Giáo án Buổi 1 Lớp 3A Tuần 3 Trường tiểu học Bảo Lý

I. Mục tiêu

1. Tập đọc

1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ: Năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu,

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật.

1.2 Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: ( SGK ).

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khuyên các em cần biết yêu thương, nhường nhịn anh, chị, em trong gia đình.

 2. Kể chuyện

 2.1 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK lại được từng đoạn của câu chuyện.

 2.2 Rèn kĩ năng nghe: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Buổi 1 Lớp 3A Tuần 3 Trường tiểu học Bảo Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiêu phuít nữa thì đến 9 giờ? Học sinh có thể đếm từ vị trí hiện tại của kim dài đến vách ghi số 12 là còn: ( nhẩm miệng 5, 10, 15, 20, 25) 25 phút nữa nên các kim đồng hồ cghỉ 9 giờ kém 25 phút. Vậy có thể nói: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được. - Tương tự, T hướng dẫn học sinh đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo bằng hai cách. * Lưu ý: thông thường người ta chỉ nói giờ, phút theo một trong hai cách: Nếu kim đai chưa vượt quá số 6( theo chiều thuận) thì nói theo cách chẳng hạn''7 giờ 20 phút''; nếu kim phút vượt quá số 6( theo chiều thuận) thì nói theo cách, chẳng hạn: ''9 giờ kém 5 phút. c. Hướng dẫn học sinh thực hành Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV làm mẫu phần A( như hướng dẫn ) - Học sinh quan sát hình đồng hồ trong SGK rồi trả lời bằng miệng - GV nhận xét và củng cố kiến thức cần ghi nhớ ( Giờ hơn, giờ kém) Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi học sinh lên bảng thực hành, học sinh nhận xét, GV nhận xét rồi củng cố kiến thức thông qua nội dung bài học. Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh quan sát các hình trong SGK để tìm mô hinh mặt đồng hồ tương ứng. - Học sinh nêu, học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ xung (nếu cần) Bài 4: Làm tương tự như bài 3. 3. Củng cố, dặn dò Mỹ thuật Vẽ theo mẫu:Vẽ quả cây I. Mục tiêu: - HS nhận biết phân biệt màu sắc, hình dáng một số loại quả. - HS biết cách vẽ hình một số loại quả và vẽ màu theo ý thích. - HS cảm nhận vẻ đẹp của quả cây. - HS Khá giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gần với mẫu. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị: + Một vài mẫu quả thật: Táo, bí đỏ. + Bài vẽ minh hoạ . + Bài vẽ của HS năm trước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài và Ghi bảng * Hoạt động1: Quan sát và nhận xét - GV bày mẫu quả, đặt câu hỏi: - HS quan sát và Trả lời câu hỏi + Tên các loại quả?+ Quả táo, bí ngô, xoài. + Đặc điểm, hình dáng? + Quả táo tròn, quả bí ngô có múi. + Màu sắc của quả? + Quả đỏ, quả vàng. - GV tóm tắt đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại quả. *Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ - GV thị phạm trên bảng: + Bước 1: Vẽ phác khung hình chung cân đối. +Bước 2: Vẽ phác hình dáng quả + Bước 3: Sửa hình quả cho giống mẫu + Bước 4:Vẽ màu quả theo ý thích. - GV cho HS quan sát bài của HS năm trước *Hoạt động 3: Thực hành - GV hướng dẫn HS làm bài- HS vẽ quả cây - GV động viên HS hoàn thành bài tập. *Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - HS nhận xét chọn bài đep mình ưa thích về: + Hình dáng quả + Màu sắc quả - Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ. - GV nhận xét chung giờ học * Dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau. Chính tả Chị em I. Mục tiêu - chép lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Chị em. - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần, âm dễ lẫn: tr/ch, ăc/oăc II. Đồ dùng : Sách bài tập Tiếng Việt II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn học sinh nghe viết T: Đọc 1 lần cho học sinh nghe H: Một em đọc bài thơ Chị em, cả lớp theo dõi trong SGK - Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ: + Người chị trong bài thơ làm những việc gì ? ( Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ./ Chị quét sạch thềm./ chị đuổi gà không cho phá vườn rau./ chị ngủ cùng em. - Hướng dẫn học sinh về cách trình bày bài: + Bài thơ viết theo thể thơ gì? + Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào? + Những chữ nào viết hoa? H: Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ( VD: luống rau, lim dim,ngoan…) c. Học sinh viết bài T: Đọc cho học sinh viết bài T: Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả d. Chấm và chữa bài 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2 - H: Đọc yêu cầu của bài. - H: Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân - T: gọi H lên bảng điền chỗ trống, sau đó từng em đọc kết quả của mình. - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng Bài giải Ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn. - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng Bài 3( a): - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài 3 ý a. - Cả lớp làm bài vào bảng con. Sau thời gian quy định, GV yêu cầu học sinh giơ bảng. GV nhận xét và chữa bài. Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiếng Anh Đồng chí Mai dạy Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009 Tập làm văn Kể về gia đình . Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài T: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập b.1: bài tập 1( Học sinh làm miệng) - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm theo. - GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới( mới đến lớp hoặc mới quen). Các em chỉ cần nói 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em. VD: Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình như thế nào? - Học sinh kể về gia đình mình theo nhóm bàn. - Đại diện của từng nhóm lên kể trước lớp. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ xung sau đó bình chọn bạn kể hay nhất, diễn đạt tự nhiên. b.2: Bài tập 2.GV nêu yêu cầu. - Gọi học sinh đọc mẫu đơn. Cả lớp đọc thầm theo. - T giúp học sinh hiểu về trình tự của một lá đơn xin nghỉ học: + Quốc hiệu và tiêu ngữ ( Cộng hoà….. ) + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn + Tên đơn + Tên của người nhận đơn. + Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp của người viết đơn ( là học sinh lớp nào) + Lí do viết đơn. + Lí do nghỉ học. + Lời hứa của người viết đơn. + ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh. + Tên và chữ kí của học sinh. - Gọi ba học sinh làm miệng. GV cùng cả lớp nhận xét. - Học sinh làm vào vở bài tập Tiếng Việt. - Hai học sinh đọc bài viết của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến 5 phút). - Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị ( qua hình ảnh cụ thể ) - Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn. II. Hoạt dộng dạy học 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh 2. Bài mới a. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Học sinh nêu yêu cầu của bài.. - Yêu cầu học sinh quan sát các mô hình đồng hồ trong SGK trang 17 . - Học sinh nêu miệng, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. - Hỏi: khi xem đồng hồ có mấy cách đọc ở thời điểm đó ? Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt. - Học sinh nêu tóm tắt. - Học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề bài. - Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét ( về trình bày và kết quả ), GV nhận xét và chữa bài - Hỏi: Bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 3: a. Đã khoanh vào 1/3 số quả cam trong hình nào? - Học sinh đọc yêu cầu, quan sát hình trong SGK. - Hỏi: Em hiểu như thế nào là một phần ba? - Học sinh trả lời miệng yêu cầu của phần a bài 3. b. Đã khoanh vào 1/2 số quả cam trong hình nào? Bài 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. - Học sinh nêu yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài. - Yêu cầu mỗi học sinh lên bảng điền dấu. - Học sinh nêu cách làm. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt bài giải đúng. - GV chấm một số bài, sau đó chữa bài. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn bài tập về nhà Thể dục Đồng chí Mai dạy Tự nhiên & Xã hội Máu và cơ quan tuần hoàn I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng: - Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu. - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. - Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. II. Nội dung 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh 2. Bài mới a. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. * Hoạt động 1: Quan sát và luận nhóm. 1.Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 trang 14 SGK để trả lời câu hỏi: + Bạn đã bị đứt tay hay chầy da bao giờ chưa? khi bị đứt tay hay chầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương? + Quan sát máu trong ống nghiệm bạn thấy máu được chia thành mấy phần? Là những phần nào? + Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ ở hình dạng như thế nào? + Cơ quan vận chuyển máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể có tên là gì? 2. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gọi đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét và bổ xung. - GV kết luận: + Máu là chất lỏng màu đỏ gồm có hai thành phần là huyết tương và huyết cầu. + Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ. Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang ô- xi đi nuôi cơ thể. + Cơ quan vận chuyển máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn. * Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa. Bước 1: Làm việc theo cặp - Yêu cầu học sinh quan sát hình 4 trang 15 SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: + Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đau là các mạch máu? + Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực? + Chỉ vị trí của tim trong lồng ngực mình? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV chỉ định một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận của mình, các bạn khác nhận xét và bổ xung ý kiến. - Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có: + Tim và các mạch máu. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 ngang.doc
Giáo án liên quan