Tập đọc: ( 40)
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
A - Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát đúng các từ ngữ, câu trong bài. Thể hiện được tình cảm thân ái, trừu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam.
- Hiểu các từ ngữ trong bài và nội dung thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
+ Thuộc lòng 1 đoạn thư.
- Giáo dục lòng kính trọng Bác Hồ.
B - Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc: “Sau 80 năm .kết quả tốt đẹp”.
24 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bộ môn Lớp 5 - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thù.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ của bộ đồ dùng DH, bảng phụ ghi lời thuyết minh cho tranh.
C. Hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung, yêu cầu của phân môn.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
*GV kể chuyện:
- Kể lần 1, lần 2 (kết hợp tranh minh hoạ).
- Giải nghĩa các từ: sáng dạ, mít tinh, luật sư, tuổi thành niên, quốc tế ca.
+Câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Anh Lý Tự Trọng được cử đi học nước ngoài khi nào ?
+ Về nước anh làm nhiệm vụ gì ?
+ Hành động dũng cảm nào của anh Trọng làm em nhớ nhất ?
*Hướng dẫn viết lời thuyết minh cho tranh:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 1.
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm trao đổi, thảo luận về nội dung của từng tranh và báo cáo kết quả.
- Trưng bảng phụ, kết luận:
+ Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập.
+ Tranh 2 : Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các tổ chức đảng bạn qua đường tàu biển.
+ Tranh 3 : Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc.
+ Tranh 4 : Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết tên mật thám, cứu đồng chí và bị giặc bắt.
+ Tranh 5 : Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
+ Tranh 6 : Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.
*HS kể chuyện:
- Chia nhóm, nêu yêu cầu cụ thể và tổ chức kể trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp, và trả lời:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét, khen ngợi HS kể chuyện hay nhất.
III. Củng cố:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về con người Việt Nam ?
- Nhận xét giờ học.
- Nghe, theo dõi tranh.
+ Các nhân vật : Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư.
+ năm 1928.
+ liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến trước lớp.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk.
- Nhóm 4.
- Các nhóm tiếp nối nhau báo cáo kết quả (mỗi nhóm chỉ nói về một tranh).
- Nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động nhóm 6.
- 2- 3HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và trả lời câu hỏi về nội dung truyện như phần mục tiêu.
- 2, 3 HS trả lời.
IV. Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Lịch sử: (30)
"bình tây đại nguyên soái" trương định
A. Mục tiêu:
- Nắm được:Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì. Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. Ông được nhân dân khâm phục, tin yêu và suy tôn là "Bình Tây Đại nguyên soái".
- Rèn kĩ năng phân tích.
- Giáo dục lòng yêu nước.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Hình vẽ trong sgk(HĐ2), bản đồ hành chính Việt Nam(HĐ1).
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung, yêu cầu môn học.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu:
*HĐ 1: Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược.
- Yêu cầu HS đọc sgk, suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ?
* GV vừa chỉ bản đồ vừa giảng giải về tình hình nước ta lúc bấy giờ..
*HĐ 2: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
- Yêu cầu HS đọc sgk, suy nghĩ lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì ? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào ?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định ? Việc làm đó có tác dụng như thế nào ?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
- Giới thiệu tranh và kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
*HĐ3: Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với "Bình Tây Đại nguyên soái".
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
- Kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ.
III. Củng cố:
- Gọi HS đọc phần Bài học ở sgk và nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm ở SGK.
+ Nhân dân Nam Kì đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực,
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước.
- Nối tiếp trả lời.
+ buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang.
+ lệnh của nhà vua là không hợp lí vì lệnh đó thể hiện sự nhượng bộ của triều đình với thực dân Pháp, và trái với nguyện vọng của nhân dân.
+ Trương Định băn khoăn suy nghĩ: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch ; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến.
+ . đã suy tôn Trương Định là "Bình Tây Đại nguyên soái". Điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc.
+ đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giặc.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ đã lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông, (lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học)
- 1-2 HS đọc.
IV. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau : Nguyễn Trường Tộ đất nước.
Ngày soạn: 20/8/2008.
Ngày giảng: Thứ 6, 22/8/2008.
Toán: (40)
Phân số thập phân
A. Mục tiêu:
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Biết chuyên đổi một phân số thành phân số thập phân.
- Bồi dưỡng khả năng tư duy toán học.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm ghi BT4(8).
C- Hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các cách so sánh phân số?
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu:
- Ghi bảng: ; ; ; gọi HS nhận xét.
- Kết luận: Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, gọi là các phân số thập phân.
- Hướng dẫn cách chuyển phân số thành phân số thập phân như các VD ở SGK.
- Lưu ý: Chỉ có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
3. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1(8):
- Ghi bảng các phân số như ở SGK, gọi HS đọc.
*Bài 2(8):
- Đọc cho HS ghi lần lượt các số.
*Bài 3(8):
- Nêu yêu cầu, gọi HS trả lời.
*Bài 4(8):
- Nêu yêu cầu, chia nhóm và tổ chức làm bài.
IV. Củng cố:
- Gọi HS nêu lại cách nhận biết và cách chuyển đổi từ phân số thành phân số thập phân.
- 2, 3 HS trả lời.
- Nối tiếp nhận xét: Mẫu số là 10, 100, 1000,
- 3, 4 HS nhắc lại.
- Viết vào nháp, nêu miệng kết quả.
==;
- Nhận xét: Có 2 cách chuyển đổi là nhân và chia.
- Đọc nối tiếp.
- Viết bảng con: ; ; ;
- Nối tiếp nêu miệng kết quả: ;
- Hoạt động nhóm 5 trên bảng nhóm.
- Trưng bày kết quả.
a)== b)==
c) d)
- 2, 3 HS nêu.
V. Dặn dò:
- Dặn ghi nhớ các kiến thức đã học và làm các BT ở VBT.
Luyện từ và câu: (35)
luyện tập về từ đồng nghĩa
A. Mục tiêu:
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
- Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
- Có ý thức dùng từ chính xác.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi BT 3(13).
C. Hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
- Nhận xét, đánh giá.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1(13):
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Chia lớp thành 2 nhóm, cho 2 nhóm thi làm bài tiếp sức bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại:
Nhóm 1
a) Các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh :
xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh tươi, xanh lơ, xanh mướt,
b) Các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ:
đỏ au, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ hoe, đỏ lòm
Nhóm 2
c) Các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng:
trắng tinh, trắng toát,, trắng muốt, trắng phau, trắng ngà, trắng ngần
d) Các từ đồng nghĩa chỉ màu đen:
đen sì, đen kịt, đen thui, đen thủi, đen ngòm
*Bài2(13):
- Nêu yêu cầu BT.
- Tổ chức HS làm bài vào vở nháp, nêu miệng bài làm.
*Bài3(13):
- Trưng bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu BT và đọc đoạn văn "Cá hồi vượt thác".
- Tổ chức làm bài và báo cáo kết quả.
III. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học .
- 2, 3HS lần lượt trả lời.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk.
- 2 nhóm thi làm bài tiếp sức trên bảng lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, theo dõi sgk.
- Tiếp nối nhau nêu miệng bài làm:
VD: Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt.
Búp hoa lan trắng ngần.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS làm trên bảng phụ, lớp làm vào VBT
- Các từ thích hợp cần chọn là:
điên cuồng – nhô lên – sáng rực – gầm vang – hối hả.
IV. Dặn dò:
- Dặn HS đọc lại nội dung BT 3, hoàn thiện các BT ở VBT.
Tập làm văn: (35)
Luyện tập tả cảnh
A. Mục tiêu:
- Nhận biết được cách quan sát và miêu tả.
- Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý các điều đã quan sát.
- Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho HS.
B- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi dàn ý tham khảo.
C- Hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1(14):
- Yêu cầu HS đọc bài, thảo luận và trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn.
*Bài 2(14):
- Treo bảng phụ ghi dàn ý tham khảo và giới thiệu dàn ý.
- Tổ chức lập dàn ý và trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
III. Củng cố:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- 2, 3 HS nêu.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời.
a) Tả đám mây, vòm trời, giọt mưa, mái tóc, sợi cỏ,.
b) Quan sát sự vật bằng thị giác, xúc giác.
c) Các chi tiết thể hiện..
- Quan sát và nghe.
- Làm vào VBT và nối tiếp trình bày.
- 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
IV. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau viết bài.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 1-Giang.doc