I.Mục đích, yêu cầu:
1.Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
2.Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên lành.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy- học:
6 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bổ sung tuần 27 - Môn Tập đọc (tiết 51): Thắng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc(t.51): thắng biển.
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
2.Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên lành.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy- học:
T.Gian
5phút
2phút
10phút
12 phút
8phút
3phút
Hoạt động của giáo viên
A.ổn định
B.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )Bài thơ về tiểu đội
xe khụng kớnh
2HS đọc thuộc bài, trả lời câu hỏi 1,3- đại ý bài.
GV nhận xét,ghi điểm.
C.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
Lòng dũng cảm của con người không chỉ được
bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược,
trong đấu tranh vì lẽ phải mà còn bộc lộ trong
cuộc đấu tranh chống thiên tai. Bài văn Thắng
biển sẽ khắc hoạ rõ nét điều đó.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc:
*1 HS đọc toàn bài
*HS đọc tiếp nối
-Lượt 1: 3 HS đọc kết hợp luyện đọc từ khó:
Sóng trào, giận dữ điên cuồng, khoác vai nhau,
quật, ngụp xuống.
-Lượt 2: 3 HS đọc kết hợp đọc từ chú giải.
-Lượt 3: 3 HS đọc,gọi HS nhận xét.
*HS đọc theo cặp.
*1 HS đọc toàn bài.
*GV đọc mẫu
Đoạn 1: Câu đầu đọc chậm rãi, sau nhanh dần.
Đoạn 2: Giọng gấp gáp, căng thẳng nhấn giọng
các tữ gợi tả, từ tượng thanh, tượng hình.
Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn, nhấn giọng
từ ngữ:một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống,
quật, hàng rào sống, ngụp xuống, trồi lên, cứng
như sắt, cột chặt lấy, dẻo như chão, quấn chặt,
như suối, sống lại,..
b.Tìm hiểu bài:
+1HS đọc đoạn 1:
(?)Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão
biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
(?)Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe
doạ của cơn bão biển?
(?) ý 1 của bài.
Sự đe doạ của cơn bão biển.
+GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 2.
(?)Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào?
GVchốt ý: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão
biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động.Cơn bão
có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi:như
một đàn cá voi lớn, sóng trào qua nhừng cây vẹt
cao nhất, vụt vào thân đê rào rào.Một bên là
biển, là gió, trong ...
(?) ở đoạn 1và đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển
cả?
**Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?
( tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gây
ấn tượng mạnh mẽ).
(?) ý 2 của bài là gì?
Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển.
+ GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 3.
(?) Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng
dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con
người trước cơn bão biển?
GV chốt ý:Cuộc chiến đấu với biển cả thật gay
go, quyết liệt song với ý chí quyết tâm con người
đã chiến thắng.
(?) ý 3 của bài?
Với lòng dũng cảm con ngưòi đã chiến thắng.
-Đại ý của bài?
Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của
con người trong cuộc đấu tranh chống thiên
tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
*3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
*GV hướng dẫn, đọc mẫu đoạn luyện diễn cảm:
...Một tiếng reo to .. .sống lại...
*HS luyện đọc nhóm đôi.
*HS thi đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét,GV cho điểm.
D. Củng cố-Dặn dò:
GV tổng kết bài-Nhận xét tiết học.
Bài sau:Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
Hoạt động của HS
2HS đọc,trả lời câu hỏi.
HS nhận xét bạn đọc.
HS quan sát tranh
-1HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối theo 3
đoạn
- 3HS đọc
- 3HS đọc
- HS đọc nhóm đôi
-1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc đoạn
...biển tấn công àbiển
đe doạàngười thắng
biển
..gió bắt đầu mạnh- nước
biển càng dữ-biển cả
muốn nuốt tươi..nhỏ bé.
-HS nêu
-HS lặp lại
-1 HS đọc đoạn
HS trả lời
-HS lắng nghe
HS trả lời:
-so sánh, nhân hoá
-HS nêu
-HS lặp lại
-HS đọc đoạn
...hơn hai chục..mặn;họ
Ngụp xuống,..sống lại.
HS nêu
HS nêu
HS lặp lại
3 HS đọc nối tiếp
HS lắng nghe
HS luyện nhóm đôi
3-5 HS thi đọc
HS nêu nhận xét
Tập đọc(t.52): ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước ngoài, lời đối đáp giữa các nhân vật.
Giọng đọc phù hợp với lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn truyện; thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
2.Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
Truyện Những người khốn khổ (nếu có)
III. Các hoạt động dạy- học:
T.Gian
5phút
2phút
10phút
12phút
8phút
3phút
Hoạt động của giáo viên
A.ổn định
B.Kiểm tra bài cũ:Thắng biển.
3 HS đọc thuộc bài, trả lời câu hỏi 2,4-đại ý bài.
GV nhận xét,ghi điểm.
C.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
Ga-vrốt là nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm nổi
tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp
Huy-gô.Bài đọc hôm nay là một trích đoạn của
tác phẩm trên.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc:
*1 HS đọc toàn bài
*HS đọc tiếp nối
-Lượt 1: 3 HS đọc kết hợp luyện đọc từ khó:
Ga-rốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc.
Luyện đọc các câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến
có trong bài.
-Lượt 2: 3 HS đọc kết hợp đọc từ chú giải.
-Lượt 3: 3 HS đọc,gọi HS nhận xét.
*HS đọc theo cặp.
*1 HS đọc toàn bài.
*GV đọc mẫu
Giọng Ăng-giôn-ra bình tĩnh.
Giọng Cuốc-phây-rắc lúc đầu ngạc nhiên, lo lắng
Giọng Ga-vrốt bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch
Nhấn giọng mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên,
ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn.
b.Tìm hiểu bài:
+1HS đọc đoạn 1:
(?)Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
(?) ý 1 của bài.
+GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 2.
(?)Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm
của Ga-vrốt?
GVchốt ý: Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra
ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới
làn mưa đạn của địch; Cuốc-phây-rắcgiục cậu
quay vào chiến luỹ nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại
nhặt đạn;Ga-rốt lúc ẩn lúc hiện dưới làn đạn;
chơi trò ú tim với cái chết...
(?) ý 2 của bài là gì?
.
+ GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 3.
(?) Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên
thần?
GV chốt ý:Hình ảnh Ga-vrốt bất chấp nguy hiểm len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là
một hình ảnh rất đẹp, chú bé có phép như thiên
thần, đạn giặc không đụng tới được.
(?) ý 3 của bài?
.
-Đại ý của bài?
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
*4 HS đọc phân vai toàn bài.
*GV hướng dẫn, đọc mẫu đoạn luyện diễn cảm:
...Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn ....ghê rợn...
nhấn giọng nằm xuống,đứng lên, ẩn, phốc ra, tới, lui,dốc cạn,không rời, thiên thần, bắn,nhanh hơn
,ú tim, ghê rợn.
*HS luyện đọc nhóm đôi.
*HS thi đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét,GV cho điểm.
D. Củng cố-Dặn dò:
-Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-rốt?
GV tổng kết bài-Nhận xét tiết học.
Bài sau:Dù sao trái đất vẫn quay.
Hoạt động của HS
3HS đọc,trả lời câu hỏi.
HS nhận xét bạn đọc.
HS quan sát tranh
-1HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối 3đoạn
Đoạn 1:6 dòng đầu
Đoạn 2:Thì raGa-vrốt
nói.
Đoạn 3:Phần còn lại
- 3HS đọc
- 3HS đọc
- HS đọc nhóm đôi
-1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc đoạn
..nghĩa quân sắp hết đạn
nên ra ngoài chiến luỹ
để nhặt đạn giúp nghĩa
quân có đạn chiến đáu.
-HS nêu
-HS lặp lại
-1 HS đọc đoạn
HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS nêu
-HS lặp lại
-HS đọc đoạn
HS trả lời
HS nêu
HS nêu
HS lặp lại
4 HS đọc phân vai
HS lắng nghe
HS luyện nhóm đôi
3-5 HS thi đọc
HS nêu nhận xét
..là một cậu bé anh hùng
..khâm phục lòng dũng
cảm của Ga-vrốt
File đính kèm:
- TDoc.doc