I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh.
- Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
2 – Kĩ năng
- Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
3 – Thái độ
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
15 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t:
- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 76,77 SGK.
- Phiếu học tập nhóm.
- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về thiệt hại do giông bão gây ra (nêú có).
- Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin có liên quan đến gió bão.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao lại có gió?
2. Bài mới:
* HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió
- Yêu cầu HS đọc SGK giới thiệu người đầu tiên phân chia cấp gió.
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ, đọc các thông tin và hoàn thành bài tập trong phiếu học tập (Kèm theo)
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Một số HS lên trình bày bạn bổ sung
- Nhận xét và chỉnh sửa.
* HĐ2 : Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
- Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục “Bạn cần biết” trang 77 SGK để trả lời trong nhóm:
+Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão.
+Nêu tác hại bão gây ra và một số cách phòng chống bão.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, kèm theo là những tranh ảnh tài liệu có liên quan
3.Củng cố –dặn dò
- Trò chơi “Ghép chữ vào hình”.
- GV phát cho các nhóm 4 hình vẽ các cấp gió, các nhóm thi nhau gắn chữ và xếp theo cấp độ từ thấp đến cao, nhóm nào xong trước sẽ thắng
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
****************************************
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành .
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ & các mảnh bìa có dạng như hình trong SGK
- HS: chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, ê ke & kéo cắt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ: Hình bình hành.
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
2. Bài mới:
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm diện tích hình bình hành.
* Mục đích: Giúp HS biết cách tính & công thức tính hình bình hành
- GV đưa mảnh bìa hình bình hành, giới thiệu tên gọi của từng thành phần trong hình vẽ.
A B
Chiều cao
C D
- GV: Bây giờ ta lấy hình tam giác ADH ghép sang bên phải để được hình chữ nhật ABKH. Các em hãy nêu cách tính diện tích hình chữ nhật này?
h
A B A B
h
D H a C C H D
A
- GV: Diện tích của hình bình hành bằng với diện tích của hình chữ nhật. Vậy hãy nêu cách tính diện tích của hình bình hành?
- GV ghi công thức bằng phấn màu lên bảng, yêu cầu vài HS nhìn vào công thức & nêu lại cách tính diện tích hình bình hành?
Shbh = a x h
- HS nhắc lại
* HĐ2: Thực hành
* Bài tập 1:
- HS tự làm sau đó gọi HS đọc kết quả và nhận xét
* Bài tập 2:
- Tính diện tích hình bình hành va øhình chữ nhật.
- HS làm bài theo nhóm đôi. Sau đó trình bày và sửa bài
* Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu của đề sau đó tự làm và sửa bài.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
****************************************
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT .
I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
- Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn tả đồ vật .
- Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên .
II. CHUẨN BỊ:
-Thầy: Bảng phụ, phấn màu, phiếu
-Trò: SGK, bút, vở,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn tả đồ vật.
-Gọi HS đọc đoạn văn bên ngoài, bên trong chiếc cặp -> đoạn thân bài.
-Nhận xét chung
2.Bài mới:
*.Giới thiệu bài, ghi tựa.
* HĐ1: Hướng dẫn luyện tập
- GV nêu vấn đề: Một bài văn đầy đủ gồm mấy phần? Nêu ra?
.Có mấy cách mở bài?
.Thế nào là mở bài trực tiếp?
.Thế nào là mở bài gián tiếp?
- HS trả lời
- GV nhận xét và chốt lại 2 cách mở bài.
* HĐ2: .Luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi lần lượt 3 HS đọc nối tiếp nhau theo 3 đoạn mở bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
- Gọi HS đọc thầm lại nội dung.
- GV nêu yêu cầu và cho HS trao đổi, thảo luận với nhau theo nhóm nội dung yêu cầu.
- Gọi HS nêu ý kiến thảo luận.
- Cả lớp, GV nhận xét chốt ý.
* Bài 2:
- GV nêu yêu cầu và cho HS viết vào phiếu đoạn mở bài theo 2 cách: Trực tiếp, gián tiếp
Phiếu học tập:
Đề bài: Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp sách của em.
.Mở bài trực tiếp .Mở bài gián tiếp
- Gọi vài HS đọc mở bài trực tiếp
- Cả lớp, GV nhận xét và chỉnh sửa.
- Gọi tiếp vài hs đọc mở bài gián tiếp: Mỗi tổ 1 HS đọc đoạn mở bài gián tiếp
- Cả lớp cùng GV nhận xét, cỉnh sửa và bình chọn ra những đoạn viết hay, đầy đủ ý, tuyên dương.
3.Củng cố- Dặn dò :
- Gọi HS nhắc 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp)
- GV đọc 1 hoặc 2 đoạn mở bài hay cho cả lớp nghe. Sau đó phân tích ưu, khuyết điểm.
- Nhận xét chung tiết học .
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 08 tháng 01 năm 2009
Luyện Từ Và Câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. MRVT của HS thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng . Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
2. Biết xác được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Từ điển Tiếng Việt.
- 5 tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loại ở BT1 .
- VBT Tiếng Việt tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
- GV nhận xét
2.Bài mới:
*.Giới thiệu bài
* HĐ1: Luyện tập
* Bài tập 1:
- HS đọc đề
- GV phát phiếu để HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét
* Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài
- Cho 2-3 HS lên bảng làm , cả lớp tự đặt câu và sưả bài
* Bài tập 3:
- HS đọc đề bài
- Gv gợi ý: tìm nghĩa bóng của các tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người.
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân
- GV chốt lại ý đúng : Câu a và câu c.
* Bài tập 4:
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS nối tiếp đọc câu tục ngữ mà mình thích và nêu lí do ngắn gọn.
- GV chú ý giúp các em giải thích
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ.
****************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành .
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ: Diện tích hình bình hành.
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
2. Bài mới : Thực hành
* Bài tập 1:
- Yêu cầu HS nhận dạng các hình.
- HS làm bài cá nhân. Sau đó sửa bài
* Bài tập 2:
- HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng.
- HS làm bài theo cặp đôi. Sau đó sửa bài
* Bài tập 3:
- GV vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b, rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành. HS áp dụng để làm bài.
* Bài tập 4
- Bài này nhằm giúp HS biết cách vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành trong giải toán có lời văn.
- HS làm bài theo nhóm bàn
3.Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Phân số
- Làm bài trong SGK
****************************************
Tập Làm Văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
- Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn tả đồ vật
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài, ghi tựa
* HĐ1: .Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn văn “Cái nón”
- Cả lớp đọc thầm lại đọan văn
- Cả lớp dùng bút chì gạch dưới đoạn kết bài và nêu ý kiến
- GV đàm thoại cùng HS:
+ Nêu đoạn kết bài trong đoạn văn vừa đọc
+ Theo em, kết bài đó thuộc kiểu nào? (Kết bài kiểu mở rộng )
- GV nêu yêu cầu và cho HS trao đổi thảo luận theo nhóm yêu cầu vừa nêu.
- Gọi HS nêu ý kiến thảo luận
* Bài 2:
- GV cho HS đọc một số đề tập làm văn ghi ở bảng phụ:
a) Tả cái thước của em
b) Tả cái bàn học của em (ở lớp hoặc ở nhà)
c) Tả chiếc trống báo hiệu của trường em.
- GV nêu yêu cầu và cho HS chọn 1 trong 3 đề đã nêu để viết một đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng.
- Gọi HS đọc đoạn kết bài văn HS vừa viết
- Cả lớp, GV nhận xét, sửa ý, tuyên dương
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV đọc 1 hoặc 2 bài viết hay cho cả lớp nghe và phân tích ưu khuyết điểm. HS nhắc lại kiến thức kết bài mở rộng.
- Nhận xét tiết học.
Hết tuần 19
********************************************************************************
File đính kèm:
- Tuan 19.doc