CHUYÊN ĐỀ I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ.
I. Đặc điểm dân số Việt Nam.
a. Số dân.
- Việt Nam là một quốc gia đông dân.
Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người. Về diện tích, lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, còn về dân số nước ta đứng thứ 14 trên thế giới.
Năm 2007 dân số nước ta là 85,1 triệu người.
b. Gia tăng dân số.
- Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời gian tăng dân số gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 năm ( 1960 -1985).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhưng có xu hướng giảm dẫn đến năm 2003 chỉ còn 1,43 %. Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh do:
+ Cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi năm có khoảng 45 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ.
- Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở nước ta. Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,12 % thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn và miền núi 1,52 % cả nước là 1.43 %. Vùng đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất 1.11 %, Tây Bắc cao nhất 2,19 % ( 1999).
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12313 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh.
- Phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ( At lat)
2. Nông nghiệp
* Điều kiện phát triển. ( chọn lọc ở phần điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến nông nghiệp gồm có đất, nước, khí hậu, địa hình)
* Hiện trạng phát triển.
a. Trồng trọt.
- Về diện tích và tổng sản lương lương thực, ĐBSH chỉ đứng sau ĐBSCL, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao.
- Năng suất lúa của ĐBSH năm 2002 là 56,4 tạ/ha cao nhất trong cả nước ( ĐBSCL là 46,2 tạ/ha.)
- Hầu hết các tỉnh ở ĐBSH đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương. Đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính có các lợi ích
b. Chăn nuôi.
Đàn lợn ở ĐBSH chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước ( 27,2 %, năm 2002). Chăn nuôi bò (đặc biệt là chăn nuôi bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản được chú ý phát triển.
3. Dịch vụ.
Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế ở ĐBSH: 43,9% năm 2002
Giao thông vân tải.
Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở lên sôi động. ở đây phát triển đủ các loại hình giao thông ( đọc trong at lat các tuyến đường bộ, sắt, hàng không chính).Vận tải trong nước và quốc tế qua cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài ngày càng quan trọng.
Bưu chính viễn thông.
Là ngành phát triển mạnh ở ĐBSH. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất của nước ta.
Du lịch.
Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. ĐBSH có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc- Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà…
V. Các trung tâm kinh tế lớn ( đọc trong at lát)
- Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long ( Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng ĐBSH, TDMNBB.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Diện tích: 15,3 nghìn km2.
Dân số: 13 triệu người ( năm 2002).
Bài tập rèn luyện kĩ năng. Cho kiểm tra 60 phút,
Câu 1.
Nêu tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở ĐBSH cùng những điều kiện thuận lợi và khó khăn để sản xuát lương thực của vùng?
Câu 2:
Cho bảng số liệu về tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và binhdf quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH ( %)
Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002
Dân số
100.0
103.5
105.6
108.2
Sản lượng lương thực
100.0
117.7
128.6
131.1
Bình quân lương thực tồi đầu người
100.0
113.8
121.8
121.2
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH.
Cho nhận xét và nêu ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
Vùng Bắc trung bộ.
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
- BTB là một dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam.
- Tiếp giáp ( xác định trong at lat)
- ý nghĩa của vị trí địa lý.
+ Là cửa ngõ ra biển của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra biển và ngược lại từ các nước trong cộng đồng quốc tế vào các nước tiểu vùng Mê Kông.
+ Là cầu nối giao lưu giữa Bắc Bộ và phía nam.
+ Phát triển kinh tế biển.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình.
- Từ tây sang đông, các tỉnh trong vùng đều cí núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
- Địa hình bị chia cắt phức tạp, hẹp ngang lại kéo dài . đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn phía đông hướng ra biển có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt => gây khó khăn cho phát triển kinh tế và khai thác lãnh thổ.
Khí hậu.
- Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa dông khá lạnh nhưng không sâu sắc như ở miền Bắc. Mùa hạ từ tháng 4- tháng 8 hàng năm gió Tây Nam
- Gió Phơn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng, còn kết hợp với hạn hán đốt cháy cây cối, mùa màng.
- Vùng hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều đợt hoạt động của khí áp tây Thái bình Dương ( áp thấp nhiệt đới) nên thường xuyên gây ra bão lụt thiệt hại lớn.
Đất đai.
Có ba loại chính.
- Đất đỏ vàng. ở phần trung du miền núi phía tây thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp , cây ăn quả.
- Đất phù sa bồi tụ ven sông và đồng bằng ven biển thíc hợp với cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất cát hoặc đất cát pha ven biển chất lượng kém chỉ trồng được một số cây màu trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển.
Tài nguyên nước.
Vùng có nhiều sông nhưng phần lớn đều là sông nhỏ, ngắn và dốc, dễn gây ra lũ quét khi mùa mưa đến và khô dòng khi mùa đông ( khô hạn )
E . Tài nguyên sinh vật.
Tài nguyên rừng
Có gần 1.7 triệu ha chiếm 18.6 % đất tự nhiên của vùng nhưng có sự khác biệt giữa bắc Hoàng Sơn và nam Hoành Sơn. Tỉ lệ đất nông nghiệp có rừng ở bắc Hoành Sơn là 61 %, nam Hoành Sơn là 39 %.
Tài nguyên sinh vật biển.
Rất phong phú qua điều tra có tới 30- 40 loài cá, 30 loài tôm, có nhiều đầm phá và các vùng nước lợ ven biển, cửa sông thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.
g. Tài nguyên khoáng sản.
- Phong phú đa dạng nhưng ở bắc Hoàng Sơn phong phong phú hơn ở nam Hoành Sơn ( Đọc các loại khoáng sản và địa bàn phân bố trong at lat)
- Thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp nói chung.
III. Đặc điểm dân cư – xã hội.
Dân cư:
- 10,3 triệu năm 2002. MĐ DS 195 người/km2 đây là vùng thưa dân hơn mật độ trung bình của cả nước. Tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn mức trung bình của cả nước 1,5 %. Đời sống dân cư, đặc biệt là ở vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn. điều này ảnh hưởng lớn đến trình dộ phát triển chung của vùng.
- Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt theo hướng từ đông sang tây. Người kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển; còn vùng miền núi, gò đồi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người. Trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ có sự khác biệt.
Các dân tộc
Hoạt động kinh tế
Đồng bằng ven biển phía đồng
Chủ yếu là người Kinh
Sane xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Sản xuất công nghệp, thương mại và du lịch.
Miền núi, gò đồi phía tây
Chủ yếu là cãc dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru- Vân Kiều….
Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu bò đàn.
2. Xã hội.
Nhiều chỉ tiêu về phát triển dân cư, xã hội ở Bắc Trung Bộ đều thấp hơn mức trung bình trung của cả nước, nhưng chỉ tiêu về tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn mức trung bình trung của cả nước => truyền thống hiếu học, trình độ học vấn cao.
- Người dân Bắc Trung Bộ còn có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ngoại xâm. Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới đã được UNECO công nhận.
Tình hình phát triển kinh tế.
1. Nông nghiệp.
- Nhìn chung Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. ( đất xấu, địa hình nhiều đồi núi bị chia cắt phức tạp, nhiều thiên tai như gió Lào, lũ bão…). Năng suất cũng như bình quân lương thực có hạt ( lúa, ngô) theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. Năm 2002 bình quân lương thực có hạt trên người là 333,7 kg/người.
- Nhờ việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trở thành những nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ. Một số cây công nghiệp hàng năm như: lạc, vừng…. được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha duyên hải. Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò đàn, trong khi vùng ven biển phía đông phát triển rộng rãi nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
- Chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa đang được triển khai tại các vùng nông – lâm kết hợp nhằm phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
- Việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ có những vai trò rất to lớn…….
Công nghiệp.
- Giá trị sản xuất công nghiệp thời kì 1995- 2002 của Bắc Trung Bộ tăng liên tục. Năm 2002 đạt 9883,2 nghìn tỉ đồng ( giá so sánh năm 1994).
- Nhờ có nguồn khoáng sản đặc biệt là đá vôi, Bắc Trung Bộ phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng.
( Xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: Thiếc, crôm, ti tan, đá vôi trong at lat)
- Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu khắp các địa phương. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng được cải thiện.
3. Dịch vụ.
- Giao thông vận tải.
Nhờ vị trí cầu nối giữa Bắc Bộ với các tỉnh phía nam nên Bắc Trung Bộ là địa bàn trung chuyển một khối lượng hàng hoá và hành khách giữa hai miền Nam – Bắc đất nước qua tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất; từ Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông qua các tuyến đường quốc lộ 7,8,9.
- Du lịch.
- Bắc Trung Bộ có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn du khách ( đọc tên các bãi tắm, các vườn quốc gia các điểm du lịch nhân văn trong at lat).
Trong xu thế kinh tế mở, du lịch cũng bắt đầu phát triển. Số lượng khách du lịch tới Bắc Trung Bộ ngày càng tăng nhanh.
Các trung tâm kinh tế.
Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ ( xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm này trong at lat).
Thành phố Thanh Hoá là trung tâm công nghiệp lớn ở phía bắc của Bắc Trung Bộ.
Thành phố Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Bắc Trung Bộ.
Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước.
File đính kèm:
- GIAO AN BD HSG DIA 9 DA DAT GIAI.doc