Giáo án buổi chiều tuần 11 lớp 4

Toán

LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN

I. MỤC TIÊU:

 - HS biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách , tính nhanh , giải toán có văn

 - HS vận dụng tính chất làm các bài tập

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 1 .Kiểm tra:

 - Gọi 1 Hs nêu tính chất kết hợp của phép nhân

 - GV nhận xét , cho điểm

 2. Luyện tập:

Bài 1:

 - Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài

 - GV viết biểu thức phần a lên bảng: 6 x 5 x2

 - Yêu cầu HS làm theo 2 cách

 - Gọi 1 HS lên bảng làm, Hs khác làm vào vở bài tập

 - GV nhận xét, chữa bài.Yêu cầu HS nêu cách làm

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi chiều tuần 11 lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ ba ngày 3 tháng 10 năm 2009 Toán Luyện tập: Tính chất kết hợp của phép nhân I. Mục tiêu: - HS biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách , tính nhanh , giải toán có văn - HS vận dụng tính chất làm các bài tập II.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1 .Kiểm tra: - Gọi 1 Hs nêu tính chất kết hợp của phép nhân - GV nhận xét , cho điểm 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài - GV viết biểu thức phần a lên bảng: 6 x 5 x2 - Yêu cầu HS làm theo 2 cách - Gọi 1 HS lên bảng làm, Hs khác làm vào vở bài tập - GV nhận xét, chữa bài.Yêu cầu HS nêu cách làm Bài 2: - Gọi 2 HS nêu yêu cầu đề bài - GV viết biểu thức lên bảng 18 x20 x 5 - Gọi 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở - GV nhận xét ,chữa bài. - GV lưu ý HS : Đối với dạng bài tập này cần vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để ghép 2 thừa số nào với nhau sao cho kết quả là 10, 100để đưa về nhân nhẩm. - Phần còn lại : yêu cầu HS tự làm Bài 3: - Gọi 2 HS đọc đề bài - GV lưu ý HS làm theo 2 cách - Yêu cầu HS làm vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét - GV nhận xét , chữa bài 3. Củng cố- dặn dò - Gọi 1HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân - Dặn làm lại các bài tập còn sai. ************************************************** Tiếng việt Luyện tập : Luyện tập về động từ I. Mục tiêu: - HS nắm chắc các động từ đã học và vận dụng làm tốt các bài tập - Rèn kĩ năng làm bài cho HS II. Các hộat động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra: - Gọi 1 HS lên bảng : ? Thế nào là động từ ? lấy ví dụ? - GV nhận xét cho điểm 2. Luyện tập:Hướng dẫn làm các bài tập Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài tập - HS làm bài cá nhân vào vở - Gọi HS lên chữa bài,HS nhận xét - GV chữa bài: +Thời gian quá khứ :đã + Thời gian hiện đại :đang + Thời gian tương lai : sắp Bài 2: - HS đọi đề bài và nêu yều bài - Cả lớp tự làm bài vào vở - Gọi HS nêu miệng bài làm - Lớp nhận xét, bổ sung.GV chữa bài - GV hỏi thêm HS vì sao chọn dấu -, hoặc dấu + điền vào ô trống. Bài 3. - GV nêu yêu cầu: Đặt 4 câu, mỗi câu có 1 từ bổ sung ý nghĩa cho động từ - HS nối tiếp nhau đặt câu - Dưới lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét chữa bài. 3. Củng cố – dặn dò: - GV hệ thống lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học , tuyên dương HS học tốt. **************************************************************** Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009 Tiếng việt Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I. Mục tiêu: - Củng cố lại để HS biết cách trao đổi ý kiến với người thân - HS làm tốt các bài tập - Rèn kĩ năng làm bài cho HS II.các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Kiểm tra - Gọi 1 HS trả lời: Em hiểu thế nào lẩôt đổi ý kiến với người thân - GV nhận xét và chữa. 2 .Luyện tập - GV chép đề bài lên bảng: Tuần tới tổ em sẽ trao đổi về vấn đề trung thực trong học tập và thi cử .Em hãy chuẩn bị ý kiến để tham gia dự buổi trao đổi đó. - Gọi 2 HS đọc đề bài - GV phân tích đề bài - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 yêu cầu (mục gợi ý) - Mục đích trao đổi là gì? - GV rèn cho HS có tính trung thực trong học tập ,rèn cho HS có ý thức học tập. ? Nội dung cụoc trao đổi đề cập tới những vấn đề nào? - HS làm bài cá nhân - Gọi 1 số HS trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét ,chữa bài. 3. Củng cố – dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học,tuyên dương HS làm bài tốt. ****************************************************** Toán Luyện tập:Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 I.Mục tiêu - Củng cố để HS nắm vững các nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - HS vận dụng tốt để tính nhanh , tính nhẩm. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra - Gọi 1 HS nêu cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0? Lấy ví dụ - GV nhận xét ,cho điểm 2. Luyện tập : Hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài:Đặt tính rồi tính - Cho cả lớp làm vào vở - Gọi 4 HS làm bài , dưới lớp HS nhận xét - GV gọi HS nêu cách làm, GV chữa bài - Cho 1 HS nêu lại cách nhân với số có tận cùng là số 0. Bài 2 - Gọi 2 HS đọc đề bài , lớp theo dõi - Bài yêu cầu gì?(1 HS nêu) - GV gợi ý cho HS yếu làm bài - Gọi 1 HS lên giải , lớp làm vào vở - Cho HS nhận xét ,GV chữa bài Bài 3. - Cho 1 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài (nối các phép tinh có kết quả bằng nhau) - GV viết các phép tính đó lên bảng - Yêu cầu cả lớp làm vào vở ,1 HS lên nối và nêu cách làm bài - HS dưới lớp nhận xét bổ sung - GV nhận xét chung và chốt kết quả đúng. - Cả lớp chữa bài vào vở. 3. Củng cố – dặn dò - GV hệ thống lại nội dung các bài tập và nêu lài cách tính nhẩm với số có tận cùng là chữ số 0 - Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tốt. ***************************************************** Hoạt động tập thể Phát động thi đua chào mừng ngày 20- 11 I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu ý nghĩa ngày 20- 11 - Giáo dục HS truyền thống :Uống nước nhớ nguồn II. các hoạt động dạy - học chủ yếu GV nói ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 sau đó phát động thi đua chào mừng. 1. Nội dung thi đua - Học tập: mỗi điểm 9,10 là một bông hoa kính tặng thầy cô, thi đua học tốt dành nhiều điể 9,10 - Lao động vệ sinh: lớp học sạch sẽ ,bàn ghế ngay ngắn - Các nền nếp khác: + Đạo đức:ngoan ngoãn ,lễ phép, nói lời hay làm việc tốt, không nói tục chửi bậy. + Đi học đứng giờ, đều + Tập thể dục ,múa hát đúng động tác đều và đẹp + Chăm sốc bồn hao cây cảnh xanh tốt + Văn nghệ:mỗi tổ tham gia 2 tiết mục văn nghệ trong đó có (đơn ca,song ca,ngâm thơ, kể chuyện) có nội dung ca ngợi thầy cô giáo và mái trường thân yêu + Thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. 2. Thời gian thi đua : Từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 19 – 11 3. Hình thức thi đua - Thi đua giữa các tổ trong lớp.Các tổ trưởng theo dõi - Cuối tuần các tổ báo cáo để GV ghi lại xếp loại giữa các tổ. - GV tập hợp và tổng kết vào ngày 19 – 11 * Củng cố – dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn HS thực hiện tốt những điều GV vừa phát động để chào mừng ngày 20 tháng 11. *************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docBuoi 2 tuan 11lop 4.doc
Giáo án liên quan