Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9

ĐỊA LÍ KINH TẾ

I. Mục tiêu:

- Nắm được sự phát triển của nền kinh tế Việt nam

- Kĩ năng tổng hợp kiến thức

II. Phương tiện dạy học:

- Các bản đồ: Nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp

III. Hoạt động dạy và học:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra: Sự học tập ở nhà của học sinh

3. Bài mới:

I. Sự phát triển nền kinh tế việt nam

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế

+ Hướng chuyển dịch: Có sự chuyển dịch rõ rệt giữa các khu vực kinh tế:

- Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông ,lâm, ngư nghiệp).

- Tăng tỉ trọng của khu vực II (CN - XD).

- Tỉ trọng của khu vực III (Dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng nhìn chung là chuyển biến tích cực

-> Xu hướng chuyển biến như vậy là tích cực , đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CN hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành khá rõ

- Ở khu vực I

 Trong nông nghiệp, sự thay đổi diễn ra chưa thật ổn định, xu thế chung là giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
500 kV từ Hoà Bình vào Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng của vùng Phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí: Phú Mĩ, Bà Rịa, Thủ Đức, trong đó trung tâm điện lực Phú Mĩ với tổng công suất thiết kế là 4000 MW Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất + Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải, thông tin liên lạc + Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hoá dầu. Tuy nhiên vấn đề môi trường cần được quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch b, Trong khu vực dịch vụ - Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh, phát triển có hiệu quả các ngành dichj vụ và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng - Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch... - Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng c, Trong nông- lâm nghiệp * Nông nghiệp - Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ dầu tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước. Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Phước) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt... Nhờ vậy , diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng hàng năm cũng tăng và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn - Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước, cho nên cần phải thay đổi cơ cấu cây trồng. Sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên. Vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu, điều. Cây mía và đạu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày * Lâm Nghiệp: - Vốn rừng ít nhưng cần được bảo vệ nhất là ở vùng thượng lưu các con sông để giữ nguồn nước ngầm, môi trường sinh thái. Bảo vệ và qui hoạch tốt vùng rừng ngập mặn, đặc biệt khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, vườn quốc gai Nam Cát Tiên d, Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển - Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển bao gồm: khai thác khoáng sản ở vùng thềm lục địa, khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển và giao thông vận tải biển - Trong công nghiệp sẽ xuất hiện nghành lọc dầu, hoá dầu, kèm theo các ngành dịch vụ, khai thác dầu khí...sẽ làm thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cả sự phân hoá lãnh thổ của vùng, vị trí của vùng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ sẽ được nâng cao - Du lịch phát triển mạnh sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng - Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển sẽ xuất hiện công nghiệp chế biến... - Giao thông vận tải biển giúp cho việc giao lưu trao đổi trong và ngoài nước diễn ra dễ dàng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng - Cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường, phát triển công nghiệp tránh tổn hại đến du lịch * Cần tăng cường phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Long An e, Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi :có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ - Nhiều công trình thuỷ lợi đã được xây dựng: Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng đảm bảo nước tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên bị thiếu nước vào mùa khô của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) - Dự án thuỷ lợi Phước Hoà được thực hiện sẽ giúp chia 1 phần nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất - Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, sẽ làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất hàng năm và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng Câu hỏi: 1, Hãy phân tích thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế? (254- HDG) 2, Chứng Minh Rằng việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? (257- HDG) 3, Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ bao gồm những ngành nào? Nêu rõ những ngành sẽ phát triển và tác động của những ngành này đối với bộ mặt kinh tế của vùng ? (257- HDG) 4, Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự giống và khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa ĐNB với Tây Nguyên (261- HDG) 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức 5. HDVN: Học bài Ký duyệt ngày Tổ chức Đỗ Phương Lan Ngày soạn: Ngày giảng: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế của vùng - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng III. Hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Lồng vào bài mới 3. Bài mới: 1, Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long - Gồm 13 tỉnh, thành phố - Diện tích: 40 000 km2 (12 % diện tích cả nước) - Dân số: Hơn 17,4 triệu người (20,7% dân số cả nước) - Tiếp giáp : Đông Nam Bộ, Cămpuchia, Biển Đông - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta bao gồm: + Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu Thượng châu thổ là khu vực tương đối cao, nhưng vẫn có nhiều vùng trũng, ngập sâu vào mùa mưa Hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều + Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của 2 sông trên, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (đồng bằng Cà Mau) 2, Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu a, Thế mạnh( Thuận lợi) - Vị trí thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với ĐNB * Địa hình bằng phẳng, với diện tích gần 4 triệu ha * Đất phù sa: có diện tích hơn 4 triệu ha trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 3 triệu ha (gần bằng 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước) có 3 nhóm đất chính - Nhóm đất phù sa ngọt chiếm 1,2 triệu ha (30% diện tích tự nhiên của đồng bằng), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu - Nhóm đất phèn có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41% diện tích tự nhiên của đồng bằng), phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp và Tứ Giác Long Xuyên - Nhóm đất mặn với gần 75 vạn ha (19% diện tích tự nhiên của đồng bằng) - Các loại đất khác : Khoảng 40 vạn ha(10%), phân bố rải rác + Các biện pháp cải tạo , sử dụng đất - Biện pháp hàng đầu là làm tốt vấn đề thuỷ lợi để có đủ nước ngọt thau chua, rửa mặn - Lựa chon cơ cấu cây trồng thích hợp, tạo ra các giống lúa chịu được phèn được mặn trong điều kiện nước tưới bình thường - Nuôi trồng thuỷ, hải sản.. + ĐBSCL có nhiều đất phèn và đất mặn vì: - Có 3 mặt giáp biển - Địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước vào mùa mưa - Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã làm tăng thêm độ chua của đất - Mùa khô nước mặn dễ xâm nhập sâu vào đất liền - Ngoài ra sóng biển và thuỷ triều cũng làm tăng độ mặn của đất * Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200- 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27 0 C, nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra, thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt, nhất là cây lúa - Lượng mưa lớn (1300- 2000 mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5- tháng 11) * Sông ngòi: dày đặc có giá trị để thau chua, rửa mặn, giao thông vận tải , nuôi trồng thuỷ sản * Sinh vật: thảm thực vật gồm 2 thành phần chủ yếu: rừng tràm và rừng ngập mặn - Động vật có giá trị hơn cả là cá và chim - Tài nguyên biển hết sức phong phú, chiếm hơn 50 % trữ lượng cá biển cả nước * Khoáng sản: có than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí có ở ngoài khơi b, Khó khăn (hạn chế) - Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn - Mùa khô sâu sắc và kéo dài dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn sâu vào đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất - Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra - Hiện tượng đất thiếu dinh dưỡng, thiếu các nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước làm giảm sút năng suất cây trồng - Khoáng sản ít gây trở ngại cho phát triển kinh tế- xã hội c, Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL là cần thiết vì: - Đây là vựa lúa lớn nhất, có sản lượng lương thực ,thực phẩm lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước - Giải quyết nhu cầu LTTP cho cả nước và cho xuất khẩu - Đây là vùng đồng bằng có nhiều thế mạnh về tự nhiên (dẫn chứng: Đất.., khí hậu.., sông ngòi..., sinh vật...) - Hạn chế về tự nhiên: (dẫn chứng) - Sự xuống cấp của tài nguyên, môi trường do hậu quả chiến tranh để lại và do khai thác quá mức của con người (nhất là rừng) d, Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: + Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô Cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn trong mùa khô kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn Chia ruộng thành các ô nhỏ để có đủ nước thau chua, rửa mặn Vùng tứ giác Long Xuyên, cần dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn thông qua kênh Vĩnh Tế... Giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi sẽ nâng cao hệ số sử dụng đất (tăng diện tích lúa 2-3 vụ) + Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây diện tích rừng bị giảm sút do mở rộng diện tích đất nông nghiệp, phát triển nuôi tôm và cháy rừng + Từng bước cải tạo diện tích đất hoang hoá thành đất canh tác trồng lúa + Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người Câu hỏi 1, Dựa vào Át lát địa lí Việt nam hãy trình bày đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở ĐBSCL và các giải pháp để sử dụng, cải tạo đất ở đây để phát triển NN. Giải thích vì sao ở đây có nhiều đất phèn, mặn? (trang269 -HDG) 2. Điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế? (trang 270- HDG) 3, Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? (trang 271- HDG) 4, Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự giống và khác nhau về điều kiện sản xuất LTTP ở đồng bằng sông Hồng và Đồng băng sông Cửu Long? (276- HDG) 4. Củng cố: Hệ thống kiến thức 5. HDVN : Học bài

File đính kèm:

  • docGA boi duong HSG tinh phan KT.doc
Giáo án liên quan