KHOA HỌC
BA THỂ CỦA NƯỚC
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
- Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí.
- Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể khác nhau.
- Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí, từ thể khí thành thể rắn và ngược lại.
- Hiểu, vẽ và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Hình minh hoạ trang 45 / SGK phóng to .
- Sơ đồ sự chuyển thể của nước để dán sẵn trên bảng lớp.
- Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
10 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO ?
MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hiểu được sự hình thành mây.
- Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu.
- Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiênvà sự tạo thành tuyết.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK (phóng to).
- HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào ? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ?
+ Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
+ Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Sự hình thành mây.
- GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng:
- 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây.
- Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung.
* Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
* Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra.
- GV tiến hành tương tự hoạt động 1.
- Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toan bộ câu chuyện về giọt nước.
- GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt.
* Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi ?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai ?”
- GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, Tuyết.
- Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau:
Q Tên mình là gì ?
Q Mình ở thể nào ?
Q Mình ở đâu ?
Q Điều kiện nào mình biến thành người khác ?
- GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm.
3.Củng cố- dặn dò:
- Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình.
- Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không tưới để chuẩn bị bài 24.
- HS trả lời.
- HS thảo luận.
- HS quan sát, đọc, vẽ.
- Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, hồ, ao, đất liền.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 00C hạt nước sẽ thành tuyết.
- 3 HS đọc.
- HS tiến hành hoạt động.
- Vẽ và chuẩn bị lời thoại. Trình bày trước nhóm để tham khảo, nhận xét, tìm được lời giới thiêu hay nhất.
- Nhóm cử đại diện trình bày hình vẽ và lời giới thiệu.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS phát biểu tự do theo ý nghĩ:
Ø Vì nước rất quan trọng.
Ø Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng.
LỊCH SỬ
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I.Mục tiêu :
- Nêu được những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt
- Vài nét về công lao của Lý Cơng Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
II.Chuẩn bị :
- Bản đồ hành chính Việt Nam .
- PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
+Tình hình nước ta khi quân Tống xâm lược ?
+Em trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
-GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài“Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”.
b.Phát triển bài :
- GV giới thiệu: Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1226. Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là tìm hiểu nhà Lý được ra đời trong hoàn cảnh nào? Việc dời từ Hoa Lư ra Đại La, sau đổi thành Thăng Long diễn ra thế nào? Vài nét về kinh thành Thăng Long thời Lý.
- GV giới thiệu: năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lý Công Uẩn là viên quan có tài, có đức. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý bắt đầu từ đây .
*Hoạt động cá nhân:
-GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long).
-GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK đoạn: “Mùa xuân năm 1010..màu mỡ này”, để lập bảng so sánh theo mẫu sau :
Vùng đất
Nội dung so sánh
Vị trí
Địa thế
Hoa Lư
Không phải trung tâm
Rừng núi hiểm trở, chật hẹp
Đại La
Trung tâm đất nước
Đất rộng, bằng phẳng. Màu mở
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời : “Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ?”.
-GV giải thích từ “ Thăng Long” và “Đại Việt”.
*Hoạt động nhóm : GV phát PHT cho HS .
- GV hỏi HS : Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào ?
- GV cho HS thảo luận và đi đến kết luận :Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện , đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường.
4.Củng cố :
-GV cho HS đọc phần bài học .
-Sau triều đại Tiền Lê ,triều nào lên nắm quyền?
-Ai là người quyết định dời đô ra Thăng Long ?
-Việc dời đô ra Thăng Long có ý nghĩa gì ?
5. Dặn dò:
-Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Chùa thời Lý”.
-Nhận xét tiết học .
- Hát vui.
-4 HS trả lời .
-HS khác nhận xét .
- HS lắng nghe.
-HS lên bảng xác định .
-HS lập bảng so sánh .
-HS trả lời: cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no .
-HS đọc PHT.
-HS các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời câu hỏi .
-Các nhóm khác bổ sung .
-2 HS đọc bài học .
-HS trả lời câu hỏi.Cả lớp nhận xét,bổ sung .
-HS cả lớp .
ĐỊA LÝ
ÔN TẬP
A .MỤC TIÊU :
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn. Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
B .CHUẨN BỊ
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam ..
- Phiếu luyện tập
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định :
II/ Kiểm tra bài cũ
- Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thànhnơi du lịch nghỉ mát ?
- Tại sao ở Đà Lạt có nhiều hoa quả xứ lạnh?
- GV nhận xét ghi điểm
III/ Ôn tập
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Bước 1 :Gọi một HS lên bảng chỉ vào vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt
Bước 2 :
GV điều chỉnh phần làm việc của HS cho đúng
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
- HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 SGK
- GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê.
Hoạt động 3 : làm việc cả lớp
- Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
- GV hoàn thiện phần trả lời của HS
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài đã học
- Hát
- 2 –3 HS trả lời
- 2 -3 HS lên bảng chỉ vào bản đồ, cả lớp quan sát (HS khá , giỏi )
- HS thào luận và hoàn thành câu hỏi trong SGK.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp.
- Là vùng núi có các đỉnh tròn sườn thoải ..
- Trồng rừng , cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
KỸ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( tiết 2)
A .MỤC TIÊU :
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Với học sinh khéo tay :
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau, Đường khâu ít bị dúm.
B .CHUẨN BỊ :
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột (quần, áo, túi xách, bao gối...).
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm
+ Len hoặc sợi khác với màu vải
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I / Ổn định tổ chức
II / Kiểm tra bài cũ Tiết 1
- Nêu thao tác kĩ thuật.
III / Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b .Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm 20 phút.
- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
* GV lưu ý HS
- Chú ý cách cầm kim , khi rút chỉ .
- không đùa nghịch khi thực hành
+ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- Các tiêu chuẩn đánh giá.
+ Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật.
+ Khâu viền bằng mũi khâu đột.
+ Mũi khâu tương đồi đều, phẳng.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Thêu móc xích.
- Hát
- HS lên trình bài
- 2 em nhắc lại cả lớp lắng nghe
- HS để lên bàn dụng cụ vật liệu thực hành để GV kiểm tra.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành.
- HS tự đánh giá sản phẩm.
File đính kèm:
- Tuần 11.doc