:
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài toán, nhấn mạnh rút gọn trước khi tính.
- HS tự làm vào vở và kiểm tra chéo nhau
* Bài 5: Giải toán
- HS đọc đề toán, nêu tóm tắt bài toán rồi cho HS tự làm
3.Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
****************************************
Tập Làm Văn
TÓM TẮT TIN TỨC .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
1- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức , cách tóm tắt tin tức .
2- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
* HĐ1: Hướng dẫn phần nhận xét.
* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS đọc thầm bản tin. Xác định đoạn của bản tin.
- HS trao đổi với bạn, thực hiện yêu cầu câu b, viết vào vở
- Đối với câu b, GV dán tờ giấy ghi phương án trả lời (mẫu)
Đoạn
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
1
2
3
4
Câu c: GV yêu cầu HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin.
* Bài tập 2:
- GV hỏi , HS phát biểu
* HĐ2: Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
- GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ.
* HĐ3: Phần luyện tập
* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập. HS suy nghĩ và làm bài tóm tắt bản tin.
- GV phát phiếu cho vài HS, sau đó dán lên bảng.
- HS phát biểu ý kiến. Nhận xét
* Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS phát biểu ý kiến
- Yêu cầu HS cần tóm tắt bản tin theo cách thứ hai: trình bày bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Hết tuần 24
********************************************************************************
File đính kèm:
- Tuan 24.doc