Giáo án bài dạy môn Tập đọc lớp 5 - Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

Giúp học sinh :

1. Đọc lưu loát bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái của Hải Thượng Lãm Ông.

2. Hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài : danh lợi, bệnh lậu

- Hiểu ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân ái và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ chép sẵn đoại 2 của bài ( Đoạn “Một lần gạo, củi”), một bảng phụ viết câu “Hải Thượng Lãn Ông danh lợi”.

- Bảng phụ ghi một số câu văn dài, cần hướng dẫn ngắt nghỉ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra 3 học sinh đọc lại bài “Về ngôi nhà đang xây” và trả câu hỏi về nội dung bài ở sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét chung.

* Giới thiệu bài mới :

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài dạy môn Tập đọc lớp 5 - Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC TÂN PHÚ TRƯỜNG TH NGUYỄN HUỆ GV : NGUYỄN THỊ HƯỜNG GIÁO ÁN BÀI DẠY MÔN : TẬP ĐỌC - LỚP 5 BÀI : Thầy thuốc như mẹ hiền Tiết 31 - tuần 16 - Ngày dạy : 18/12/2006 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : Giúp học sinh : 1. Đọc lưu loát bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái của Hải Thượng Lãm Ông. 2. Hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài : danh lợi, bệnh lậu - Hiểu ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân ái và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa. - Bảng phụ chép sẵn đoại 2 của bài ( Đoạn “Một lần gạo, củi”), một bảng phụ viết câu “Hải Thượng Lãn Ông danh lợi”. - Bảng phụ ghi một số câu văn dài, cần hướng dẫn ngắt nghỉ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra 3 học sinh đọc lại bài “Về ngôi nhà đang xây” và trả câu hỏi về nội dung bài ở sách giáo khoa. - Giáo viên nhận xét chung. * Giới thiệu bài mới : Giáo viên treo bảng phụ viết câu đầu bài “Hải Thượng Lãn Ông danh lợi”. Cho một học sinh đọc lại. Giáo viên hỏi : Câu văn nói về ai ? (Về Hải Thượng Lãn Ông) Giáo viên : Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác. Ông là một thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử y học Việt Nam được muôn đời ngợi ca. Ông được ngợi ca về điều gì ? Cô mời các em cùng tìm hiểu trong bài đọc : “Thầy thuốc như mẹ hiền” của tác giả Trần Phương Hạnh. Giáo viên ghi tựa đề - một học sinh nhắc lại. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài. 1. Luyện đọc : - Một học sinh đọc toàn bài (hoặc hai học sinh tiếp nối nhau đọc toàn bài) - Cho học sinh chia đoạn bài văn (có thể chia thành 5 đoạn, mỗi đoạn là một dấu chấm xuống dòng). - Năm học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài. Giáo viên kết hợp sửa một số lỗi phát âm : danh lợi, nồng nặc, sổ thuốc, trước mắt - Học sinh đọc thầm phần chú giải : Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số từ. - Năm học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài. Giáo viên kết hợp giúp học sinh tìm hiểu thêm một số từ ngữ : không màng danh lợi, nồng nặc, tỏ chí, công danh giúp học sinh cách ngắt nghỉ ở câu dài. - Một học sinh đọc lại toàn bài. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài : giọng kể nhẹ nhàng, điền tĩnh, nhấn giọng ở một số từ ngữ nói về lòng nhân ái, cao thượng và không màng danh lợi của Lãn Ông. - Học sinh quan sát tranh ở sách giáo khoa và cho biết bức tranh thể hiện nội dung gì ? Minh họa cho đoạn nào ? 2. Tìm hiểu bài : Một học sinh đọc đoạn 1. (?) Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào ? (giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi). (?) Vậy, đoạn văn này nhằm mục đích gì ? (giới thiệu về Lãn Ông). - Giáo viên chuyển mạch : Tấm lòng nhân ái của Lãn Ông được thể hiện qua những việc làm nào ? Các em cùng tìm hiểu tiếp : Cả lớp đọc thầm đoạn “Một lần gạo, củi” và trả lời câu hỏi : (?) Tìm những chi tiết nói về hoàn cảnh gia đình người thuyền chài ? (Nhà nghèo, con bệnh nặng, không có tiền chữa). (?) Nghe tin đó, Lãn Ông làm gì ? (Đến thăm, chữa bệnh cho cháu bé suốt một tháng trời không sợ khổ, không ngại mùi hôi tanh. Khi chữa khỏi bệnh, ông không lấy tiền, còn cho thêm gạo, củi). (?) Qua các việc làm trên, cho thấy tấm lòng của Lãn Ông đối với người nghèo, đối với người bệnh như thế nào ? (Ông rất thương người nghèo, hết lòng chăm sóc người bệnh). - Giáo viên tiểu kết về tấm lòng của Lãn Ông đối với người nghèo, người bệnh. Cả lớp đọc thầm đoạn “Một lần khác gạo, củi” và trả lời câu hỏi : (?) Do đâu mà người phụ nữ chết ? (Do người chồng lấy thuốc khác). (?) Lãn Ông cảm thấy thế nào về cái chết ấy ? (Ông hối hận và nghĩ rằng vì ông không đến khám, chữa nên các chết đó đo ông gây ra). (?) Việc ông hối hận về các chết của một người không phải do ông gây ra chứng tỏ : Với nghề ông là người như thế nào ? (Có lương tâm, trách nhiệm với nghề). Giáo viên : Ông thật là cao thượng. Giáo viên hỏi tiếp : Qua việc chữa bệnh cho con của người thuyền chài và người phụ nữ, tác giả muốn ca ngợi Lãn Ông những gì ? (Thương người nghèo, tận tuỵ chăm sóc người bệnh, có trách nhiệm, có lương tâm với nghề). Giáo viên : Đó là những việc làm thể hiện lòng nhân ái. Vậy, đoạn này muốn nói gì ? (Lòng nhân ái của Lãn Ông). Giáo viên chuyển mạch : Đối với danh lợi, Lãn Ông nghĩ gì về nó ? Các em cùng tìm hiểu trong phần còn lại của bài. Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi : (?) Vì sao có thể nói Lãn Ông không màng danh lợi ? (Ông được tiến cử vào chức ngự y song ông đã khéo léo chối từ). (?) Việc ông được vua chúa mời vào cung đẻ chữa bệnh, chứng tỏ ông là người có tay nghề ra sao ? (giỏi). (?) Ông tỏ chí của mình về công danh, về việc nghĩa ra sao? (?) Em hiểu hai câu thơ này như thế nào ? (Công danh rồi sẽ trôi đi. tấm lòng vì nghĩa sẽ ở lại mãi). (?) Vậy đoạn này muốn nói gì ? (Lãn Ông không màng công danh). Giáo viên giải thích thêm : Cũng vì không màng việc danh lợi mà ông có tên là Lãn Ông. Lãn Ông nghĩa là “ông lão lười”. Đây là biệt danh mà danh y tự đặt cho mình, ngụ ý nói rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi). Hỏi tiếp : Bài đọc cho thấy Lãn Ông nổi tiếng về những gì ? (Nhân ái, cao thượng, tài giỏi). Giáo viên : Đó là những phẩm chất cao quý mà người đời ngợi ca. => Giáo viên ghi vào nội dung chính : Ca ngợi tài năng, lòng nhân ái và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. c. Luyện đọc diễn cảm : - Giáo viên hướng dẫn học sinh để rút ra : Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh. - Học sinh luyện đọc theo nhóm đôi. - Năm học sinh đọc 5 đoạn của bài. - Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2 (3 -> 4 em) bằng hình thức trò chơi : “Phát thanh viên tương lai”. - Học sinh nhận xét, bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò. - Bài đọc cho thấy Lãn Ông được ngợi ca về những gì ? - Em học tập điều gì ở Lãn Ông ? - Giáo viên giáo dục tư tưởng cho học sinh và dặn học sinh tìm đọc truyện về Lãn Ông và kể lại câu chuyện này cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài : “Ngu Công xã Trịnh Tường”. Kết thúc tiết học.

File đính kèm:

  • docMON TAP DOC LOP 5.doc
Giáo án liên quan