Lịch sử- khối 4
Bài: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN
Tiết: 16
DKTG: 40 phút
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số sự kiện về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần.
+ Tài thao lược của các chiến sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình minh họa trong SGK.
- HS: Phiếu học tập cho HS. Sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Trần Quốc Toản.
- Dự kiến hình thức: N
- Dự kiến phương pháp: QS, TL
15 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thối, bốc mùi vào không khí.
4.Hoạt động nối tiếp:
- Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Thực hiện
- Bài sau:Không khí gồm những thành phần nào ?
Khoa học- Khối 5
Bài: Chất dẻo.
Tiết: 31
DKTG: 40 phút
I/Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
II/Chuẩn bị:
GV: Hình trang 64, 65 sgk. Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa.
HS: SGK
Phương pháp kĩ thuật: QS và thảo luận theo nhóm nhỏ.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ Cao su.
3. Bài mới: Chất dẻo.
* Hoạt động 1: Quan sát- QS và thảo luận theo nhóm nhỏ.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát một số đồ dùng bằng nhựa, kết hợp quan sát hình trang 64 sgk để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
- Đại diện nhóm trình bày. Đối với các hình trang 64 sgk, HS cần nêu được cụ thể như sau:
H1: Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.
H2: Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi, có thể cuộn lại được, không thấm nước.
H3: Áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước.
H4: Chậu, xô nhựa đều không thấm nước.
*Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
Cá nhân và cả lớp.
- HS đọc thông tin để trả lời các câu hỏi trang 65sgk
- GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- GV kết luận:
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ.
+ Chất dẻo có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô, chậu, bàn, ghế....dùng xong cần được rửa sạch hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh. Nhìn chung, chúng rất bền và không đòi hỏi cách bảo quản đặc biệt.
+ Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, vải và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp và rẻ.
- GV cho HS chơi trò chơi “Kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo”.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Bài sau: Tơ sợi.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS tham gia.
HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 09 tháng 12 năm 2011
Khoa học- khối 4
Bài: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
Tiết: 32
DKTG: 40 phút
I. MỤC TIÊU :
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni -tơ; khí ô-xi; khí cạc-bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí cạc-bô-níc, hơi nước, bụi và vi khuẩn....
-Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Các hình minh họa 2,4,5 SGK/66,67.
HS: SGK
Dự kiến hình thức: N
Dự kiến phương pháp: QS, TL
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Em hãy nêu một số tính chất của không khí ?
- Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
* Nhận xét, ghi điểm HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài :
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Hai thành phần chính của không khí.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Hoạt động trong nhóm.
- Gọi 1 HS đọc phần thí nghiệm SGK/66.
- 1 em đọc.
- Hỏi : Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không ?
- HS phát biểu.
1. Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ?
- Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
2. Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ?
- Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3. Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
3. Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
- Gọi 2-3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận :
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Gọi 1 HS đọc thí nghiệm 2 SGK/67.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Quan sát, thảo luận về hiện tượng xảy ra.
- Gọi 2-3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trình bày.
Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc.
- Kết luận : Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
- Lắng nghe.
- Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ?
+ Quá trình hô hấp của người, động vật, thực vật.
+ Khi đốt các hợp chất vô cơ hay hữu cơ
+ Khi ta đun bếp.
+ Khí thải của các nhà máy.
+ Khói của ôtô, xe máy.
+ Quá trình phân hủy rác thải.
- Kết luận : Rất nhiều các hoạt động của con người đang ngày càng làm tăng lượng khí các-bô-níc làm mất cân bằng các thành phần không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, động vật, thực vật.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Thảo luận nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
+ Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước.
+ Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí.
+ Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ôtô thải vào không khí.
+ Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
- Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ?
- HS tiếp nối nhau trả lời.
+ Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
+ Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.
+ Chúng ta nên vứt rác đúng nơi qui định, không để rác thối, vữa.
+ Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
* Kết luận :
- Lắng nghe
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Bài sau : Ôn tập.
Khoa học- Khối 5
Bài: Tơ sợi.
Tiết: 32
DKTG: 40 phút
Tích hợp GDBVMT: Liên hệ - HĐ2
I/Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- GDBVMT: Việc sản xuất tơ sợi gây ra ô nhiễm không khí, nước, đất.
- KNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II/Chuẩn bị:
GV: Hình và thông tin trang 66 sgk. Phiếu học tập; Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ đó; bật lửa hoặc bao diêm.
HS: SGK
Phương pháp kĩ thuật: Thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài: Chất dẻo.
3. Bài mới: Tơ sợi.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Chia nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và trả lời câu hỏi trang 66 sgk.
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời cho một hình. Các nhóm khác bổ sung.
* Câu hỏi liên hệ thực tế:
+ Các sợi có ng/ gốc từ thực vật: Sợi bông, sợi dây, sợi lanh, sợi gai.
+ Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm.
- GV giảng về: Tơ sợi nhân tạo và tơ sợi tự nhiên
* Hoạt động 2: Thực hành- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 67 sgk. Thư kí ghi kết quả.
- GV kết luận: sgv.
- GDBVMT: Việc sản xuất tơ sợi gây ra tác hại gì cho môi trường?
* Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập. Cá nhân và cả lớp.
- GV phát cho mỗi HS phiếu học tập và yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin trang 67 sgk.
- HS làm việc cá nhân trên phiếu sau:
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
Tơ sợi tự nhiên:
-Sợi bông.
-Tơ tằm.
Tơ sợi nhân tạo:
Sợi ni lông.
- GV gọi một số HS sửa bài tập.
Đáp án: sgv.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Bài sau: Ôn tập và kiểm tra học kì I.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận
HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Việc sản xuất tơ sợi gây ra ô nhiễm không khí, nước, đất.
HS thảo luận
HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi
HS làm bài tập.
Trình bày kết quả
HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 16
I/ Mục tiêu :
- Đánh giá các hoạt động trong tuần , đề ra kế hoạch tuần đến
- Rèn kĩ năng sinh hoạt tập thể
- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể
- Nêu nhiệm vụ học tập và chương trình học ở tuần 17
II/ Các hoạt động chính :
1/ Ổn định :
HĐ của GV
HĐ của HS
2/ Hoạt động chính :
* HĐ1: Tổng kết tuần 16
GV yêu cầu học sinh báo cáo
GV nhận xét đánh giá ưu, khuyết điểm của tập thể, cá nhân.
* HĐ2: Yêu cầu HS rèn viết để chuẩn bị thi VSCĐ vòng trường.
* HĐ3 : Công bố công tác tuần 17:
Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập tuần 16.
Nhắc nhở học sinh học thuộc bảng nhân , chia, xem trước bài chính tả , tập đọc
Lên kế hoạch cho học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu (nhất là: : Muội, Tuấn, Trang). Tổ chức kèm HS tại trường vào chủ nhật ( có sự đồng ý của cha mẹ HS)
* HĐ4 : Chơi trò chơi
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đố bạn” . Chủ đề “TLV ”
Duyệt của tổ khối trưởng
Cán sự lớp báo cáo tình hình học tập, nề nếp, trực nhật lớp trong tuần qua
Lớp phó học tập lớp báo cáo
Lớp trưởng báo cáo
HS lắng nghe, phản hồi ý kiến
- HS phát huy và rút kinh nghiệm
HS lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện tốt
HS lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện tốt
Tự tổ chức nhóm học tập
HS chơi chủ động , có thưởng , phạt
Duyệt của BGH
File đính kèm:
- GAT16.doc