Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 20

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 1. Kiến thức

 - Hiểu các từ ngữ mới trong truyện : quả núc nác, túng thế.

 - Hiểu nghĩa câu truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

 2. Kĩ năng

 - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.

 - Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần HS địa phương dễ phát âm sai.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

 3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.

 * Đọc đúng, mạch lạc. Nắm được nội dung, ý nghĩa cu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 

doc14 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét , đánh giá đúng lời kể II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện) Truyện về người có tài Giấy khổ tó viết dàn ý KC. Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III-HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới * Giới thiệu bài * HĐ 1: Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài - Yêu cầu hs đọc đề bài, gợi ý 1, 2. - Lưu ý HS: + Tài năng có thể trong các lĩnh vực khác nhau (trí tuệ, sức khoẻ). + Chuyện HS có thể có hoặc không có trong SGK. - Yêu cầu HS tự giới thiệu câu chuyện mình sắp kể. * HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs : + Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể. + Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc). + Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn. - Yêu cầu HS đọc lại dàn ý kể chuyện - Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS thi kể trước lớp. Cả lớp đặt câu hỏi cho bạn - Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau. **************************************** Khoa Học BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I-MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết: - Những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch. * Giảm: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 80,81 SGK. - Tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí (sưu tầm). - Giấy A0 cho các nhóm, bút màu cho mỗi học sinh. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: - Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí? 2. Bài mới: * HĐ 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch - HS làm việc theo cặp, quan sát hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi. - Gọi một số HS trình bày. - GV kết luận:Chống ô nhiễm không khí bằng cách: + Thu gom và xử lý rác, phân hợp lí. + Giãm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và giảm khói đun bếp.. + Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. * HĐ 2: Vẽ tranh cổ động. 3.Củng cố – dặn dò: - GV: em đã bảo vệ bầu không khí như thế nào? - Nhận xét tiết học **************************************** Toán LUYỆN TẬP I -MỤC TIÊU : - Giúp HS : - Củng cố một số hiểu biết ban đầu về phân số; đọc, viết phân số; quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số . - Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng khác (trường hợp đơn giản ). II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - HS sửa bài tập ở nhà. - Nhận xét phần sửa bài. 2. Bài mới : Thực hành. * Bài 1: - HS đọc từng số đo đại lượng * Bài 2: - HS tự viết các phân số theo yêu cầu SGK rồi chữa bài. * Bài 3: - Viết số tự nhiên dưới dạng phân số. - HS đọc yêu cầu và làm bài theo nhóm đôi * Bài 4: - HS tự làm bài và nêu kết quả. HS có thể làm khác nhau. * Bài 5: - GV hướng dẫn HS làm theo mẫu rồi làm phần a), b) - Làm bài theo nhóm bàn. Sau đó sửa bài 3.Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học **************************************** Tập Làm Văn MIÊU TẢ ĐỒ VẬT. (Kiểm tra viết ) I.MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : - Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật – bài viết đúng với yêu cầu của đề , có đủ ba phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) , diễn đạt thành câu , lời văn sinh động , tự nhiên . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Thầy: Bảng phụ chép sẵn dàn ý chung văn tả dồ vật, phấn màu, phiếu - Trò: SGK, bút, vở, III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: * Giới thiệu bài, ghi tựa. * GV chép đề bài: * Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích nhất. - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn, gợi ý - Cho HS nêu một số dồ dùng học tập, chọn đồ dùng em yêu thích nhất. Vài HS phát biểu cá nhân - HS nêu lại bố cục bài văn tả đồ vật . - GV yêu cầu HS cho biết nội dung của từng phần. - GV nhận xét và ghi lại dàn ý chung bài văn tả đồ vật: 1-Mở bài: Giới thiệu đồ vật được tả 2-Thân bài: a)Tả bao quát : (tả bên ngoài) : Hình dáng; Kích thước; Màu sắC; Chất liệu,.. b)Tả từng bộ phận (tả chi tiết) 3-Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả(tình cảm, giữ gìn đồ vật) - Học sinh làm bài - GV nhắc nhỡ HS trước khi làm bài. - HS làm vào giấy kiểm tra. - GV thu bài, nhận xét. - HS nộp bài, GV nhận xét. 3.Củng cố – Dặn dò: - Gọi HS đọc lại dàn ý chung bài văn tả đồ vật - Nhận xét chung tiết học ******************************************************************************** Thứ sáu ngày 16 tháng 01 năm 2009 Luyện Từ Và Câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHOẺ. I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khỏe của học sinh. 2.Cung cấp cho học sinh một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Từ điển. - 4, 5 từ giấy to làm bài tập 2, 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Chủ ngữ trong câu kể “Ai, làm gì?” - HS đặt câu theo mẫu trên. - GV nhận xét. 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ “Sức khỏe”. * Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: - HS làm việc theo nhóm, thảo luận để tìm nhanh các từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe, đặc điểm một cơ thể khỏe mạnh. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV chốt ý: (tập luyện, chơi thể thao, đá bóng, ăn uống điều độ, dẻo dai, cường tráng, nhanh nhẹn, cân đối, rắn rỏi...) * Bài tập 2: - Mỗi HS tự tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao. - GV viết nhanh lên bảng. * Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm. - 2, 3 HS xung phong điền từ để hoàn chỉnh câu thành ngữ. - GV nhận xét. * Bài tập 4 - GV đọc yêu cầu bài 4 và gợi ý. + Người không ăn ngủ là người như thế nào” + Không ăn được khổ như thế nào? + Người ăn được ngủ được là người như thế nào? - HS nêu ý kiến. HS khác nhận xét - GV chốt ý. + Aên được ngủ được nghĩa là người có sức khoẻ tốt. + Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên. 3.Củng cố – dặn dò: - Nêu 1 số từ chủ đề sức khỏe. - Chuẩn bị: Câu kể Ai – Thế nào ? **************************************** Toán PHÂN SỐ BẰNG NHAU I - MỤC TIÊU : Giúp HS : - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số . - Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - HS sửa bài tập ở nhà. - Nhận xét phần sửa bài. 2.Bài mới * HĐ 1: Hướng dẫn HS nhận biết 3/4 = 6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số. - GV hướng dẫn như SGK - Kết luận : 3/4 = 6/8 - GV: Làm thế nào để từ phân số 3/4 có phân số 6/8 ? - HS tự nêu - Giáo viên rút ra tính chất cơ bản của phân số : + Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. + Nếu cả tử và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. * HĐ 2: Thực hành. * Bài 1: - HS tự làm và đọc kết quả. * Bài 2: - HS tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a), b) hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần a), và b) như SGK * Bài 3: - HS tự làm bài rồi chữa bài. 3.Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học **************************************** Tập Làm Văn LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG . I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : - Học sinh nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn . - Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống. - Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời các câu hỏi - GV chốt lại: + Câu a: Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào? + Câu b: Kể lại những nét đổi mới nói trên. * Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu bài tập: Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. - GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu - HS nối tiếp nhau đọc nội dung mình muốn giới thiệu. - Thực hành giới thiệu về những đổi mới ở địa phương. - Thực hành giới thiệu trong nhóm, thi trước lớp 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Hết tuần 20 ********************************************************************************

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Giáo án liên quan