Bài 1 . a) Đọc thành tiếng đoạn văn sau:
Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi . Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài tập tiếng việt 4 - Số 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tiếng Việt 4 - số 16
Thứ 2 ngày 29 - 6 - 2009
Bài 1 . a) Đọc thành tiếng đoạn văn sau:
Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi . Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
b) Tìm trong đoạn văn trên :
- Tiếng chỉ có vần và thanh.
- 3 từ láy ; 5 từ ghép.
- 10 danh từ ; 4 động từ ; 5 tính từ .
Bài 2. Những câu in nghiêng sau dùng để làm gì ?
a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ :
- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
b) Con rùa vàng tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên mặt nước và nói :
- Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !
c) Ông lão nghe xong, bảo rằng :
- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta !
Bài 3. Những câu in nghiêng trên gọi là câu khiến.
- Em hiểu câu khiến dùng để làm gì ?
- Khi viết câu khiến cuối câu cần có dấu gì ?
Bài 4. Em hãy đặt 3 câu khiến theo yêu cầu sau :
a) Nêu lên một mong muốn đối với cô giáo.
b) Nêu lên một đề nghị với bố hoặc mẹ.
c) Nêu một yêu cầu đối với các bạn của mình.
Bài 5. Cho câu kể sau : Em đang làm bài văn tả cảnh .
Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng những cách sau :
a) Thêm : hãy , chớ, đừng, nên, phải, vào trước động từ. (1 câu)
b) Thêm từ : giúp, giùm. . . . vào sau động từ. (1 câu)
b) Thêm : đi, thôi, nào, vào cuối câu. (1 câu)
c) Thêm : yêu cầu, đề nghị, xin, mong, vào đầu câu. (1 câu)
Bài 6. Qua bài 5, muốn đặt câu khiến, ta làm thế nào ?
Bài 7. Tập làm văn : Tả đồ vật
Đề : Hãy tả cái chổi rơm mà em vẫn dùng để quét nhà.
Dựa vào gợi ý (câu hỏi) sau để viết bài :
- Cái chổi rơm của nhà em do ai mua (hay tự làm) , từ bao giờ và dùng để làm gì ?
- Cái chổi hiện nay còn mới hay đã cũ ? Nó có hình gì, cao bằng nào, to bằng nào ? Màu sắc thế nào ? Nó được làm bằng những sợi gì, những sợi rơm đó gợi cho em những suy nghĩ gì ? (về ai, về cuộc đời cây lúa thế nào ?)
- Bộ phận trên cùng có tên là gì ? Nó được bện như thế nào, gợi cho em nhân hoá thế nào ? ở giữa có cọc tre thế nào, cọc tre giúp cho cái chổi thế nào ?
- Bộ phận thân chổi được bện như thế nào, trông nó như cái gì ?
- Phần dưới thân chổi được bện như thế nào, trông nó như cái gì ?
- Bộ phận dưới cùng để quét nhà được bện thế nào, từng sợi rơm mềm mại yếu ớt khi được bện lại có sức mạnh thế nào ?
- Khi em dùng chổi quét nhà, em quét thế nào ?
- Hàng ngày em quét nhà mấy lần, cái chổi có kỉ niệm gì với em không ?
- Cái chổi giúp gia đình em những gì ?
- Em giữ gìn cái chổi thế nào ? Vì sao ?
Bài tập tiếng Việt 4 - số 17
Thứ 5 - ngày 02 - 7 - 2009
Bài 1 . Đọc đoạn văn sau:
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :
- Bà ơi !
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư ?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
Thanh đi, người thẳng mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.
Bài 2. Tìm trong đoạn văn trên :
a) - Tiếng chỉ có vần và thanh.
b) - 1 từ láy
c) - 10 từ ghép.
d) - 10 tính từ.
e) - 10 động từ.
g) - 1 câu hỏi , 1 câu khiến.
h) - 2 câu kể Ai – làm gì ?
i) - 2 câu kể Ai – thế nào ?
Bài 2. Những câu in nghiêng sau dùng để làm gì ?
a) Tên sĩ quan phát xít đưa tay lau mồ hôi và rền rĩ :
- Ôi lạy chúa ! Đất nước này thật là ma quỷ !
b) Bà hàng đường lúi húi, vét tí vôi ăn trầu :
- ối giời ơi ! Nó ăn cắp khoai của tôi !
c) Tướng giặc : Phải là phải thế nào ?
Yết Kiêu : Phải là lẽ phải thế !
Tướng giặc: A à, thằng này láo ! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu cho ta !
d) Bác Ba nhìn lên trời, nói :
- Trời oi quá ! Không khéo mưa to !
Bài 3 . a) Những câu in nghiêng trên gọi là câu cảm.
b) Em hiểu câu cảm dùng để làm gì ?
c) Em nhận ra câu cảm bằng những dấu hiệu nào ?
Bài 4 . Chuyển các câu kể sau thành câu cảm bằng cách thêm :
+ một trong các từ ôi, ồ, chà đứng đầu câu.
+ một trong các từ quá, lắm, thật đứng cuối câu.
a) Con chó này tai rất thính.
b) Trời nắng nóng.
c) Bạn Hằng học giỏi.
d)/ Cánh diều bay cao.
e) Em bé bụ bẫm.
Bài 5. Muốn đặt câu cảm, ta làm thế nào ?
Xem lại bài 4 và trả lời
Bài 6. Tập làm văn : Tả đồ vật
Đề : Hãy tả cái trống trường em.
Dựa vào gợi ý (câu hỏi) sau để viết bài :
Mở bài: Em vừa mới bước tới cổng trường đã nghe thấy tiếng trống trường : tùng tùng tùng quen thuộc do
Thân bài: - Cái trống này có từ bao giờ em không biết chỉ biết rằng khi em vào học lớp 1 đã thấy nó nằm .
- Hồi đầu năm học nó được các anh chị lớp 5 cho nó mặc một bộ đồ mới trông sặc sỡ. Trên mặt trống là những bông hoa nhiều màu.
- Đến nay nó lại như cũ. Mặt trống tròn . như cái được bịt bằng da căng và có những hàng đinh tre giữ chặt mặt trống vào thân trống. Nghe nói nó mới được căng lại vào hè vừa qua.
- Thân trống có hình như cái vại to phình ra ở giữa được sơn màu được làm bằng gỗ mít, thứ gỗ vừa cứng lại vừa dẻo
- Giữa thân trống có hai cái đai làm bằng cây song đóng đinh vào thân trống trông như thắt lưng của võ sĩ thời trung cổ.
- Cái trống được đặt trên giá có bánh xe kéo đi lại dễ dàng. Mặt trống nghiêng nghiêng về phía trước để đánh cho dễ và thoải mái.
- Mỗi sơm mai nó lại cất lên từng hồi giục chúng em nhanh chân đến trường. Nó báo cho chúng em biết giờ vào học, giờ ra chơi và giờ tan trường.
- Tiếng trống trường đã trở thành một thứ âm thanh không thể thiếu trong đời học sinh chúng em
File đính kèm:
- TV4 số 16-17.doc