Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 17

KHOA HỌC

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS củng cố các kiến thức:

 -“Tháp dinh dưỡng cân đối”.

 -Tính chất của nước.

 -Tính chất các thành phần của không khí.

 -Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 -Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

 -Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

 -Các thẻ điểm 8, 9, 10.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập phép cộng và phép trừ. 3 Toán(T) 2B Ôn tập phép cộng và phép trừ. 4 Toán(T) 2A Ôn tập phép cộng và phép trừ. 5 KH 4A Kiểm tra học kì I. 6 KH 4C Kiểm tra học kì I. 7 KT 4A Cắt , khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 8 KT 4C Cắt , khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 6 28/12 1 LS 4C Ôn tập học kì I. 2 ĐL 4C Ôn tập học kì I. KHOA HỌC ÔN TẬP HỌC KÌ I I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức: -“Tháp dinh dưỡng cân đối”. -Tính chất của nước. -Tính chất các thành phần của không khí. -Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. -Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. -Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện. II/ Đồ dùng dạy- học: -HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. -Các thẻ điểm 8, 9, 10. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ? + Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ? + Không khí gồm những thành phần nào ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất. -GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS. -GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 phút. -GV thu bài, chấm 5 bài tại lớp. -GV nhận xét bài làm của HS. * Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt. -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. -Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. - Yêu cầu các nhóm thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người. +Vai trò của nước. +Vai trò của không khí. +Xen kẽ nước và không khí. -Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo. -Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi. -Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí. +Nội dung đầy đủ. +Trình bày rõ ràng, mạch lạc. +Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có). -GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm. -GV nhận xét chung. 4. Củng cố – Dặn dò: -HS trả lời. -HS lắng nghe. -HS nhận phiếu và làm bài. -HS lắng nghe. -HS hoạt động. -Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân. -Trong nhóm thảo luận cách trình bày. -Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn. KHOA HỌC KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I LỊCH SỬ ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn lang, Âu lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; Nước Đại Việt thời Trần. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. - Phiếu học tập cá nhân. - Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 14 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ + Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào? + Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? -Gv nhận xét ghi điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ hướng các em ôn lại các bài lịch sử đã học “Ôn tập học kìI”. b. Tìm hiểu bài * Các giai đoạn lịch sử -Gv phát phiếu học tập cho Hs làm theo yêu cầu. _ HS Hát . Bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên” -2 em trả lời -Hs nhận xét bổ sung -Hs thảo luận nhóm đôi -Hs trình bày -Hs nhận xét bổ sung. -1 em đọc lại bài hoàn chỉnh Thời gian Triều đại Tên nước Kinh đô 968 – 980 Nhà Đinh NhàTiền Lê Nhà Lý Nhà Trần Đại Cồ Việt Hoa Lưu -Gv nhận xét tuyên dương * Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời nhà Trần. Thời gian -Năm 968 -Năm 981 -Năm 1005 -Từ năm 1075 – 1077 -Năm 1226 -Gv nhận xét ghi điểm * Thi kể truyện lịch sử -Gv giới thiệu chủ đề thi Gợi ý: + Kể về sự kiện lịch sử: Đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện ra sao? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó đối với dân tộc ta. + Kể về nhân vật lịch sử: tên nhân vật là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó đóng góp gì cho lịch sử nước nhà? -Nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố : + Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? 5. Dặn dò. -Về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra học kì I -Nhận xét tiết học Tên sự kiện -Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. -Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. -Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. -Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. -Nhà Trần thành lập. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. -Hs nhận xét bổ sung -Hs thi kể trong nhóm (nhóm 4) Đại diện nhóm thi kể trước lớp. Nhận xét bổ sung - HS trả lời. ĐỊA LÝ ÔN TẬP HỌC KÌ I A .MỤC TIÊU : Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì: - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du, Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. B .CHUẨN BỊ - Các câu hỉ ôn tập C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: trung tâm chính, trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hoá, khoa học của cả nước. - GV nhận xét. III / Ôn Tập HS dựa vào kiến thức các bài đã học để trả lời câu hỏi : - Những nơi cao của HLS có khí hậu như thế nào ? - Nêu tên một số dân tộc ít người ở HLS . K - Đồng bằng Bắc bộ do những con sông nào bồi đắp ? - Trình bày những đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ ? - Em hãy kể về nhà ở và làng của người dân đồng bằng Bắc Bộ ? - Kể tên những lễ hôi nỗi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết ? - Kể tên những cây trồng và vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ ? - Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ? - Kể tên một sồ nghề thủ công của người dân đồng bắng Bắc Bộ ? - Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm ? GV nhận xét câu trả lời chốt lại ý đúng . IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc bài chuẩn bị thi học kì I - Hát - 3 HS trả lời . - Có khí hậu lạnh quanh năm ? - HS nêu -Do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên - Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì cạnh đáy là đường bờ biển - Nhà được xây dựng chắc chắn xung quanh có sân vườn ao , làng có nhiều nhà , sống quy6 quần bên nhau . - Hội chùa Hương hội liêm hội Gióng .. - Trồng chủ yếu cây lúa nuôi nhiều lợn gi cầm - Do điều kiện tự nhiên thuận lợi . - Nghề gốm, lụa, chiếu, chạm bạc - ( HS khá , giỏi ) KỸ THUẬT CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN A .MỤC TIÊU : - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. Không bắt buộc HS nam thêu. - Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh. B .CHUẨN BỊ : - Bộ đồ dùng kĩ thuật. - Tranh qui trình các bài trong chương. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức II / Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS - Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ. - GV nhận xét III / Bài mới: a. Giới thiệu bài: b .Hướng dẫn + Hoạt động1 : - Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình . - GV nhận xét + Hoạt động 2: - HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn . - Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn . - Gợi ý 1 số sản phẩm 1 / Cắt khâu , thêu khăn tay . 2 / Cắt khâu , thêu túi rút dây 3 / Cắt khâu , thêu các sản phẩm khác . a ) Váy em bé b ) Gối ôm * Cắt khâu thêu khăn tay cần những gì và thực hiện như thế nảo ? * Cắt khâu túi rút dây như thế nào ? - GV hướng dẫn HS làm * Cắt khâu thêu váy em bé ra sao ? - GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn có thể chọn tùy theo ý thích . - GV đến bàn quan sát nhận xét hướng dẫn . IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau. - 2 - 3 học sinh nêu. - HS nhắc lại các mũi thêu đã học - HS lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản . - Vải cạnh 20 x 10cm , kẻ đường dấu 4 cạnh khâu gấp mép . - Vẽ mẫu vào khăn ,hoa,gà,vịt ,cây , thuyền , cây mấm có thể khâu tên mình . - Vải hình chữ nhật 25 x 30 cm gấp đôi theo chiều dài 2 lần . - Vạch dấu vẽ cổ tay , thân áo cắt theo đường vạch dấu . khâu viền đường gấp mép cổ áo ,gấu áo , thân áo , thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích lên cổ gấu và váy . TOÁN(ÔN) ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ. I. Mục tiêu: - Thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. - Thực hiện được phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng - Rèn tính nhanh, đúng chính xác. II. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài 81 - VBT trang 88. Bài 1: Tính nhẩm - 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả tính nhẩm. - Nhận xét kết quả tính của HS. - Củng cố về bảng cộng trừ trong phạm vi 20 Bài 2: Đặt tính rồi tính: - 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm. - HS làm vào VBT. - Đổi vởi kiểm tra chéo lẫn nhau. - Chấm bài, nhận xét chung bài làm của HS. - Củng cố về đặt tính và tính đối với cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Bài 3: Tìm x: - 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm. - HS làm vào VBT. - Đổi vởi kiểm tra chéo lẫn nhau. - Chấm bài, nhận xét chung bài làm của HS. - Củng cố về tìm số hạng, số bị trừ và số trừ chưa biết. Bài 4: - 1HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm. - HS làm vào VBT. - Đổi vởi kiểm tra chéo lẫn nhau. - Chấm bài, nhận xét chung bài làm của HS. - Củng cố giải bài toán về ít hơn

File đính kèm:

  • docTuần 17.doc
Giáo án liên quan