I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về dấu phẩy.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi chiều Lớp 5A Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về dấu phẩy.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1:
Đánh các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây vào ô trống. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì?
Mít làm thơ
Ở thành phố Tí Hon, nổi tiếng nhất là Mít Người ta gọi cậu như vậy vì cậu chẳng biết gì.
Tuy thế, dạo này Mít lại ham học hỏi Một lần cậu đến họa sĩ Hoa Giấy để học làm thơ Hoa Giấy hỏi :
- Cậu có biết thế nào là vần thơ không
- Vần thơ là cái gì
- Hai từ có vần cuối giống nhau thì gọi là vần Ví dụ : vịt – thịt ; cáo – gáo Bây giờ cậu hãy tìm một từ vần với bé
- Phé Mít đáp
- Phé là gì Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ
- Mình hiểu rồi Thật kì diệu Mít kêu lên
Về đến nhà, Mít bắt tay ngay vào việc Cậu đi đi lại lại, vò đầu bứt tai Đến tối thì bài thơ hoàn thành
Bài tập 2:
Viết một đoạn văn, trong đó có ít nhất một dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu, một dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, một dấu câu ngăn cách các vế trong câu ghép.
Bài tập 3:
Đặt câu về chủ đề học tập.
a/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
b/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép.
c/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Bài làm:
Ở thành phố Tí Hon, nổi tiếng nhất là Mít. Người ta gọi cậu như vậy vì cậu chẳng biết gì.
Tuy thế, dạo này Mít lại ham học hỏi. Một lần cậu đến họa sĩ Hoa Giấy để học làm thơ. Hoa Giấy hỏi :
- Cậu có biết thế nào là vần thơ không?
- Vần thơ là cái gì?
- Hai từ có vần cuối giống nhau thì gọi là vần. Ví dụ : vịt – thịt ; cáo – táo. Bây giờ cậu hãy tìm một từ vần với từ “bé”?
- Phé. Mít đáp.
- Phé là gì ? Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ !
- Mình hiểu rồi ! Thật kì diệu. Mít kêu lên.
Về đến nhà, Mít bắt tay ngay vào việc. Cậu đi đi lại lại, vò đầu bứt tai. Đến tối thì bài thơ hoàn thành.
*Tác dụng của mỗi loại dấu câu:
- Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể.
- Dấu chấm hỏi dùng dể kết thúc câu hỏi.
- Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm.
Bài làm:
Trong lớp em, các bạn rất chăm chỉ học tập. Bạn Hà, bạn Hồng và bạn Quyên đều học giỏi toán. Các bạn ấy rất say mê học tập, chỗ nào không hiểu là các bạn hỏi ngay cô giáo. Về nhà các bạn giúp đỡ gia đình, đến lớp các bạn giúp đỡ những bạn học yếu. Chúng em ai cũng quý các bạn.
Bài làm:
a/ Sáng nay, em và Minh đến lớp sớm để làm trực nhật.
b/ Trời xanh cao, gió nhẹ thổi, hương thơm dịu dàng tỏa ra từ các khu vườn hoa của nhà trường.
c/ Em dậy sớm đánh răng, rửa mặt, ăn sáng.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
HƯỚNG DẪN HỌC
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về phép nhân chia phân số, số tự nhiên và số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) Chữ số 5 trong số thập phân 94,258 có giá trị là:
A. 5 B. C. D.
b) 2 giờ 15 phút = ...giờ
A.2.15 giờ B. 2,25 giờ
C.2,35 giờ D. 2,45 giờ
Bài tập 2:
Đặt tính rồi tính:
a) 351: 54 b) 8,46 : 3,6
c) 204,48 : 48
Bài tập3:
Tính bằng cách thuận tiện:
a) 0,25 5,87 40
b) 7,48 99 + 7,48
c)98,45 – 41,82 – 35,63
Bài tập4: (HSKG)
Một ô tô đi trong 0,5 giờ được 21 km. Hỏi ô tô đó đi trong giờ được bao nhiêu km?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải :
a) Khoanh vào C
b) Khoanh vào B
Đáp án:
a) 6,5 b) 2,35
c) 4,26
Lời giải:
a) 0,25 5,87 40
= (0,25 40) 5,87
= 10 5,87
= 58,7
b) 7,48 99 + 7,48
= 7,48 99 + 7,48 1
= 7,48 ( 99 + 1)
= 7,48 100
= 748
c) 98,45 – 41,82 – 35,63
= 98,45 – ( 41,82 + 35,63)
= 98,45 - 77,45
= 21
Lời giải:
Đổi: = 1,5 giờ
Vận tốc của ô tô đó là:
21 : 0,5 = 42 (km/giờ)
Quãng đường ô tô đi trong 1,5 giờ là:
42 1,5 = 63 (km)
Đáp số: 63 km
- HS chuẩn bị bài sau.
HƯỚNG DẪN HỌC
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về văn tả người.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng lập dàn bài tốt.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên trình bày
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1:
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Cây bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu nhọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đục ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”…
H: Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào?
H: Tác giả quan sát bằng giác quan nào? H: Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng.
Bài tập 2:
Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây : lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên trình bày
Bài làm
Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự thời gian như:
- Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh.
- Mùa hè, lá trên cây thật dày.
- Mùa thu, lá bàng ngả sang màu vàng đục.
- Mùa đông, lá bàng rụng…
- Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan : Thị giác.
- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy.
Bài làm
Cây bàng trước cửa lớp được cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy.
- HS chuẩn bị bài sau.
HƯỚNG DẪN HỌC
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) = ....%
A. 60% B. 30% C. 40%
b) = ...%
A.40% B.20% C.80%
c) = ...%
A.15% B. 45% C. 90%
Bài tập 2:
Theo kế hoạch sản xuất, một tổ phải làm 520 sản phẩm, đến nay tổ đó đã làm được 65% số sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ sản xuất đó còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa?
Bài tập3:
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều rộng 80m, chiều dài bằng chiều rộng.
a) Tính chu vi khu vườn đó?
b) Tính diện tích khu vườn đó ra m2 ; ha?
Bài tập4: (HSKG)
Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có sơ đồ một hình thang với đáy lớn là 6 cm, đáy bé 5 cm, chiều cao 4 cm.Tính diện tích mảnh đất đó ra m2?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Đáp án:
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào C
c) Khoanh vào A
Lời giải :
Số sản phẩm đã làm được là:
520 : 100 65 = 338 (sản phẩm)
Số sản phẩm còn phải làm là:
520 – 338 = 182 (sản phẩm)
Đáp số: 182 sản phẩm.
Lời giải:
Chiều dài của khu vườn đó là:
80 : 2 3 = 120 (m)
Chu vi của khu vườn đó là:
(120 + 80) 2 = 400 (m)
Diện tích của khu vườn đó là:
120 80 = 9600 (m2)
Đáp số: 400m; 9600m2
Lời giải:
Đáy lớn trên thực tế là:
1000 6 = 6000 (cm) = 6m
Đáy bé trên thực tế là:
1000 5 = 5000 (cm) = 5m
Chiều cao trên thực tế là:
1000 4 = 4000 (cm) = 4m
Diện tích của mảnh đất là:
(6 + 5) 4 : 2 = 22 (m2)
Đáp số: 22 m2
- HS chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 chieu tuan 32.doc