Giáo án An toàn giao thông học kì 2

Bài 1: TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

I/ Mục tiêu :

 HS nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông.

Biết nơi có đèn tín hiệu ĐKGT.

II/ Các hoạt động dạy học :

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đèn vàng : Báo hiệu thay đổi tín hiệu Bước 2 : GV phổ biến luật chơi GV hô " chuẩn bị " , HS đưa 2 tay vòng trước ngực như đang chuẩn bị tham gia giao thông . GV hô " đèn xanh " HS quay 2 tay xung quanh nhau , chân chạy tại chỗ như đang đi trên đường . GV hô " đèn vàng " HS quay 2 tay chậm lại như đang giảm tốc độ chuẩn bị dừng . GV hô " đèn đỏ " , tất cả phải dừng lại như khi gặp đèn đỏ , các phương tiện và người đều phải dừng lại . Những HS làm sai sẽ bị mời lên bảng và sau đó phải nhảy lò cò về chỗ . Kết luận : Chúng ta phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT để đảm bảo an toàn , tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông . Ghi nhớ : Nào , nào dừng lại ! Đèn đỏ bật rồi . Chờ đèn xanh sáng Mình cùng đi thôi ! An toàn giao thông : …………………………………………………….. Bài 2 : KHI QUA ĐƯỜNG PHẢI ĐI TRÊN VẠCH TRẮNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ I/Mục tiêu : Nhận biết các vạch trắng trên đường là lối đi dành cho người đi bộ qua đường . Không chạy qua đường và tự ý qua đường một mình II/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Bước 1 : HS xem đĩa Bước 2 : Thảo luận nhóm Chuyện gì có thể xảy ra với Bo ? Hành động của Bo là an toàn hay nguy hiểm ? Nếu em ở đó , em sẽ khuyên Bo điều điều gì ? Các nhóm trình bày ý kiến Bước 3 : Cho HS kể tiếp đoạn kết của tình huống. HS trả lời : Hành động của Bo là nguy hiểm Nếu em ở đó , em sẽ khuyên Bo không được qua đường Kết luận : GV nhắc lại lời cô giáo và nhấn mạnh : Hành động chạy sang đường một mình của Bo là rất nguy hiểm vì có thể xảy ra tai nạn . Muốn qua đường , các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ Tiết 2: Hoạt động 2: Giới thiệu vạch trắng dành cho người đi bộ 1- Em đã nhìn thấy vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường chưa ? 2- Em có nhìn thấy vạch trắng trên tranh không, nó nằm ở đâu ? Kết luận : Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường . Ta thấy các vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện… HS trả lời 3-HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3 : Thực hành qua đường GV cho các em thực hành trong lớp học * Từng nhóm sẽ thực hành đóng vai. Một em đóng vai người lớn, 1em đóng vai trẻ em. Em đóng vai người lớn có thể không xách túi, hoặc xách túi. Em đóng vai trẻ em sẽ nắm tay người lớn . * Các nhóm thực hành sang đường Kết luận: Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn . Ghi nhớ : Đi trên vạch trắng Mỗi khi qua đường Nắm tay người lớn Mới là dễ thương …………………………………………………… Bài 3: KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ I- Mục tiêu: * HS nhận biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố. Biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn . Có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố. II- Các hoạt động: Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu nội dung truyện Bước 1: 2 HS cùng quan sát tranh, đọc, ghi nhớ nội dung câu chuyện. * Gọi 2 nhóm kể lại câu chuyện trước lớp. Bước 2: * Bo và Huy đang chơi trò gì ? *Các bạn đá bóng ở đâu ? * Lúc này, dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào ? * Câu chuyện gì đã xảy ra với hai bạn ? * Em thử tưởng tượng, nếu xe ô tô không phanh kịp thì điều gì có thể xảy ra ? - Đá bóng -Trên vỉa hè. Tấp nập -HS trả lời GV kết luận : Hai bạn Bo và Huy chơi đá bóng ở gần đường giao thông là rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến người và xe đi lại trên đường . Hoạt động 2 : Bước 1 : GV gắn từng bức tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và bày tỏ ý kiến " tán thành, không tán thành " bằng cách giơ thẻ " ông mặt trời ". * Nếu tán thành - giơ thẻ "ông mặt trời cười " * Không tán thành - giơ thẻ " ông mặt trời khóc ". Bước 2 : Vì sao em tán thành ? Vì sao không tán thành ? * Nếu em có mặt ở đó thì em khuyên các bạn như thế nào ? GV kết luận : Đường phố dành cho xe đi lại . Chúng ta không nên chơi đùa trên đường phố, vì như vậy sẽ rất dễ gây ra tai nạn giao thông . * Gọi HS đọc ghi nhớ ở cuối bài . Tiết 2: Hoạt động 3 : Trò chơi hỗ trợ : " Nên - không nên ".GV chuẩn bị 2 bộ thẻ chữ, mỗi bộ thẻ có các nội dung sau : 1- Chơi trong sân trường 2- Chơi sát lề đường 3- Chơi trên vỉa hè 4-Chơi ở sân vận động 5-Chơi trong câu lạc bộ 6- Chơi ở ngã tư 7- Chơi ở góc phố 8- Chơi trong công viên Chọn 2 đội - mỗi đội 5 em tham gia chơi. * Trong 1 phút, lần lượt từng bạn lựa chọn thẻ chữ có ghi địa điểm chơi gắn vào đúng cột " Nên - không nên " cho phù hợp . Đội nào lựa chọn được nhiều thẻ và gắn đúng cột , đội đó sẽ thắng. - HS thực hiện Bài 4 : TRÈO QUA DẢI PHÂN CÁCH LÀ RẤT NGUY HIỂM I- Mục tiêu : HS nhận biết được sự nguy hiểm khi chơi gần ở dải phân cách. Giúp HS không chơi và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông II- Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nếu nhà ở ven đường quốc lộ có dải phân cách , em có nên chơi trò trèo qua các dải phân cách ? Hành động đó là sai hay đúng ?Vì sao ? GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học. Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Nhóm 1,2,3 quan sát và nêu nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1,2,3. Nhóm 4 nêu nội dung của bức tranh thứ 4 ( ghi nhớ ) * Các nhóm HS thảo luận về nội dung các bức tranh rồi cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm . GV hỏi : Việc các bạn trong câu chuyện chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông có nguy hiểm không ?Nguy hiểm như thế nào ? Các em có chọn chỗ vui chơi đó không GV kết luận : Không chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông. Tiết 2 : Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm. GV hướng dẫn. Nêu cho 4 nhóm mỗi nhóm câu hỏi tình huống. Các nhóm thảo luận và tìm ra cách giải quyết tình huống đó ( 2 nhóm chung 1 câu hỏi ) Tình huống 1: Nhà Long ở rất gần đường, chỉ đi ngang qua đường là tới. Nhưng tối qua các chú công nhân đã dựng lên 1 dải phân cách ngăn đôi mặt đường. Vậy để đến trường bạn Long sẽ đi thế nào ? Đi trên hè phố, lề đường, tới chỗ rẽ hay trèo qua dải phân cách cho nhanh? Các em chọn cách nào? Tình huống 2 : Tan học về Long và Thành thấy giữa mặt đường quốc lộ được các chú công nhân dựng lên 1 dải phân cách sơn màu xanh, đỏ thật là đẹp . Long rủ Thành đến đó xem và chơi bằng cách trèo qua, trèo lại từ bên này sang bên kia. Bạn Thành không đồng ý vì sợ ngã. Các em đồng ý với bạn nào ? Vì sao ? GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng HS trả lời. HS trả lời Các em khác nhận xét bổ sung. Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến HS trả lời Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung. Bài 5 : KHÔNG CHƠI GẦN ĐƯỜNG RAY XE LỬA I- Mục tiêu : Giúp HS nhận thức được sự nguy hiểm khi chơi ở gần đường ray xe lửa. Tạo ý thức cho HS biết chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có các loại phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe lửa…) chạy qua. II- Các hoạt động dạy- học : Hoạt động 1 : 1- Giới thiệu bài : Việc hai bạn đó chọn nơi thả diều ở gần đường ray xe lửa là đúng hay sai ? Vì sao ? HS phát biểu GV nhận xét , đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học : Không chơi ở gần đường ray xe lửa. Hoạt động 2 : Quan sát tranh, trả lời câu hỏi : 1- Chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1,2,3 quan sát và nêu lên nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1,2,3 . Nhóm 4 nêu lên nội dung của cả 3 bức tranh. Các nhóm HS thảo luận về nội dung các bức tranh. 2- GV hỏi : Việc hai bạn Nam và Bo chơi thả diều ở gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào ? Các em phải chọn chỗ nào để vui chơi cho an toàn ? GV kết luận : Không vui chơi ở gần nơi có nhiều phương tiện giao thông đi lại. Tiết 2 : Hoạt động 3 : Tổ chức trò chơi : Sắm vai 1- GV hướng dẫn cách chơi: Mỗi nhóm HS cử 2 bạn tham gia trò chơi, tổng số là 8 bạn. Cho 4 bạn bốc thăm, xem mình trúng vai nào : vai Nam, vai Bo, vai bác An, vai bạn Thỏ trắng. 4 bạn còn lại sắm vai đoàn tàu . Cử bạn lớp trưởng là người dẫn chuyện. Cả lớp xem và nhận xét cách thể hiện của các bạn. 2- Tổ chức trò chơi: Địa điểm tổ chức trong lớp. Tổ chức chơi 2 lượt để cho 8 bạn đại diện cho 4 nhóm đều được sắm vai. Đại diện trình bày ý kiến của nhóm. HS trả lời. Các em khác nhận xét , bổ sung. Bài 6 : KHÔNG CHẠY TRÊN ĐƯỜNG KHI TRỜI MƯA I- Mục tiêu : Giúp HS nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa. Giúp HS có ý thức không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở nơi có nhiều xe qua lại. II- Các hoạt động dạy - học : - GV kể câu chuyện Hành động chạy tắm mưa trên đường khi có xe cộ qua lại của bạn trong câu chuyện cô vừa kể là sai hay đúng ? Vì sao ? - GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu bài mới : Không chạy trên đường khi trời mưa. Hoạt động 2 : Quan sát tranh, trả lời câu hỏi : 1- Chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1,2, 3 quan sát và nêu lên nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1, 2, 3 . Nhóm 4 nêu lên nội dung của cả 3 bức tranh. Các nhóm HS thảo luận về nội dung các bức tranh rồi cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm. 2- GV hỏi : Hành động của hai bạn Nam và Bo , ai sai, ai đúng ? Việc bạn Nam chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ? Các em nên học tập bạn nào ? 3- GV kết luận : Không chạy trên đường khi trời mưa , nhất là ở những nơi có nhiều xe qua lại. Tiết 2: Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm. 1- GV hướng dẫn: Nêu cho 4 nhóm mỗi nhóm 1 câu hỏi tình huống . Các nhóm thảo luận và tìm ra cách giải quyết tình huống đó. Tình huống 1 : Nam và Bo đi chơi về , giữa đường trời đổ mưa to. Trên đoạn đường chỉ có 1 vài mái hiên. Bo rủ Nam vào trú mưa nhưng Nam nói : Đằng nào cũng ướt , thế thì chúng mình vừa tắm mưa , vừa chạy về nhà , thích hơn. Các em chọn cách nào ? Tình huống 2 : Nam và Bo đi chơi về , giữa đường trời đổ mưa to . Cả đoạn đường dài không có nơi nào có thể trú mưa được . Nam và Bo cần đi như thế nào để về nhà 1 cách an toàn ? 2- GV nhận xét , khen ngợi HS có câu trả lời đúng HS lắng nghe - HS phát biểu. HS trả lời Các em khác nhận xét , bổ sung. HS trả lời Các nhóm khác nghe và nhận xét , bổ sung.

File đính kèm:

  • docATGT Hoc ki 2.doc
Giáo án liên quan