Giáo án (buổi chiều) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 20

I.MỤC TIÊU :

 - HS hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương

 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài ngày hội quê em

 - HS yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: SGK, SGV

- Một số tranh ảnh sưu tầm về lễ hội truyền thống

- Tranh in trong bộ ĐDDH

- Hình gợi ý cách vẽ tranh

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - Nhận xét sản phẩm bài trước

 

doc6 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi chiều) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : Kính trọng, biết ơn người lao động. - Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động. - Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào ? 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài - GV giới thiệu , ghi bảng. * HĐ 1: Đóng vai ( Bài tập 4 ) - Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK. - HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai. - Đại diện từng nhóm lên đóng vai . Cả lớp trao đổi , nhận xét - GV phỏng vấn các HS đóng vai . - Thảo luận lớp : + Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? + Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy ? - Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống . * HĐ 2: Trình bày sản phẩm ( Bài tập 5 , 6 SGK ) - HS trình bày sản phẩm của mình. - Cả lớp nhận xét - GV nhận xét chung 3. Củng cố – dặn dò - HS đọc ghi nhớ - Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động. - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK - Chuẩn bị : Lịch sự với mọi người ******************************************************************************** Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2009 Khoa Học KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I- MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết: - Phân biệt không khí sạch (trong kành ) với không khí bẩn (không khí ô nhiễm). - Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 78, 79 SGK. - Hình vẽ, tranh ảnh cảnh thể hiện không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: - Khi có bão em hãy nêu cách phòng chống tích cực. 2. Bài mới * HĐ 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch -Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm? - Ở bài trước ta đã học về tính chất không khí, em hãy nhắc lại. - Vậy em hãy phân biệt không khí sạch và không khí bẩn. - GV kết luận: - Không khí sạch là không khí trong suốt, hông màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người. - Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hị cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác. * HĐ 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí - Theo em những nguyên nhân nào làm ô nhiễm bầu không khí? - GV kết luận: Nguyên nhân làm ô nhiễm bầu không khí: + Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng) + Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. 3.Củng cố - Dặn dò: - Ở địa phương em không khí trong lành hay ô nhiễm? Vì sao? **************************************** Rèn Chữ Viết BỐN ANH TÀI I.MỤC TIÊU:Rèn chữ viết đoạn Cấu khơng hé chủa’ ..đơng vui. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: * HĐ 1: rèn chữ -GV sửa và tiếp tục RCV chưa chuẩn. * HĐ2: Thực hành - HS viết vào vở- GV theo dõi. * HĐ 3: Nhận xét – đánh giá - GV chấm một số bài - nhận xét * Củng cố - Dặn dị. ******************************************************************************** Thứ tư ngày 14 tháng 01 năm 2009 Địa lí NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1.Kiến thức: HS biết - Nhà ở & làng xóm của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. - Một số trang phục & lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. * Giảm: câu hỏi 2 2.Kĩ năng: - HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. - Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên với nơi định cư của con người. - Biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức. 3.Thái độ: - Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc. II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ dân tộc Việt Nam. - Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ. - Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do sông nào bồi đắp nên? - Nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ? - Vì sao đồng bằng Nam Bộ không có đê? - GV nhận xét 2. Bài mới * Giới thiệu: - Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Còn ở đồng bằng Nam Bộ thì người dân sống ở đây là những dân tộc nào? Nhà ở, làng xóm nơi đây có đặc điểm gì khác đồng bằng Bắc Bộ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ. * HĐ 1: Hoạt động cả lớp - GV treo bản đồ các dân tộc Việt Nam. HS xem bản đồ & trả lời + Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào? + Người dân thường làm nhà ở đâu? - GV giải thích thêm về “giống đất”: Dải đất hoặc dải cát cao từ 4-5 m song song với bờ biển, dài hàng chục km. Giồng còn dùng để chỉ các dải cát ven sông (giống như dải đê tự nhiên), hình thành do các lớp phù sa được bồi đắp cao dần sau mỗi kì nước lũ tràn rồi rút đi. Các giồng đất hai bên các sông lớn thường là nơi có làng xóm, dân cư đông đúc. * HĐ 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và thảo luận các câu hỏi theo nhóm: + Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì? + Nhà có gì khác với nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ? + Vì sao người dân thường làm nhà ven sông? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. - GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà & mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước .Đây là vùng đất thấp, nhiều sông ngòi, kênh rạch nên người dân thường chọn các giồng đất cao để làm nhà tránh lũ. Mặt khác, trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển, người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe vì thế người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại. - GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới xây: bằng gạch, xi măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây. - Giải thích vì sao có sự thay đổi này? * HĐ 3: .Thi thuyết trình theo nhóm - GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau: + Hãy nói về trang phục của các dân tộc? + Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? + Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ? - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ. - GV nói thêm: ngày thường trang phục của các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ gần giống nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc thường chỉ mặc trong các ngày lễ hội. 3.Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. **************************************** Tốn ƠN TẬP I. MỤC TIÊU: Ơn tập các kiến thức đã học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - HS làm v4 - V5: bài tập 1) Đặt tính và tính: 32185 + 19857; 82714 – 58395 31672 x 4207 ; 381035 : 373 2) Viê1t thương của phép chia sau dưới dạng phân số hoặc hỗn sơ: 5 : 7; 11 : 3; 9 : 8 3 : 4; 7 : 2; 3 : 3 3) Thửa ruộng hình bình hành cĩ diện tích là 1960m2, chiều cao là 35m. Tính cạnh đáy thửa ruộng đĩ. * Củng cố - dặn dị. ******************************************************************************** Thứ năm ngày 15 tháng 01 năm 2009 Tốn ƠN TẬP I. MỤC TIÊU: Ơn tập các kiến thức đã học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - HS làm vở 4 - V5 1) Viết phân số sau: - Năm phần mười - Viết năm phân số bằng phân số 2/5 2) Một hình chữ nhật cĩ chu vi là 52m, chiều dài hơn chiều rộng 8m. Tính diện tích hình chữ nhật đĩ. * Củng cố - Dặn dị. **************************************** TIẾNG VIỆT (BS) I. MỤC TIÊU: Ơn tập các kiến thức đã học về câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ?. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Củng cố. + Nêu cách xác định CN trong câu kể Ai thế nào ? + Nêu cách xác định CN, VN trong câu kể Ai làm gì ? + Từ loại nào thường đảm nhiệm chức vụ CN ? + Từ loại nào thường đảm nhiệm chức vụ VN ? - Bài tập: cho HS làm bài tập bổ sung. ******************************************************************************** Thứ sáu ngày 16 tháng 01 năm 2009 Đạo Đức (BS) CỦNG CỐ: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I. MỤC TIÊU: Ơn tập các kiến thức để HS nắm vững hành vi đạo đức đã học và giải quyết tình huống. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - HS làm bài vBT Đạo đức. - Sau mỗi bài tập, Gv củng cố hành vi đạo đức cho HS. * Dặn dị **************************************** SINH HOẠT LỚP Kiểm điểm các hoạt đợng tuần 20. Phở biến hoạt đợng tuần 21. Hết tuần 20 ********************************************************************************

File đính kèm:

  • docBuoi chieu - Tuan 20.doc
Giáo án liên quan