Bài: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ HAI (1075-1077)
Tiết: 13
DKTG: 40 phút
I/ Mục tiêu :
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt ):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
- PTHS: + Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt
19 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp và mô tả màu sắt, độ sáng, tính cứng, tính dẽo của các đồ đó.
- GV hỗ trợ thêm cho các nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
* HĐ 3: Phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS thực hành trang 53 sgk và ghi lại các câu trả lời.
Nhóm
Nguồn gốc
Tính chất
- Gọi HS trình bày bài làm, HS khác góp ý.
- GV kết luận: sgv.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Bài sau: Đá vôi.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
Khoa học- Khối 4
Bài: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Tiết: 26
DKTG: 40 phút
Tích hợp GDBVMT: Bộ phận- HĐ2
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,.
+ Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,.
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,.
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn bị ô nhiễm
* KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
* GDMT: HS biết giữ gìn, không vứt rác, xác thực vật, xuống dòng nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước (HĐ2).
* VSCN: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Cách bảo vệ nguồn nước (HĐNT).
II/ Đồ dùng dạy-học:
GV: Tranh, ảnh và một số mẫu nước.
HS: SGK
Phương pháp kĩ thuật: QS và thảo luận theo nhóm nhỏ.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC: Nước bị ô nhiễm
- Gọi hs lên bảng trả lời
1) Dấu hiệu nào cho biết nước bị ô nhiễm?
2) Thế nà là nước sạch?
- Nhận xét, cho điểm
2.Dạy-học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Các em đã biết thế nào là nước bị ô nhiễm. Thế nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm- Quan sát và thảo luận theo mhóm nhỏ:
- Các em hãy quan sát các hình từ hình 1 đến hình 8 SGK/54,55 thảo luận nhóm đôi tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
- Gọi từng cặp hs lên hỏi-đáp trước lớp
1) Hình nào cho biết nước sông/hồ/kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
2) Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình là gì?
3) Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
4) Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Hãy nêu nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình?
5) Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nêu nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình?
- Gọi hs liên hệ đến địa phương mình nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người làm gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
* Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi sau: Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe con người khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- Gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
Kết luận: (vừa nói vừa chỉ vào hình 9) Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
- GDMT: HS biết giữ gìn, không vứt rác, xác thực vật, xuống dòng nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước
4. Hoạt động nối tiếp:
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/55
- GDVSCN: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Cách bảo vệ nguồn nước.
- Theo em, mỗi người dân chúng ta cần phải làm gì để hạn chế nguồn nước bị ô nhiễm?
- Về nhà xem lại bài, không làm những việc ảnh hưởng đến nguồn nước.
- Bài sau: Một số cách làm nước sạch
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời:
1) Dấu hiệu cho biết nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe
2) Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
- Lắng nghe
- Quan sát hình minh họa để hỏi và trả lời nhau.
- Từng cặp hs lên thực hiện (mỗi cặp nói về một nội dung)
1) Hình 1,4. Nguyên nhân làm cho nước sông, hồ, kênh rạch bị nhiễm bẩn là do nước thải từ nhà máy chảy không qua xử lí xuống sông. Nước thải này chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông. Ở hình 4 có hai người đổ rác xuống sông và một người giặt quần áo dưới sông là nguyên nhân làm cho nước sông bị nhiễm bẩn
2) Hình 2. Nguyên nhân làm cho nước máy bị ô nhiễm là do một ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước làm cho nguồn nước này bị nhiễm bẩn.
3) Hình 3. Nguyên nhân làm nước biển bị nhiễm bẩn là do có một con tàu bị đắm trên biển, dầu tràn ra mặt biển, nước biển nơi dầu tràn ra có màu đen gây nên ô nhiễm .
4) Hình 7,8. Nguyên nhân là khí thải không qua xử lí từ các nhà máy thải ra ngoài, làm gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước mưa.
5) Hình 5,6,8. Nguyên nhân là do bác nông dân đang bón phân cho rau, phân sẽ thấm vào đất làm gây ô nhiễm mạch nước ngầm. Việc phun thuốc trừ sâu cũng gây ra ô nhiễm nước. Chất thải từ nhà máy, bãi rác hay sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống mạch nước ngầm làm cho nước ngầm bị ô nhiễm
- HS lần lượt nêu
+ Do nước thải từ các chuồng chăn nuôi của các hộ gia đình
+ Do đổ rác bẩn xuống sông
+ Do nước thải từ các gia đình đổ xuống cống
+ Do khói, khí thải từ nhà máy chưa được xử lí thải lên trời, nước mưa có màu đen.
- Lắng nghe
- Chia nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
* Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi,... chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột,..
- Lắng nghe
- 3 hs đọc to trước lớp
- Không vứt rác xuống ao, hồ, không thải nước chăn nuôi gia súc xuống sông, không giặt đồ dưới sông...
Khoa học- Khối 5
Bài: Đá vôi
Tiết: 26
DKTG: 40 phút
Tích hợp: GDBVMT: Bộ phận – HĐNT
I. Mục tiêu:
- Nêu được 1 số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
- GDBVMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nc, đất do họat động sx ở và khai thác k hợp lí làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên..(HĐNT)
II/Chuẩn bị:
- GV: Hình trang 54, 55 sgk. Một vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua hoặc a-xít.
- HS: Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như lợi ích của đá vôi.
- Dự kiến hình thức: N
- Dự kiến phương pháp: QS, TL
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài: Nhôm.
3. Bài mới : Đá vôi.
*Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm đươc,ch/nh
- GV yêu cầu HS các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vội đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
(HS có thể kể tên nếu không sưu tầm được tranh ảnh).
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày.
- GV kết luận:
+ Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như: Hương Tích, Bích Động, Phong Nha và các hang động khác ở vịnh Hạ Long, Ngũ Hành Sơn, Hà Tiên.....
+ Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào những việc khác nhau như: Lát đường, xây nhà, nung vôi,...................
* Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình - Chia nhóm MT: HS thực hiện được mục tiêu còn lại của bài.
- Nhóm trưởng điều khiển thực hành theo hướng dẫn hoặc quan sát hình 4, 5 sgk và ghi vào bảng sau:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1.Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
2.Nhỏ vài giọt giấm lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích. GV nhận xét, uốn nắn nêu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của HS chưa chính xác.
- Đáp án: sgv.
- GV kết luận: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi bị sủi bọt.
4. Hoạt động nối tiếp:
- GDBVMT: Khai thác không hợp lí làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc sx đá vôi gây ra tác hại ô nhiễm không khí, nguồn nc, đất
- Bài sau: Gốm xây dựng: Gạch, ngói.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
I/ Mục tiêu :
- Đánh giá các hoạt động trong tuần , đề ra kế hoạch tuần đến
- Rèn kĩ năng sinh hoạt tập thể
- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể
- Nêu nhiệm vụ học tập và chương trình học ở tuần 14
II/ Các hoạt động chính :
1/ Ổn định :
HĐ của GV
HĐ của HS
2/ Hoạt động chính :
* HĐ1: Tổng kết tuần 13
GV yêu cầu học sinh báo cáo
GV nhận xét đánh giá ưu, khuyết điểm của tập thể, cá nhân.
* HĐ2: Yêu cầu HS rèn viết để chuẩn bị thi VSCĐ vòng trường.
* HĐ3 : Công bố công tác tuần 14:
Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập tuần 14.
Nhắc nhở học sinh học thuộc bảng nhân , chia, xem trước bài chính tả , tập đọc
Lên kế hoạch cho học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu (nhất là: : Muội, Tuấn, Trang). Tổ chức kèm HS tại trường vào chủ nhật ( có sự đồng ý của cha mẹ HS)
* HĐ4 : Chơi trò chơi
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đố bạn” . Chủ đề “TLV ”
Duyệt của tổ khối trưởng
Cán sự lớp báo cáo tình hình học tập, nề nếp, trực nhật lớp trong tuần qua
Lớp phó học tập lớp báo cáo
Lớp trưởng báo cáo
HS lắng nghe, phản hồi ý kiến
- HS phát huy và rút kinh nghiệm
HS lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện tốt
HS lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện tốt
Tự tổ chức nhóm học tập
HS chơi chủ động , có thưởng , phạt
Duyệt của BGH
File đính kèm:
- gat13.doc