Giáo án Bài tập tiếng việt 4 - Số 18

Bài 1 . Đọc thành tiếng đoạn văn sau:

Chiếc lá

 Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng giấu ! Nếu bình thường như vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài tập tiếng việt 4 - Số 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tiếng Việt 4 - số 18 Thứ 6 - ngày 03 - 7 - 2009 Bài 1 . Đọc thành tiếng đoạn văn sau: Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi ! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng giấu ! Nếu bình thường như vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn ? - Thật mà ! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào lá biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng trăng đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật ! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi, tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Bài 2. Tìm trong đoạn văn trên : a) - 1 từ láy và 10 từ ghép. b) - 10 tính từ và 8 động từ. c) Ghi lại các câu hỏi, câu khiến, câu cảm có trong bài văn. Bài 3. Trong các ví dụ sau, dấu hai chấm ( : ) dùng để làm gì a) Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò : - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. b) - Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ? - Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi : Sao trò không chịu làm bài ?” c) Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay, tôi đi học. d) Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi . e) Con ngơ ngẩn hỏi mây : - Sao cậu biết bay nhảy ? g) ốc đành nằm một chỗ ao ước : “ Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”. h) Hai cảnh nối nhau bày ra trước mắt tôi : đàn ong mải mê, rầm rộ ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ. Bài 6. Tập làm văn : Tả đồ vật Đề : Hãy tả cái áo em đang mặc. Dựa vào gợi ý (câu hỏi) sau để viết bài : - Cái áo em đang mặc do ai mua, từ bao giờ? - Cái áo hiện nay còn mới hay đã cũ ? Màu sắc thế nào ? - Nó được làm bằng chất liệu vải gì ? - Trên áo có những chữ gì không? - Bộ phận trên cùng có tên là gì (ve áo, cổ áo) ? - Ve áo, cổ áo có hình gì ? - Những đường may như thế nào ? - Bộ phận phía lưng có tên là gì ? - Trên đó có những dấu hiệu gì không? (vết bẩn hay sờn rách) - Có dấu hiệu nào gợi nhớ về một kỉ niệm buồn vui không ? - Phần vạt áo thế nào, những cái khuy thế nào ? - Túi áo thế nào ? Em thường đựng gì trong túi áo đó ? - Khi em mặc áo, em cảm thấy thế nào ? - Cứ mấy ngày em lại thay áo một lần ? - Cái áo giúp em những gì ? - Em giữ gìn cái áo thế nào ? Vì sao ? Bài tập tiếng Việt 4 - số 19 Thứ 2 - ngày 06 - 7 - 2009 Bài 1 .a) Đọc thành tiếng đoạn văn sau: Trời thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ trông thấy liền mỉa mai : - Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy ! Rùa đáp : - Anh đừng giễu tôi ! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn ! Thỏ ngạc nhiên : - Rùa mà dám thi chạy với thỏ sao ? Ta chấp chú em một nửa đường đó ! b) Tìm trong đoạn trích trên các câu kể Ai - làm gì ? ; câu kể Ai - thế nào ? ; các câu hỏi ; câu cảm ; câu khiến . Bài 2. Tìm các từ láy và các từ ghép trong đoạn văn sau : Lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời là màu xanh mượt mà đằm thắm phủ lên thành quách, cung điện, nhà cửa, soi mình trên bóng nước Hương Giang. Cỏ cây, hoa lá có mặt khắp nơi làm tăng nét dịu dàng, quyến rũ của Huế, làm con người hoà nhập với thiên nhiên. Bài 3. Tìm các động từ và các tính từ trong đoạn văn sau : Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu : - Tâu Bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được ! Mọi người sửng sốt trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không . Không ai trả lời. Lúc ấy , nhà vua mới ôn tồn nói : - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi . Lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta ! Bài 4. Dấu ngoặc kép ( “”) trong mỗi ví dụ sau dùng để làm gì ? a) Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài ?” b) Bài thơ “ Mẹ ốm ” được trích trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời ” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. c) Đọc câu ca dao sau: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” d) Tuổi học trò còn được gọi là tuổi “ nhất quỷ nhì ma ”. Bài 4. Dấu ngoặc kép ( “”) trong mỗi ví dụ sau dùng để làm gì ? a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. b) Lời ca ấy còn đọng trên môi chúng em : “Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy”. c) ốc đành nằm một chỗ ao ước : “ Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”. d) Câu thơ "Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều" gợi lên phẩm chất gì của cây tre Việt Nam ? II - Tập làm văn : Tả cây cối Cho đề bài văn sau : Trên sân trường em có một cây phượng. Em hãy viết vào vở những điều em đã quan sát được về cây phượng đó. Gợi ý : Trả lời các câu hỏi sau: - Em tả cây phượng đó vào mùa nào ? - Nhìn từ xa, cây phượng cao thế nào, giống cái gì ? - Đến gần, câu phượng đó nằm ở vị trí nào trong sân trường? - Bóng cây phượng đó che mát khoảng sân rộng bằng nào ? - Phía trên, những cành phượng mọc như thế nào ? - Lá phượng màu gì, trông như cái gì , to bằng nào ? - Hoa phượng thế nào? Quả phượng thế nào ? - Thân cây phượng to bằng nào, có màu gì, cao thế nào ? - Gốc cây thế nào ? Dưới gốc cây, chúng em thường làm gì ? - - Cây phượng có ích lợi gì với chúng em ? - Em với cây phượng đó có những kỉ niệm gì ?

File đính kèm:

  • docTV4 số 18-19.doc
Giáo án liên quan