Thứ hai
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I.MỤC TIÊU:
1.Đọc thành tiếng.
+Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
-Kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi, vui vẻ,
+Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giưũa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời của các nhân vật.
2.Đọc hiểu:
-Hiểu các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đồng rấm, hòn rấm,
-Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC;
-Tranh minh họa bài tập đọc trang 135, SGK.
-Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
61 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bài học Khối 4 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm HS.
3.Bài mới :
a) Giới thiệu bài
-Giờ học toán hôm nay các em sẽõ biết cách thực hiện chia một tích cho một số.
b ) Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số
* So sánh giá trị các biểu thức
+Ví dụ 1 :
-GV viết lên bảng ba biểu thức sau:
( 9 x 15 ) : 3 ; 9 x ( 15 : 3 ) ; ( 9 : 3 ) x 15
-Vậy các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên.
-GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức.
-Vậy ta có
( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15
* Ví dụ 2 :
-GV viết lên bảng hai biểu thức sau:
( 7 x 15 ) : 3 ; 7 x ( 15 : 3 )
-Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên.
-Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên.
-Vậy ta có ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 )
* Tính chất một tích chia cho một số
-Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 có dạng như thế nào ?
-Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào ?
-Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của ( 9 x 15 ) : 3 ? ( Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x ( 15 : 3 ) và biểu thức ( 9 : 3 ) x 15
-GV hỏi : 9 và 5 là gì trong biểu thức
(9 x 15 ) : 3 ?
-Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó ( nếu chia hết ), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
-Với biểu thức ( 7 x 15 ) : 3 tại sao chúng ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 ?
-GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia
c) Luyện tập , thực hành
Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-Cho HS tự làm bài.
-GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng và hỏi 2 HS vừa làm bài trên bảng : Em đã áp dụng tính chất gì để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách . Hãy phát biểu tính chất đó
Bài 2
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV ghi biểu thức lên bảng ( 25 x 36 ) : 9
-GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thuận tiện, gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 tính theo cách thông thường (trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau), HS 2 tính theo cách em cho là thuận tiện nhất.
-GV hỏi : Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách làm thứ nhất.
-GV nhắc HS khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức, các em nên quan sát kỹ để áp dụng các tính chất đã học vào việc tính toán cho thuận tiện nhất.
Bài 3
-GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
-GV hỏi : cửa hàng có bao nhiêu mét vải tất
cả ?
-Cửa hàng đã bán bao nhiêu phần số vải đó ?
-Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét
vải ?
-Ngoài cách giải trên bạn nào còn có cách giải khác ?
-GV yêu cầu HS trình bày lời giải vào vở.
Cách 1
Số mét vải cửa hàng có là
30 x 5 = 150 ( m )
Số mét vải cửa hàng đã bán là
150 : 5 = 30 ( m )
Đáp số : 30 m
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau .
-2 HS lên bảng làm bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS đọc các biểu thức.
-3 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm bài giấy nháp.
( 9 x15 ) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x ( 15 : 3 ) = 9 x 5 = 45
( 9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45
-Giá trị của ba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45.
-HS đọc các biểu thức-
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào giấy nháp.
( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 2 = 12
-Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 45.
-Có dạng là một tích chia cho một số.
-Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45.
-Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 ( Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15).
-Là các thừa số của tích ( 9 x 15 ).
-HS nghe và nhắc lại kết luận.
-Vì 7 không chia hết cho 3.
-1 HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-2 HS nhận xét bài làm của bạn.
-2 HS vừa lên bảng trả lời.
-HS nêu yêu cầu bài toán.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
HS1: ( 25 x 36 ) :9 = 900 : 9 = 100
HS2: ( 25 x 36 ) :9 = 25 x ( 36 :9 )
=24 x4 = 100
-Vì ở cách làm thứ nhất ta phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số (25 x 36) rất mất thời gian ; còn ở cách làm thứ hai ta được thực hiện một phép chia trong bảng (36 : 9) đơn giản, sau đó lấy 25 x 4 là phép tính nhân nhẩm được.
-Vài HS đọc đề toán.
-1 HS tóm tắt.
- 30 x5 = 150 m vải.
- .... được một phần năm số vải đó .
-. 150 : 5 = 30 m vải.
-HS trả lời cách giải của mình.
-HS có thể giải như sau:
Cách 2
Số tấm vải cửa hàng bán được là
5 : 5 = 1 ( tấm )
Số mét vải cửa hàng bán được là
30 x 1 = 30 ( m )
Đáp số : 30 m
-HS cả lớp.
KHOA HỌC
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Kể được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
-Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 (Phóng to nếu có điều kiện).
-Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27).
-HS chuẩn bị giấy, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.
2) Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
* Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận.
-Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ được giao.
-Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
2) Theo em, việc làm đó nên hay không nên
làm ? Vì sao ?
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung.
-GV nhận xét và tuyên dương các nhóm.
-Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
* Hoạt động 2: Liên hệ.
Mục tiêu: HS biết liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
-Giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa, là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước.
-GV gọi HS phát biểu.
-GV nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt.
* Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi.
Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
-Chia nhóm HS.
-Yêu câu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
-GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và giới thiệu. Mỗi nhóm cử 1 HS làm giám khảo.
-GV nhận xét và cho điểm từng nhóm.
3.Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
-3 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS quan sát.
-HS trả lời.
+Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước.
+Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó.
+Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước.
+Hình 4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại. Việc làm đó nên làm, vì như vậy sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
+Hình 5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc làm đó nên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.
+Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.
-2 HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu.
-Thảo luận tìm đề tài.
-Vẽ tranh.
-Thảo luận về lời giới thiệu.
-HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.
-HS cả lớp.
File đính kèm:
- Tuan 14(1).doc