Câu 1: Viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo vè ăn mặc, đI đứng, nói năng.
Trả lời: - Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
.
Câu 2: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc,vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập.
Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm, theo 2 cách:
a) Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy):
b) Dựa vào cấu tạo ( danh từ, động từ, tính từ)
Trả lời:
a) Dựa vào cấu tạo:
Từ đơn: vườn, ngọt, ăn
Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập.
Từ láy: rực rỡ, chen choc, dịu dàng.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi- Khối 5 Môn: Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.
Trả lời:
Từ ghép tổng hợp: xa lạ, phẳng phiu, mong ngóng, mơ mộng.
Từ láy âm: mải miết, mơ màng, xa xôi, phẳng lặng, mong mỏi
Câu 16: Cho đoạn văn sau:
“ Đêm về khuya. Sương phủ kín mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng tẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”
Lê Lựu
a) Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên.
b) Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Trả lời:
a) Các từ láy: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng tẵng, xôn xao.
b) láy tiếng: dần dần
láy âm: tom tóp, tũng tẵng, xôn xao
láy vần: loáng thoáng
Câu 17: Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp: giá, lạnh, rét, buốt.
Trả lời: Các từ ghép: lạnh giá, giá lạnh, lạnh buốt, giá buốt, buốt giá, giá rét, rét buốt, buốt lạnh.
Câu 18: Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh, hãy xếp các từ: thắng cảnh, cảnh cáo, phong cảnh, cảnh giác, cảnh vật, cảnh tỉnh thành 2 nhóm và cho biết nghĩa của tiếng cảnh trong mỗi nhóm đó.
Trả lời: Nhóm 1: thắng cảnh, phong cảnh, cảnh vật.
* Chỉ chung các sự vật, hiện tượng bày ra trước mắt[r một nơI, một lúc nào đó.
Nhóm 2: cảnh giác, cảnh cáo, cảnh tỉnh.
* Chú ý đề phòng việc không hay có thể xảy ra.
Câu 19: Cho các từ sau: đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh cá, đánh đàn, đánh răng, đánh điện, đánh phèn, đánh bẫy.
a) Xếp các từ trên theo các nhóm có các từ đánh cùng nghĩa với nhau.
b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại.
Trả lời: Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn: Làm phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ, gãy.
Nhóm 2: đánh giày, đánh răng: Làm cho mặt bên ngoài sạch, đẹp hơn bằng cách chà xát.
Nhóm 3: đánh tiếng, đánh điện: làm cho nội dung thông báo được truyền đi.
Nhóm 4: đánh trứng, đánh phèn: làm cho một vật ( một chất) thay đổi trạng thái bằng cách khấy chất lỏng.
Nhóm 5: đánh cá, đánh bẫy: làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt.
Câu 20: Tìm 10 từ ghép theo yêu cầu của đề bài:
- 5 từ ghép có tiếng anh; 5 từ ghép có tiếng hùng.
Trả lời: - 5 từ ghép có tiếng anh: anh dũng, anh hào, anh minh, anh tài, tinh anh.
- 5 từ ghép có tiếng hùng: hùng cường, hùng khí, hùng tráng, hùng vĩ, oai hùng
Câu 21: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học( từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại) trong số các từ sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.
Trả lời: - Từ ghép tổng hợp:nóng bang, nóng nực, lạnh giá.
- Từ ghép có nghĩa phân loại: nóng ran, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt.
Phần II. Ngữ pháp
* Dạng tìm bộ phận câu (Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ)
1. Sáng sớm,/ bà con trong các thôn / đã nườm nượp đổ ra đồng.
TN CN VN
2. Đêm ấy,/ bên bếp lửa hồng,/ ba người /ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
TN TN CN VN
3. Sau những cơn mưa xuân,/ một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát/ trải ra mênh
TN CN
mông trên khắp các sườn đồi.
VN
4. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, / người nhanh tay/ có thể với lên
TN CN
hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía.
CN
6. Tiếng cá quẫy tũng toẵng/ xôn xao quanh mạn thuyền.
CN VN
7. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ / lăn tròn trên bãi cỏ.
CN VN
8. Học/ quả là khó khăn, vất vả.
CN VN
9. Hồi còn đi học, / Hải/ rất say mê âm nhạc.
TN CN VN
10. Từ cái căn gác nhỏ của mình,/ Hải/ có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo
TN CN VN
nhiệt, ồn ã của thành phố Thủ đô.
11. Nhờ có bạn bè giúp đỡ,/ bạn Hòa / đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng
TN CN VN
bản thân.
12. Đêm ấy,/ bên bếp lửa hồng,/ cả nhà/ ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến
TN TN CN VN
sáng.
13. Lớp thanh niên / ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ- rưng
CN VN CN
/vang lên.
VN
14. Mỗi lần Tết đến,/ đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ/ giải trên các lề
TN TN Tn
phố Hà Nội,/ lòng tôi/ thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình
CN VN
của nhân dân.
15. Khi một ngày mới bắt đầu,/ tất cả trẻ em trên thế giới / đều cắp sách đến trường.
TN CN VN
16. ở mảnh đất ấy,/ những ngày chợ phiên,/ dì tôi / lại mua cho vài cái bánh rợm.
TN TN CN VN
17. Do học hành chăm chỉ,/ chị tôi/ luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học.
TN CN VN
18. Buổi sớm,/ ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng
TN TN
bay về tổ,/ con thuyền / sẽ tới được bờ.
CN VN
19. Sống trên cái đất mà ngày xưa,/ dưới sông “ cá sấu cản trước mũi thuyền”,/ trên
TN TN
cạn “ hổ rình xem hát” này, con người/ phải thông minh và giàu nghị lực.
TN CN VN
20. Trong đêm tối mịt mùng,/ trên dòng sông mênh mông, / chiếc xuồng của má
TN TN CN
Bảy chở thương binh / lặng lẽ trôi.
VN
21. Ngoài đường,/ tiếng mưa rơi/ lộp độp,/ tiếng chân người chạy/ lép nhép.
TN CN VN CN VN
22. Trên bãi cỏ rộng,/ các em bé / xinh xắn/ nô đùa / vui vẻ.
TN CN ĐN VN BN
23. Mùa xuân,/ những tán lá / xanh um/ che / mát cả sân trường.
TN CN ĐN VN BN
24. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân,/ con sông Nậm Rốm trắng sáng/ có khúc
TN CN
ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
VN
25. Rải rác khắp thung lũng,/ tiếng gà gáy / râm ran.
TN CN VN
26. Những khi đi làm nương xa,/ chiều không về kịp,/ mọi người/ ngủ lại trong lều.
TN TN CN VN
27.Tiếng suối chảy / róc rách
CN VN
28. Trưa,/ nước biển / xanh lơ / và khi chiều tà,/ biển / đổi màu xanh lục.
TN CN VN TN CN VN
29. Trên nền cát trắng tinh,/ nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, /
TN TN
mọc lên / những bông hoa tím.
VN CN
30. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích/ cũng khiến nó
CN VN
giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu.
VN
31.Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lông lá dữ tợn/ bám đầy các cành cây.
CN VN
32. Đằng xa,/ trong mưa mờ,/ bóng những nhịp cầu sắt uốn cong/ đã hiện ra.
TN TN CN VN
33. Mùa xuân,/ một thế giới ban/ trắng trời, trắng núi.
TN CN VN
34. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào/ hồng rực lên như đàn
CN VN
bướm giữa trời xanh.
35. ánh trăng trong/ chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
CN VN VN
36. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân/ đua
CN
nhau tỏa mùi hương.
VN
37. Thoắt cái,/ trắng long lanh/ một cơn mưa tuyết/ trên những cành đào, lê, mận.
TN VN CN TN
* Dạng thêm các bộ phận phụ cho câu nòng cốt:
38. Thêm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ vào mỗi câu sau để ý diễn đạt thêm cụ thể, sinh động:
a) Lá rơi.
b) Biển đẹp.
GV hướng dẫn HS thêm các bộ phận phụ, ví dụ:
Ngoài đường, lá khô rơi xào xạc.
Buổi sớm, biển Hạ Long đẹp như một bức tranh.
39. Đạt câu theo mô hình sau ( có chú giảI các bộ phận ):
HN, TN, ĐN - CN - ĐN - BN -VN – BN
GV hướng dẫn HS đặt các câu theo dạng:
Mẹ ơi, /ngày mai,/ tất cả/học sinh /của trường con /đều/ đi /tham quan quê Bác.
HN TN ĐN CN ĐN BN VN BN
40. Học sinh học.
Tìm 3 từ ngữ có thể làm định ngữ cho từ học sinh, 3 từ ngữ có thể làm bổ ngữ cho từ học trong câu nòng cốt trên.
GV hướng dẫn HS tìm các từ ngữ:
Học sinh lớp 5A học Tiếng Việt.
Học sinh trường TH Cẩm Sơn học luật giao thông.
Học sinh nữ học bơi vào buổi sáng.
41. Từ ý “ Thành làm bài tập”, hãy viết thành các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm.
Câu kể: Thành đang làm bài tập.
Câu hỏi: Thành đang làm bài tập à?
Câu cầu khiến: Thành làm bài tập đi!
Câu cảm: ồ, Thành đang làm bài tập !
42. Đạt 3 câu với yêu cầu:
a) Một câu có từ năm nay là bộ phận trang ngữ.
b) Một câu có từ năm nay là bộ phận chủ ngữ.
c) Một câu có từ năm nay là bộ phận vị ngữ.
GV hướng dẫn HS viết các câu:
Năm nay, em sẽ học xong Tiểu học.
Năm nay là năm Kỷ Sửu.
Năm vui nhất là năm nay.
* Dạng phát hiện câu sai, chữa lại cho đúng.
1. Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây rồi viết lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp:
a) Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.
b) Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi xông thẳng vào quân giặc.
c) Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.
GV hướng dẫn học sinh phát hiện chỗ sai và sửa lại:
Dùng chưa đủ cặp từ chỉ quan hệ trong câu ghép ( Tuy…. nhưng)
Sửa lại: Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả nhưng mẹ em trồng được rất nhiều rau xanh.
Câu thiếu vị ngữ.
Sửa lại: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi xông thẳng vào quân giặc thật oai phong lẫm liệt.
b) Đạt sai hai vế câu nguyên nhân- kết quả trong câu ghép có cặp quan hệ từ “Vì…nên”
Sửa lại: Vì mẹ đã làm việc quá sức nên mẹ bị ốm.
Học sinh có thể có nhiều cách sửa lại khác nhau.
2. Chữa lại mỗi câu sai ngữ pháp dưới đây bằng 2 cách: thêm từ ngữ, bớt từ ngữ.
a) Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa.
b) Để chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn trường.
c) Qua bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Chữa lại:
Câu
Chữa bằng cách thêm từ ngữ
Chữa bằng cách thêm từ ngữ
a
Khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa
Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa luôn nở một nụ cười đẹp như hoa.
b
Chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn trường
Để chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn trường, mỗi đội viên phải cố gắng đạt nhiều thành tích tốt.
c
Bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng
Qua bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, ta càng hiểu thêm tấm lòng đẹp đẽ của tác giả.
3. Chỉ ra chỗ sai của mỗi câu dưới đây và chữa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt bằng cách thay đổi vị trí từ ngữ hoặc thêm bớt một, hai từ:
a) Rất nhiều cố gắng, nhất là trong học kì II, bạn An đã tiến bộ vượt bậc.
b) Tàu của hải quân ta trên bến đảo Sinh Tồn giữa mịt mù sóng gió.
GV hướng dẫn học sinh phát hiện chỗ sai và sửa lại:
Câu a: Dùng sai trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Rất nhiều cố gắng) hoặc ding câu đơn hay câu ghép không rõ ràng, sai ngữ pháp.
Chữa lại: Với rất nhiều cố gắng, nhất là trong học kì II, bạn An đã tiến bộ vượt bậc.
Câu b: Thiếu vị ngữ.
Chữa lại: Tàu của hảI quân ta đang tiến về đảo Sinh Tồn giữa mịt mù sóng gió.
Học sinh có thể chữa lại bằng nhiều cách khác nhau.
File đính kèm:
- bai soan(1).doc