Tập đọc:
LÒNG DÂN
(tiết 1)
A. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng một văn bản kịch và đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần một của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- Cảm phục tầm lòng của người dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK, bảng phụ ghi đoạn kịch cần luyện đọc diễn cảm (Cai: -(dỗ dành).đùm bọc nhau.).
27 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bộ môn Lớp 5 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ở kinh thành huế
A. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần vương (1885 - 1896).
- Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Hình trong sgk, bản đồ hành chính Việt Nam (GTB).
C. Hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhận xét, đánh giá.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( tranh và bản đồ).
2. Hướng dẫn tìm hiểu:
*HĐ 1: Người đại diện phía chủ chiến.
- Gọi HS đọc sgk và trả lời các câu hỏi sau:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ với thực dân Pháp như thế nào ?
+ Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp ?
*Chốt lại: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục ; các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái: Phái chủ chiến và phái chủ hoà
*HĐ 2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ?
+ Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế. (Cuộc phản công diễn ra khi nào ? Ai là người lãnh đạo ? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào ? Vì sao cuộc phản công thất bại ?)
*HĐ3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần vương.
+ Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì ? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta ?
+ Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần vương.
III. Củng cố:
- Gọi HS nêu lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS trả lời.
- Nghe, đọc sgk, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
- Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành hai phái:
+ Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp.
+ Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp
- Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp.
- Hoạt động theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
+ Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.
+ Đêm mồng 5 -7 – 1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng "thần công". Quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ Pháp. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, đến gần sáng thì quân Pháp đánh trả lại. Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm nhưng vũ khí lạc hậu, lực lượng ít. Từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước.
+ Sau khi cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Tại đây, ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
+ Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình – Thanh Hoá); Phan Đình Phùng (Hương Khê – Hà Tĩnh); Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy – Hưng Yên);
- 1, 2 HS đọc.
IV. Dặn dò:
-Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau : Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Ngày soạn:10/9/2008.
Ngày giảng: Sáng thứ 6, 12/9/2008.
Toán:
ôn tập về giải toán
A. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố về cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 (bài toán "Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó").
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi đề BT1, 2 (17,18).
C. Hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra VBT của HS .
- Nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn ôn tập:
a) Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó:
- Trưng bảng phụ, gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS nêu cách giải và tổ chức giải BT.
+ Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ?
b) Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Tổ chức thực hiện tìm hiểu và giải BT tương tự như BT 1.
+ Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số ?
3. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1(18):
- Gợi ý HS áp dụng làm như BT ở trên và tổ chức làm bài.
*Bài 2 (18):
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải BT.
IV. Củng cố:
- Nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số.
- Nhận xét tiết học.
- 3, 4 HS nộp VBT. HS khác kiểm tra chéo nhau.
- 1HS đọc , lớp đọc thầm
- Nối tiếp nêu cách giải.
- Tiến hành giải vào nháp và nêu bài giải.
Bài giải
?
Số bé:
121
Số lớn:
?
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
5 + 6 = 11 (phần)
Số bé là:121 : 11 x 5 = 55
Số lớn là:121 – 55 = 66
Đáp số: 55 và 66.
- 3, 4 HS nêu.
- 1 HS làm bài bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở nháp.
Bài giải
?
192
Số bé:
Số lớn:
?
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là
5 – 2 = 3 (phần)
Số bé là: 192 : 2 x 3 = 288
Số lớn là: 288 + 192 = 480
Đáp số: 288 và 480.
- 3, 4 HS nêu.
- 2 HS giải bảng, lớp làm vào nháp.
a) Tổng số phần bằng nhau là :
7 + 9 = 16 (phần)
Số bé là: 80 : 16 x 7= 35
Số lớn là: 80 – 35 = 45
Đáp số: 35 và 45.
b) Hiệu số phần bằng nhau là:
9 – 4 = 5 (phần)
Số bé là: 55 : 5 x 4 = 44
Số lớn là: 55 + 44 = 99
Đáp số: 44 và 99.
- 1 HS giải bảng, lớp làm vào vở.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là 3 – 1 = 2 (phần)
Số lít nước mắm loại II là: 12 : 2 = 6 (l)
Số lít nước mắm loại I là: 6 +12 =18 (l)
Đáp số: 18 lít và 6 lít.
- 1, 2 HS nêu.
V. Dặn dò:
- Dặn HS làm BT 3(18) và làm các BT trong VBT.
Luyện từ và câu:
Luyện tập về từ đồng nghĩa
A. Mục tiêu:
- Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn , đoạn văn.
- Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt với đất nước, quê hương.
- Có ý thức vận dụng từ ngữ trong giao tiếp.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi BT 1(32), bảng nhóm làm BT 3(33).
C. Hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra VBT cua HS.
- Nhận xét.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm BT:
*Bài 1(32):
-Trưng bảng phụ gọi HS đọc nội dung và yêu cầu BT.
- Tổ chức làm bài.
*Bài 2(33): HS khá, giỏi.
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu BT.
- Tổ chức thảo luận, trả lời câu hỏi.
*Bài 3(33):
- Nêu rõ yêu cầu BT.
- Hướng dẫn và tổ chức HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài viết.
- Nhận xét, đánh giá.
III. Củng cố:
- Gọi HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ ở BT 2.
- Nhận xét tiết học .
- 3, 4HS nộp VBT, dưới lớp kiểm tra chéo nhau.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS điền bảng, lớp làm vào VBT và nêu miệng bài làm:
(Thứ tự từ cần điền: đeo - xách - vác - khiêng – kẹp).
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm ở SGK.
- Hoạt động theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến:
"Gắn bó với quê hương, là tình cảm tự nhiên" là ý nghĩa chung của 3 câu tục ngữ đó.
- L- 2, 3 HS viết bài trên bảng nhóm. Lớp viết vào nháp.
- 3, 4 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết.
- Nhận xét.
- 2, 3 HS đọc. lớp đọc thầm ở SGK.
IV. Dặn dò:
- Dặn HS làm lại BT 3 vào VBT.
Tập làm văn:
Luyện tập tả cảnh
A. Mục tiêu:
- Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.
- Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- Rèn luyện cảm xúc thẩm mĩ.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi nội dung chính của 4 đoạn văn ở BT 1(34).
- Dàn ý bài văn của học sinh.
C. Hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm BT:
*Bài 1(34):
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu BT.
- Tổ chức HS thảo luận, xác định nội dung chính mỗi đoạn.
- Gọi học sinh phát biểu.
- Nhận xét, trưng bảng phụ để kết luận và lưu ý HS: Khi viết, các em cần chú ý liên kết ý trong đoạn sao cho phù hợp với nội dung bạn Liên đã viết.
- Tổ chức HS viết và đọc bài viết.
- Nhận xét, ghi một số câu, từ diễn đạt tốt lên bảng và cho điểm học sinh có nhiều tiến bộ.
*Bài 2(34):
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức HS viết bài và đọc bài viết.
- Gợi ý nhận xét, cho điểm.
III. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- HS mở VBT.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm ở SGK.
- Thảo luận nhóm đôi và nối tiếp nhau trả lời.
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: Tả ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Tả cây cối sau mưa.
+ Đoạn 4: Tả đường phố và con người sau cơn mưa.
- HS viết bài vào VBT.
- 4, 5 HS đọc bài nối tiếp.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm ở SGK.
- Dựa bào dàn ý đã lập, viết bài vào vở nháp.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình.
- Nhận xét về nội dung, câu, từ diễn đạt.
- 1, 2 HS đọc lại các đoạn văn ở BT 1.
IV. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn chỉnh BT 2 và quan sát trường học ghi lại điều quan sát được.
Luyện viết:
quang cảnh làng mạc ngày mùa
A. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng cỡ, mẫu chữ, đúng tốc độ yêu cầu, câu từ và nội dung đoạn viết ( Màu lúa chín.đốm quả chín vàng).
B. Hoạt động dạy- học:
- 1HS đọc đoạn viết.
- Tập viết hoa chữ: M, N, T, B.
- Viết bài vào vở.
- Chấm, chữa bài.
Ngày soạn: 10/9/2008.
Ngày giảng: Chiều thứ 6, 12/9/2008.
Toán:
ôn tập bảng chia
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố và kiểm tra về các bảng chia (từ bảng chia 6 đến 9).
B. Hoạt động dạy- học:
- Gọi HS liệt kê các bảng chia.
- HS lần lượt đọc từng bảng chia.
- Nhận xét, giao nhiệm vụ ôn tập các bảng chia mà HS chưa thuộc.
Tập làm văn:
Luyện tập tả cảnh
A. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh.
B. Hoạt động dạy- học:
*Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng quê em.
- HS nêu lại dàn ý chung cho bài văn tả cảnh.
- GV hướng dẫn lại các bước lập dàn ý.
- HS lập dàn ý vào nháp, 2, 3 HS lập trên phiếu to.
- Nối tiếp trình bày, dán phiếu.
- Nhận xét, đánh giá.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 3-Giang.doc