I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1 - Kiến thức :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho bạn nhỏ.
2 - Kĩ năng :
- Đọc trơn toàn bài.
- Đọc đúng các từ ,câu , đoạn , bài.
- Giọng đọc thể hiện niềm vui sướng của trẻ em khi chơi thả diều.
3 - Giáo dục :
- HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy.
* HS đọc đúng toàn bài. Nắm được nội dung bài.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : Chú Đất Nung
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
18 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có ở những chỗ rỗng của mọi vật
- Chia nhóm, các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm.
- Cả nhómThảo luận:
+ Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì?
+ Trong những lỗ nhỏ li ti của viên đá không chứa gì?
+ Nhúng chìm chai vào nước rồi mở nút, thả viên đá vào nước, quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
- Đại diện các nhóm trình bày giải thích các hiện tượng thấy được.
- Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng trong vật đều có không khí.
* HĐ3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí
- Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
- Em hãy cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và trong mọi chỗ rỗng của mọi vật
3.Củng cố - Dặn dò:
- Em nhận biết sự có mặt của không khí bằng cách nào?
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
****************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
Giúp HS rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số .
- Tính giá trị của biểu thức .
- Giải bài toán về phép chia có dư.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ: Chia cho số có hai chữ số (tt)
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
2.Thực hành
Bài tập 1: Đặt tính và tính
- HS tập ước lượng rồi thực hiện phép chia.
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức
- HS làm bài cá nhân
- HS sửa
Bài tập 3:
- Hướng dẫn các bước giải
- HS làm bài .HS sửa bài
- HS trình bày cách làm & đọc đáp số.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số (tt)
****************************************
Tập Làm Văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
1- Học sinh luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) của một bài văn miêu tả đồ vật ; trình tự miêu tả .
2. Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn , sự xen kẽ của lời tả với lời kể .
3. Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả ( tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay ) .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Thầy: Bảng phụ, phấn, phiếu
-Trò: SGK, vở ,bút
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
* .Giới thiệu bài, ghi tựa
* HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HSđọc thành tiếng bài văn “Chiếc xe đạp của chú Tư”
- Cho HS đọc thầm tòan bài văn.
Câu a:
- GV yêu cầu HS tìm phần mở bài, thân bài và kết bài
- Cả lớp đọc thầm,gạch dưới đoạn mở bài, kết bài . Vài hs nêu. HS lắng nghe,nhắc lại
- Cả lớp, gv nhận xét, chốt ý:
Câu b.
- GV nêu yêu cầu đề bàivà cho hs trao đổi theo nhóm : Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào?
Câu c:
- Đại diện vài nhóm nêu
- 2 HS nhắc lại
Câu d:
- Đại diện vài nhóm nêu
- 2 HS nhắc lại
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung và kết luận
Bài tập 2:
- GV viết bảng đề bài, nhắc HS chú ý: Tả chiếc áo em mặc hôm nay.
- Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước.
- HS làm bài cá nhân.. Một số HS đọc dàn ý.
- GV nhận xét.
3.Củng cố – Dặn dò:
- GV hỏi lại nôi dung cần ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2008
Luyện Từ Và Câu
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Học sinh biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác .
2. Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp ; biết hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm vơí đối tượng giao tiếp .
* HS biết lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và nội dung bài tập 2.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Kiểm tra bài cũ : Mở rộng vốn từ : Trò chơi, đồ chơi.
- Nhìn tranh nêu những trò chơi có ích, những trò chơi có hại ?
* HĐ1: Phần nhận xét
Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.Cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại.
Bài tập 2
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm – viết nháp các câu hỏi.
b ) Với bạn em :
- 4 HS lần lượt đọc 4 đọc yêu cầu bài.
- HS trao đổi nhóm , thư kí viết ra giấy nháp câu trả lời.
Bài tập 3 :
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
* HĐ2: Phần ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đọc thầm
* HĐ3: Phần luyện tập
Bài tập 1:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo nhóm.
- Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày.
- Trọng tài nhận xét, tính điểm.
- GV chốt lại
Bài tập 2 :
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS đọc các câu hỏi trong đoạn văn :
+ 1 HS đọc 3 câu hỏi mà các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau ( - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? – Chắc là cụ bị ốm ? – Hay là cụ đánh mất cái gì ? )
+ 1 HS đọc câu hỏi của các bạn nhỏ hỏi cụ già ( - Thưa cụ , chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? )
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu, trao đổi nhóm
- Trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không ? Vì sao ?
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học, khen HS tốt.
- Chuẩn bị : Mở rộn vốn từ : Trò chơi, đồ chơi ( tt ).
****************************************
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I .MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số .
* HS biết thực hiện phép chia
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
2. Bài mới:
* HĐ1: Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 10 105 : 43 = ?
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
d. Tìm chữ số thứ 3 của thương
e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
- HS đặt tính
- HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
- HS nêu cách thử.. HS đặt tính
* HĐ2: Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 26 345 : 35 = ?
- Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
- Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Lưu ý HS:
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
* HĐ3: tập 1:
Mục đích: Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia.
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Bài tập 2:
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
3.Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
****************************************
Tập Làm Văn
QUAN SÁT ĐỒ VẬT .
I . MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
1- Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý , bằng nhiều cách (mắt nhìn , tai nghe , tay sờ .) ; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác .
2- Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thầy: Bảng phụ, phấn màu, một số đồ chơi
- Trò: SGK, bút, vở, một số đồ chơi (mang theo)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tả đồ vật
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần nhớ khi tả đồ vật.
+Kể lại chuyện “Chiếc xe đạp của chú Tư”
- Nhận xét chung
2. Bài mới:
* HĐ1: Nhận xét:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HStrình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng.
- Gọi HS nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình.
- GV nhận xét và cho HS đọc gợi ý ở SGK.
- Cho HS áp dụng quan sát lại đồ chơi của hs.
- Gọi HS trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình
Bài 2:
- GV nêu vấn đề: “Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?”
- Cả lớp, GV nhận xét và kết luận những điều cần lưu ý như ghi nhớ ở SGK.
* HĐ2: Ghi nhớ:
- Vài HS phát biểu cá nhân
- 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
* HĐ3: Luyện tập
- GV nêu yêu cầu và cho HS thảo luận theo nhóm “lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn”
- Gọi lần lượt từng nhóm trình bày
- Cả lớp, GV nhận xét và tuyên dương
Dàn ý (gợi ý)
1) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi của em
- Đó là đồ chơi gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?
2) Thân bài: Tả..
a) Bao quát: -Hình dáng: to(hay nhỏ) trông giống như, vật liệu
b) Chi tiết:
- Màu sắc: màu.., đầu.., mắt.., mũi, mõm..
- Có điểm gì khác với đồ chơi khác.
- Cách chơi như thế nào..?
3) Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ củqa em đối với đồ chơi đó.
3.Củng cố – Dặn dò:
- Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ khi tả đồ vật
- Nhận xét chung tiết học
-Về nhà lập dàn ý tả đồ chơi của em vào vở
Hết tuần 15
********************************************************************************
File đính kèm:
- Tuan 15.doc