1. Tác giả: ét môn đô đơ Ami xi (31.10.1846 - 12.3.1908) -thọ 62 tuổi.
Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước ý (Italia).
Chưa đầy 20 tuổi (1866) ông đã là sĩ quan quân đội, chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất đất nước. Sau chiến tranh ông đã đi nhiều nơi, du lịch. Năm 1891 gia nhập Đảng Xã Hội ý chiến đấu cho công bằng xã hội vì hạnh phúc của nhân dân lao động.
+ Cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương với Ami xi chỉ là 1. Độc lập thống nhất tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông. Nó kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
+ Ông để lại một sự nghiệp văn chương đáng tự hào. Tên tuổi ông đã trở thành bất tử qua tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả”. Hơn một thế kỉ qua, trẻ em trên hành tinh đều đọc và học tác phẩm của ông.
2. Tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”.
ét môn đô đơ Ami xi đặt tên cho cuốn truyện là “Tấm lòng” XB 1886 khi tác giả 40 tuổi.
“Những tấm lòng cao cả” là cuốn nhật kí của cậu bé En ri cô người ý 11 tuổi - học tiểu học. Chú ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hàng ngày, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy cô giáo, bạn bè, những người bất hạnh đáng thương. Cuốn nhật kí khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau.
Trang cuối là trang “Từ biệt” đầy xúc động. Cậu bé đã lên lớp 4 và đã 12 tuổi.
- Tác phẩm có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ. Cách làm này rất độc đáo, thường có trong gia đình trung lưu, tri thức. Đó là một cách giáo dục tế nhị nhưng vô cùng sâu sắc. Đứa con sẽ đọc những bức thư nhiều lần cùng các truyện đọc hàng ngày hàng tháng. En ri cô đã chép lại chúng vào cuốn nhật kí, kèm theo những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
63 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Bồi dưỡng Ngữ Văn Lớp 7 (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho câu".
2- Kĩ năng:
Ø Tiếp tục rèn luyện thực hành qua một số bài tập nâng cao.
3- Thái độ:
Ø Bồi dưỡng ý thức cầu tiến.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
ü Tham khảo tài liệu có liên quan, chọn một số bài tập tiêu biểu cho học sinh thực hành.
2- Học sinh:
ü Soạn theo hướng dẫn của giáo viên.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ giáo viên
HĐ của HS
Kiến thức
HĐ1: (GV hướng dẫn HS ôn tập một số vấn đề về " thêm trạng ngữ cho câu")
Hướng dẫn học sinh ôn tập về kiến thức" thêm trạng ngữ cho câu"
GV chốt vấn đề cho hs nắm.
HĐ 2:(Thực hành)
GV:Gợi ý cho hs tìm các trạng ngữ trong câu.
Cho cá nhân hs tự điền-> nhận xét, sữ chữa, bổ sung.
GV: Hướng dẫn HS xác định và nêu tác dụng.
GV nhận xét.
?
Hướng dẫn hs thực hiện.
Nhận xét, bổ sung-> hs rút kinh nghiệm.
?
? GV: nhận các nhóm. Chốt lại vấn đề.
Theo dõi hs trình bày, nhận xét, bổ sung.
Gv tổng hợp ý kiến của học sinh, bổ sung sửa chữa cho hoàn chỉnh, giúp các em rút kinh nghiệm.
Học sinh ôn lại các kiến thức đã học.
Trình bày theo cá nhân.
Hs sửa chữa những sai xót nếu có.
Cá nhân hs điền vào chỗ trống cho phù hợp.
-> nhận xét rút kinh nghiệm.
Điền vào chỗ trống-> lớp nhận xét.
Tiến hành xác định và nhêu tác dụng theo sự chuẩn bị trước của mình.
Lớp nhận xét.
Thảo luận nhóm
HS thực hiện theo yêu cầu.
Sửa chữa nếu có.
Hs thảo luận nhóm theo sự phân nhóm của gv-> ghi kết quả ra bảng phụ.
Đại diện từng nhóm trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung.
Sửa chữa rút kinh nghiệm.
Nghe gv nhận xét sử chữa-> ghi vắn tắt.
I- Ôn tập:
1. Để xác định thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu, câu thường được mở rộng bằng cách thêm trạng ngữ.
2. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
3. Trạng ngữ được dùng để mở rộng câu, có trường hợp bắt buộc phải dùng trạng ngữ.
II- Luyện tập
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ trong những câu có dưới đây:
a) Mùa đông, giữa ngày mùa-làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất khác nhau.
(Tô Hoài)
b) Qủa nhiên mùa đông năm ấy xảy ra một việc biến lớn.
(Tô Hoài)
Bài tập 2:
Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích sau đây:
a)Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi, cây và hoa khắp miền đất nước về đây hội tụ, đâm chồi phô sắc và tỏa hương thơm.-> Trạng ngữ xác định nơi chốn diễn ra sự việc nói về lăng Bác.
b) Diệu kì thay, trong một ngày, của Tựng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc than hồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.
( Thụy Chương)
( trạng ngữ xác định thời gian, điều kiện diễn ra sự việc: sự thay đổi màu sắc của biển và liên kết, thể hiện mạch lạc giũa các câu trong đoạn văn)
Bài tập 3:
Trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng gì?
Đêm. Trong phòng tập thể, Na, Hà đều đã ngủ say.
( Báo VN, số 36, 1993)
Trạng ngữ nhằm nhấn mạnh ý về thời gian)
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (2’)
Ø Học lại toàn bộ kiến thức..
Ø Chuẩn bị phần "Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động"
Ø Làm các bài tập gv phát cho hs các tờ giấy có in sẵn các bài tập để cho hs chuẩn bị trước.
Ø Ôn lại toàn bộ kiến thức để làm bài kiểm tra kết thúc học học phần.
ÔN TẬP VÀ THỰ HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP
NÂNG CAO VỀ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
Ø Ôn tập, vận dụng các kiến thức đó học để thực hành làm bài tập dưới nhiều dạng khác nhau để khắc sâu, mở rộng kiến thức về "Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động".
2- Kĩ năng:
Ø Tiếp tục rèn luyện thực hành qua một số bài tập nâng cao.
3- Thái độ:
Ø Bồi dưỡng ý thức cầu tiến.
II. Chuẩn bị:
1. giáo viên:
ü Tham khảo tài liệu có liên quan, chọn một số bài tập tiêu biểu cho học sinh thực hành.
ü Phát giấy có chứa một số bài tập cho học sinh tự làm trước ở nhà.
2. học sinh:
ü Soạn theo hướng dẫn của giáo viên.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến thức
HĐ1 (GV hướng dẫn HS ôn tập một số vấn đề về "Chuyểnđổi câu chủ động thành câu bị động ")
Hướng dẫn học sinh ôn tập về kiến thức" Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động "
GV chốt vấn đề cho hs nắm.
HĐ 2:(Thực hành)
GV:Gợi ý cho hs biết chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Cho cá nhân hs tự điền-> nhận xét, sữ chữa, bổ sung.
GV: Hướng dẫn HS xác định và nêu tác dụng.
GV nhận xét.?
Hướng dẫn hs thực hiện.
Nhận xét, bổ sung-> hs rút kinh nghiệm.
?? GV: nhận các nhóm. Chốt lại vấn đề.
Theo dõi hs trình bày, nhận xét, bổ sung.
Gv tổng hợp ý kiến của học sinh, bổ sung sửa chữa cho hoàn chỉnh, giúp các em rút kinh nghiệm.
Học sinh ôn lại các kiến thức đã học.
Trình bày theo cá nhân.
Hs sửa chữa những sai xót nếu có.
Cá nhân hs điền vào chỗ trống cho phù hợp.
-> nhận xét rút kinh nghiệm.
Điền vào chỗ trống-> lớp nhận xét.
Tiến hành xác định và nhêu tác dụng theo sự chuẩn bị trướccủa mỡnh.
Lớp nhận xét.
Thảo luận nhóm
HS thực hiện theo yêu cầu.
Sửa chữa nếu có.
Hs thảo luận nhóm theo sự phân nhóm của gv-> ghi kết quả ra bảng phụ.
Đại diện từng nhóm trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung.
Sửa chữa rút kinh nghiệm.
Nghe gv nhận xét sử chữa-> ghi vắn tắt.
I- Ôn tập các nội dung sau:
- Câu chủ động, câu bị động.
- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
II- Luyện tập
Bài tập 1: Tìm câu bị động trong đoạn trích sau:
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào rực hồng lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng giát vàng một vùng biển trũn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Chiều nắng tàn, mát dịu, pha tím hồng. Những con sóng nhỏ nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
(Vũ Tú Nam)
Bài tập 2:
Chuyển những câu bị động của bài tập 1 thành câu chủ động
Mây che mặt trời xế trưa lỗ đỗ.
Nắng chiếu vào những cánh bườm nâu trên biển hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
III. BÀI KIỂM TRA 30 PHÚT.
1. Đề bài : làm vi tính
2. Đáp án và biểu điểm
A. Trác nghiệm (5đ)
Mỗi câu đúng 0,5 điểm .
1D-2A-3C-4C-5A-6D-7B-8C-9A-10C
B. Tự luận (5đ)
1)( mà chỉ riêng) những người chuyên môn C/ mới định được V
-> Cụm C-V làm phụ ngữ cho cụm DT.
2) Khuôn mặt (C)/ đầy đặn (V)-> cụm C-V làm vị ngữ.
3) ( khi) các cô gái vòng (C)/ đỗ gánh, giở từng lớp lá sen(V)-> cum C-V làm phụ ngữ trong cụm DT
4) Một bàn tay (C )/ đập vào vai(V)-> cụm C-V làm CN.
Hắn (C)/ giật mình (V)-> cụm C-V làm phụ ngữ cho cụm ĐT
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (2’)
Ø Học lại toàn bộ kiến thức..
Ø Chuẩn bị chủ đề III phần " Ôn tập văn nghị luận "
Ø Làm các bài tập gv phát cho hs các tờ giấy có in sẵn các bài tập để cho hs chuẩn bị trước.
Họ tên : Kiểm tra 45 phút
Lớp:. Môn : Ngữ Văn 7
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 5 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi
1, Việc rút bỏ một số thành phần câu để tạo thành câu rút gọn nhằm mục đích gì?
A, Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn.
B, Giúp cho tránh lặp những từ ngữ đó xuất hiện trong câu đứng trước.
C, Ngụ ý hành động, đặc điểm nói đến trong câu là của chung mọi người.
D, Tất cả đều đúng.
2, Câu rút gọn "có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy." Đã lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ
C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Trạng ngữ
3. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?
A. Ôi thật là một tấn kịch! B. Ôi thật là một cuộc chạm trán!
C. Ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. D. Tất cả đều đúng
4. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu "Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cứ khá rõ về sức sống của nó". Được thêm vào câu để làm gì?
A. Để xác định nguyên nhân B. Để xác đinh nơi chốn
C. Để xác định phương tiện D. Để xác định mục đích.
5. Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu "Từ khi có người ấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay"?
A. Ở đầu câu B. Ở giữa câu C. Ở cuối câu
6. Người ta thường dùng câu bị động trong những trường hợp nào?
A. Muốn tạo ấn tượng khách quan (hiểu chủ thể là ai cũng được)
B. Chủ thể qúa rõ ràng, hiển nhiên, không cần nói ra nữa.
C. Không muốn nêu ra chủ thể vì một lí do tế nhị nào đó.
D. Tất cả đều đúng.
7. Câu đặc biệt "Gần một giờ đêm" Được dùng để làm gì?
A. Để liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc.
B. Để nêu lên thời gian, nơi chốn sự việc được nói đến trong câu.
C. Để gọi đáp
D. Để bộc lộ cảm xúc.
8. Câu " Trăng lên" là loại câu gì?
A. Câu bị động. B. Câu rút gọn C. Câu đơn D.Câu đặc biệt.
9. Câu "Bác sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân" Là kiểu câu gì?
A.Câu chủ động B. Câu bị động C. Câu rút gọn D. Câu đặt biệt
10.Câu rút gọn " Và để tin tưởn hơn nữa vào tương lai cảu nó". Đó lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ B.Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Trạng ngữ
II. Tự luận (5 điểm)
Phân tích cấu tạo của các câu sau (tìm cụm C-V làm thành phần câu) và cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì?
1. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
2. Trung đội trưởng khuôn mặt đầy đặn.
3. Khi các cô gái vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
4. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Boi duong Ngu van 7.doc