Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 28

LỊCH SỬ- Khối 5

Bài:Tiến vào Dinh Độc lập.

Tiết: 28

DKTG: 40 phút

I/Mục tiêu:

 Biết ngày 30/4/1975 quân dân ta giải phóng SG, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất:

 + Ngày 26/4/1975 chiến dịch HCM bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền SG trong thành phố.

 + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.

II/Chuẩn bị:

 *GV: Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.

 *HS: Sưu tầm ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975.

 *Dự kiến hình thức: N,L

 *Dự kiến phương pháp: QS,TL

 

doc20 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đậu, tưới nước thường xuyên, đặt chỗ có ánh sáng nhưng dùng keo dán giấy bôi lên 2 mặt của lá cây. HS 3: Gieo 1 hạt đậu, để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước. HS 4: Gieo 2 hạt đậu, để nới có ánh sáng, tưới nước thường xuyên, sau khi lên lá nhổ 1 cây ra trồng bằng sỏi đã rửa sạch. ĐỊA LÍ – KHỐI 5 BÀI: Châu Mĩ (tiếp theo). Tích hợp; GDBVMT ( HĐ2 – liên hệ) I/Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ: + Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. + Bắc Mĩ có nền KT phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì; có nền kiinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. - Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Mĩ. - GDBVMT: GD HS biết châu Mĩ có nền KT phát triểnàÔ nhiễm không khí, nguồn đất, nướcàKhai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, xử lí chất thải công nghiệp.(HĐ2) II/Chuẩn bị: *GV: Bản đồ Thế giới. Môt số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ. *HS: Sách giáo khoa. *Dự kiến hìh thức: N,CN *Dự kiến phương pháp: QS,TL III/Hoạt động dạy học: Phương pháp dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:: Kiểm tra bài: Châu Mĩ. 3. Bài mới: Châu Mĩ (tiếp theo) *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. .Dân cư Châu Mĩ: -Dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung mục 3, trả lời: +Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? +Người dân từ các châu lục nào đã đến Châu Mĩ sinh sống. +Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở đâu? -GV giải thích thêm: sgv. **Kết luận: Châu Mĩ đứng hàng thứ 3 về số dân trong các châu lục và phần lớn dân châu Mĩ là dân nhập cư. *Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm Hoạt động kinh tế: -Trong nhóm quan sát H4, đọc sgk, thảo luận theo các câu hỏi: +Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. +Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và N Mĩ. +Kể tên một số ngành công nghiệp chínhở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. GDBVMT: - Châu Mĩ có nền KT phát triển ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? **Kết luận: sgv. *Hoạt động 3:Làm việc nhóm đôi Hoa Kì: -Gọi HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ Thế giới. -HS trao đổi một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (vị trí, địa lí, dân số, đặc điểm kinh tế). **Kết luận: sgv. 4.Hoạt động nối tiếp: Bài sau: Châu Đại Dương và Châu Nam Cực. HS trả lời. HS mở sách. HS trả lời. HS hoạt động nhóm và trả lời . HS trả lời: Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, xử lí chất thải công nghiệp. HS chỉ bản đồ. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. HS lắng nghe. ĐỊA LÍ- KHỐI 4 Bài: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Tiết: 28 DKTG: 40 phút I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS biết duyên hải miền Trung là vùng tập trung dân cư khá đông đúc & một số hoạt động sản xuất của người dân ở vùng này. HS biết một số hoạt động phục vụ du lịch; phát triển công nghiệp; lễ hội Tháp Bà. 2.Kĩ năng: HS giải thích được một cách đơn giản sự phân bố dân cư của vùng: dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất (đất canh tác, nguồn nước sông, biển). Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất & hoạt động kinh tế mới. Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất ở duyên hải miền Trung. Sử dụng tranh ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường từ mía. Biết đến nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung là tổ chức lễ hội. 3.Thái độ: Tôn trọng & phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của vùng duyên hải miền Trung cũng như hoạt động sản xuất ở nơi đây. PTHS: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển. II.CHUẨN BỊ: *GV:- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam. -Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp;lễ hội của người dân miền Trung (đặc biệt là ở Huế). -Mẫu vật: tôm, cua, muối, đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía & một số thìa nhỏ. *HS: SGK *Dự kiến hình thức: N *Dự kiến phương pháp: QS,TL III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Duyên hải miền Trung Dựa vào lược đồ, kể tên các đồng bằng theo thứ tự từ Nam ra Bắc? Vì sao sông miền Trung thường gây lũ lụt vào mùa mưa? So sánh đặc điểm của gió thổi đến các tỉnh duyên hải miền Trung vào mùa hạ & mùa thu đông? GV nhận xét 3. Dạy bài mới: a.Giới thiệu: Với đặc điểm đồng bằng & khí hậu nóng như vậy, người dân ở đây sống & sinh hoạt như thế nào? Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung & lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã & thành phố ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ dân cư để HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày. Quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở duyên hải miền Trung? GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK. GV bổ sung thêm: trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận lợi trong lao động sản xuất . Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi GV yêu cầu HS đọc ghi chú các ảnh. Cho biết tên các hoạt động sản xuất? GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm bảng có 4 cột (trồng trọt; chăn nuôi; nuôi, đánh bắt thủy sản; ngành khác), yêu cầu các nhóm thi đua điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS đã quan sát. GV khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà HS tìm hiểu đa số thuộc ngành nông – ngư nghiệp. Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động này? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. (chuyển ý) Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân Tên & điều kiện cần thiết đối với từng ngành sản xuất? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời. Nhắc lại tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung & nêu lí do vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này? Yêu cầu HS đọc bảng thống kê. GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt & khô hạn, người dân miền Trung vẫn cố gắng vượt qua khó khăn, luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng & bán cho nhân dân ở các vùng khác. 4. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Người dân ở duyên hải miền Trung (tiết 2) HS trả lời HS nhận xét HS quan sát Ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. Song nếu so sánh với đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng. HS quan sát & trả lời câu hỏi (cô gái người Kinh thì mặc áo dài, cổ cao, quần trắng; còn cô gái người Chăm thì mặc váy) HS đọc ghi chú HS nêu tên hoạt động sản xuất. Các nhóm thi đua Đại diện nhóm báo cáo trước lớp Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện bảng. 2 HS đọc lại kết quả HS trình bày Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011 KHOA HỌC- KHỐI 5 Bài: Sự sinh sản của côn trùng. Tiết: 56 DKTG: 40 phút I/Mục tiêu: - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. II/Chuẩn bị: GV: Hình trang 114, 115 sgk. HS: SGK Dự kiến hình thức: N Dự kiến phương pháp: QS,TL III/Hoạt động dạy học: Phương pháp dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:: Kiểm tra bài: Sự sinh sản của động vật. 3. Bài mới: Sự sinh sản của côn trùng. *Hoạt động 1: Làm việc với sgk. Chia nhóm. -GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 sgk, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm. Cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: +Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? +Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? +Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.( theo gợi ý của sgv trang 114 cho các hình ở sgk GV kết luận: sgv. *Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.Chia nhóm.. -Nhóm trưởng điều khiển theo chỉ dẫn sgk. Thư kí ghi kết quả thảo luận theo mẫu: Ruồi Gián SS chu kì sinh sản: Giống nhau. Khác nhau. Cách tiêu diệt - Đại diện nhóm trình bày. GV sửa bài. GV kết luận: sgv. 4. Hoạt động nối tiếp: Bài sau: Sự sinh sản của ếch. HS trả lời. HS mở sách. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. HS đại diện nhóm. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. HS đại diện nhóm. Đáp án: sgv trang 181 HS lắng nghe. SINH HOẠT LỚP TUẦN 28 I. Mục tiêu giáo dục: Giáo dục ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới. Giúp học sinh nhân thức đúng đắn việc học tập để học sinh có cố gắng hơn trong học tập. Đề ra phương hướng tuần sau. II.Nội dung và hình thức: 1.Nội dung: Đánh giá hoạt động của tuần 28 Triển khai kế hoạch tuần 29. 2.Hình thức: Triển khai, đánh giá, thảo luận. III.Lên lớp: *HĐ1: Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới. *HĐ2: Đề ra phương hướng tuần sau. *HĐ3: Tổ chức trò chơi Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua. Lớp phó, các tổ trưởng bổ sung ý kiến. Ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp. Nhận xét hoạt động tuần 28 Đạo đức: Đa số các bạn ngoan ngoãn chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra. Tồn tại: Tránh tình trạng nghỉ học *Học tập: - Duy trì tốt nề nếp dạy và học Các hoạt động khác: Thể dục: Nghiêm túc. VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ Chăm sóc bồn hoa thường xuyên. Kế hoạch tuần 29: Duy trì nề nếp dạy và học Hoàn thiện tiền kế hoạch nhỏ. Lớp đi vận động các bạn thường xuyên nghỉ học ra lớp. *HS thực hiện theo yêu cầu. DUYỆT KT DUYỆT BGH ..

File đính kèm:

  • docGAt28.doc
Giáo án liên quan