Giáo án (buổi chiều) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 30

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Nêu được vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.

- Biết được mỗi loài thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

- Ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của thực vật trong trồng trọt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS sưu tầm tranh, ảnh hoặc bao bì của các loại phân bón.

- Hình minh họa trang 118 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau?

- Hãy nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau?

- Hãy nói về nhu cầu nước của thực vật?

- Nhận xét và cho điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài :

HĐ 1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật.

 

doc7 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi chiều) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa danh nào dưới đây là của thành phố Huế: biển Cửa Tùng, cửa biển Thuận An, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Tràng Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình. GV nhận xét 2-Bài mới: * Giới thiệu: HĐ1: Hoạt động nhóm đôi GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được: + Tên, vị trí của tỉnh địa phương em trên bản đồ? + Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam + Đà Nẵng có những cảng gì? + Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa? - GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển? HĐ2: Hoạt động theo nhóm -GV yêu cầu HS kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? HĐ3: Hoạt động cá nhân - HS quan sát hình 1 và cho biết những điểm nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch ? nằm ở đâu? - Nêu một số điểm du lịch khác? - Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? 3.Củng cố GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo. **************************************** Môn: Toán ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Biết cách tính độ dài thật trên mặt đất từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ. - Thực hành làm các bài tập. - Giáo dục HS thích tìm tòi, thích học toán. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng trả lời: + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài thu nhỏ là 1 cm thì độ dài thật là bao nhiêu? - GV nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: * Giới thiệu bài toán 1: - GV treo bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi và nêu bài toán. - Gọi HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn giải: + Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là mấy cm? + Bản đồ đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào? + 1cm trên bản đồ ứng với dộ dài thật là bao nhiêu cm? + 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm? - GV yêu cầu HS trình bày lời giải của bài toán. Giới thiệu bài toán 2: - Gọi HS đọc đề bài toán 2 trong SGK. - GV hướng dẫn: + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài bao nhiêu mm? + Bản đồ được vẽ với tỉ lệ nào? + 1 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mm? + 102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mm? - GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán. Luyện tập: Bài 1: Làm vào vở bài tập. - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS đọc cột số thứ nhất, sau đó hỏi:+ Hãy đọc tỉ lệ bản đồ. + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu? + Vậy độ dài thật là bao nhiêu? + Vậy điền mấy vào ô trống thứ nhất? - Yêu cầu HS làm tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó gọi 1 HS chữa bài. - Nhận xét cho điểm HS. Bài 2: HĐ cá nhân, tự làm bài vào vở. - Gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng. Bài 3: HĐ cá nhân, tự làm bài vào vở. - GV tiến hành tượng tự bài tập 2. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS kiểm tra lại các bài tập đã làm ứng dụng về tỉ lệ bản đồ. - Chuẩn bị bài: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - Nhận xét chung giờ học. ******************************************************************************** Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2009 Lịch sử NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: Một số chính sách về kinh tế, văn hóa của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách đó đối với việc ổn định và phát triển đất nước. Giáo dục HS ham thích tìm hiểu và học môn lịch sử. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu thảo luận cho nhóm HS. GV và HS sưu tầm các tư liệu về các chính sách về kinh tế, văn hóa của vua Quang Trung. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 25. - GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Bài học Quang Trung đại phá quân Thanh đã cho chúng ta thấy ông là một nhà quân sự đại tài. Không những vậy, ông còn biết đưa ra và tổ chức thực hiện những chính sách kinh tế, văn hóa tiến bộ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về điều này. HĐ1: Quang Trung xây dựng đất nước - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. + GV phát phiếu thảo luận nhóm cho HS, sau đó theo dõi HS thảo luận, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Gợi ý cho HS phát hiện ra tác dụng của các chính sách kinh tế và văn hóa giáo dục của vua Quang Trung. - GV yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. - GV tổng kết ý kiến của HS và gọi 1 HS tóm tắt lại các chính sách của vua Quang Trung để ổn định và xây dựng đất nước. HĐ2: Quang Trung – ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hóa dân tộc - GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, đóng góp ý kiến: + Theo em, tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm. GV giới thiệu: Vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng nói chữ Nôm thành chữ viết chính thức của nước ta, thay cho chữ Hán. Nhà vua giao cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp lập viện Sùng Chính để dịch chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện nhà nước dần dần được viết bằng chữ Nôm. Năm 1789, kì thi Hương đầu tiên được tổ chức ở Nghệ An, thí sinh phải thi thơ phú bằng chữ Nôm. + GV hỏi tiếp: Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung như thế nào? 3. Củng cố, dặn dò: - GV giới thiệu: Công việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất (1792). Người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm. - GV: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung. * Một số HS trình bày trước lớp. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét chung giờ học. **************************************** Mĩ thuật Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU: - HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. - HS biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích. - HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số tượng nhỏ: người, con vật bằng thạch cao, sứ, - Ảnh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn. Bài tập nặn của HS các lớp trước. Chuẩn bị đất nặn. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu cách vẽ tranh an toàn giao thông? - GV thu chấm 8 bài giờ trước chưa vẽ hoàn chỉnh. - Nhận xét chung. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ CHỌN HĐ1: Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị. - GV cho HS xem các hình nặn người và con vật. HĐ2: Cách nặn - GV thao tác để minh họa cách nặn cho HS quan sát: + Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo. + Nặn từng bộ phận: đầu, thân, chân, rồi dính ghép lại thành hình. + Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận. + Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn. + Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi, cúi, chạy HĐ3: Thực hành - GV gợi ý HS. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn thành đề tài theo ý thích. HĐ4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS bày sản phẩm. - GV bổ sung, động viên HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu cách nặn tạo dáng ? - Về nhà quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu chuẩn bị cho giờ sau. - Nhận xét chung giờ học. ******************************************************************************** Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009 Đạo Đức BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm. 2. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường. - Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. Không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường. 3. Hành vi: - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình và cộng đồng nơi sinh sống. - Tuyên truyền mọi người xung quanh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung một số thông tin về môi trường Việt Nam và thế giới và môi trường địa phương. Phiếu bài tập cá nhân. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: + Tại sao phải thực hiện tốt Luật giao thông? + Kiểm tra việc thu thập thông tin của HS có liên quan đến môi trường Việt Nam và thế giới. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HĐ1: Trao đổi thông tin - Yêu cầu HS đọc các thông tin thu thập và ghi chép được về môi trường. - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK - Chia lớp thành 4 nhóm, hỏi: + Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống? + Theo em môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào? - Nhận xét câu trả lời của HS. Kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng không hợp lý HĐ2: Bày tỏ ý kiến - GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1, SGK a. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư. b. Trồng cây gây rừng. c. Phân loại rác trước khi xử lý. d. Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt. đ. Làm ruộng bậc thang e. Vứt xác súc vật ra đường. g. Dọn sạch rác thải trên đường phố. h. Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn. Kết luận: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường: trồng cây gây rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên 3. Củng cố, dặn dò: - Nguyên nhân nào mà môi trường bị ô nhiễm? - 2 HS đọc lại ghi nhớ của bài. - Về nhà, tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. - GV nhận xét tiết học. *************************************** SINH HOẠT LỚP Kiểm điểm các hoạt động tuần 30. - Nhắc nhở hs thực hiện đúng nội quy trường lớp. - Tuyên dương hs thực hiện tốt. - Bầu chọn hs vo “Vườn hoa chăm ngoan” của trường - Phổ biến hoạt động tuần 31. Hết tuần 30 ********************************************************************************

File đính kèm:

  • docBuoi chieu - Tuan 30.doc