AN TOÀN GIAO THÔNG : BIỂN BÁO GIAO THÔNG DƯỜNG BỘ
BIỂN BÁO CẤM – BIỂN BÁO NGUY HIỂM
I/ Mục tiêu :
- Nhớ và giải thích nội dung biển báo cấm, biển báo nguy hiểm
- Hiểu ý nghĩa nội dung và sự cần thiết của các loại biển báo
- Mô tả các loại biển báo bằng lừi hoặc bằng hình vẽ .
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo .
II/Đồ dùng dạy học : Hai loại biển báo cấm và biển báo nguy hiểm được vẽ trên tấm bìa
III/Các hoạt động dạy và học :
19 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông 5 - Trường Tiểu học Hứa Tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 tháng 11 năm 2011
AN TOÀN GIAO THÔNG : LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG AN TOÀN KHI ĐI ĐƯỜNG
I/ Mục tiêu :
-HS hiểu được con đường như thế nào là chưa an toàn
-HS biết vận dụng vào thực tế con đường đi học của các em, chỉ ra những điểm không an toàn.
-Luyện cho HS biết tự vạch cho mình con đường đi học an toàn hợp lí nhất.
II/Đồ dùng dạy học :
III/Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:
2/Bài mới:Giới thiệu bài – Ghi đề
HĐ1: MT: HS hiểu được con đường như thế nào là chưa an toàn.
-Cho HS quan sát tranh trang 16,17
-Cho HS thảo luận nhóm: Em có nhận xét gì về các con đường trong tranh ?
*GV kết luận về con đường chưa an toàn
HĐ2: MT: HS biết vận dụng vào thực tế con đường đi học của các em, chỉ ra những điểm không an toàn
-Luyện cho HS biết tự vẽ con đường từ nhà đến trường, xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn
-GV hỏi thêm: em có thể đi đường nào khác đến trường? Vì sao em không chọn đường đó?
GV kết luận: nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em cần chon con đường đi tới trường hợp lí và bảo đảm an toàn, ta chỉ đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn. Tránh những điểm , đoạn đường kém an toàn
3.Củng cố - dặn dò:
Con đường có điều kiện như thế nào là chưa an toàn?
-HS lên trả bài.
-HS quan sát.
-Đây là con đường chưa an toàn
Con đường chưa an toàn là con đường:
-Đường hai chiều, lòng đường hẹp , vỉa hè có nhiều vật cản
-Đường ngõ hẹp, xe máy và người đi qua chợ, khu đông dân cư có nhiều ngõ nhỏ đi qua đường chính.
-Ngã tư không có vạch đi bộ qua đường và không có đèn tín hiệu giao thông
-Đường sắt cắt ngang
-Đường dốc, trơn, ở cạnh bờ vực, bờ sông.
HS thực hành theo y/c của GV
2-3 HS lên giới thiệu, các bạn khác ở gần trường hoặc cùng đường đi nhận xét, bổ sung
-HS tự trả lời
-HS đọc ghi nhớ SGK
TUẦN 16 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
AN TOÀN GIAO THÔNG: NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I/ Mục tiêu:
- Biết những qui định của Luật giao thông để đảm bảo trật tự an toàn giaothông.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các loại biển báo, tấm bìa ghi tên biển báo
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài cũ
* Hoạt động 2: Các qui định cần thực hiện khi tham gia giao thông:
- Cho HS quan sát tranh SGK.( Thảo luận nhóm)
- Nêu các qui định cần thực hiện khi đi xe đạp ở ngoài đường.
- GV ghi lại những ý đúng
+ Đi bên phải, sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới.
+ đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ.
+ Khi chuyển hướng ( rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường.
+ Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn phản quang.
+ Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Giáo dục học sinh khi tham gia giao thông phải tuân theo hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của biển báo .
- Liên hệ thực tế
- Nhận xét tuyên dương học sinh
- HS quan sát và trả lời, thảo luận theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
TUẦN17 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
AN TOÀN GIAO THÔNG: ÔN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : Sau bài học HS có thể:
- Đi xe đạp an toàn ra đường .
- Biết được những điều cần tránh khi đi xe đạp.
- Củng cố các loại biển báo.
II. Đồ dùng dạy học : Một số biển báo đã học.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Biển báo giao thông đường bộ gồm có mấy nhóm? Kể tên từng loại .
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Đi xe đạp an toàn khi ra đường.
- Chiếc xe đạp như thế nào được gọi là chiếc xe đạp an toàn?
- Khi đi xe đạp trên đường cần chú ý những quy định gì?
Hoạt động 2:
-Khi đi xe đạp cần tránh những điều gì?
Hoạt động 3:
- GV cho mỗi đội chọn 4 em tham gia trò chơi Ai nhanh hơn.
3. Dặn dò:
- Đi đúng luật khi tham gia giao thông
3 HS
- Xe phải vừa tầm với trẻ em, phanh phải chắc chắn ,có đèn phát sáng và đèn phản quang .
- Đi sát lề đường bên phải, đi đúng làn đường dành cho xe thô sơ, đi đêm phải có đèn .Khi muốn rẽ phải, rẽ trái cần xin đường.
- Đi xe hàng ngang, đèo em nhỏ, kéo đẩy xe khác hoặc chở các vật nặng cồng kềnh. Cầm ô khi đi xe, buông thả hai tay , đuổi nhau trên đường hoặc lạng lách đánh võng.
- Chia lớp thành 2 đội.
Các em thực hiện trò chơi.
Tuần 19
AN TOÀN GIAO THÔNG: NHỮNG ĐƯỜNG PHỐ CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN
I. Mục tiêu :
HS biết được những điều kiện chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn .
II.Đồ dùng dạy học: tranh vẽ một số con đường và đường phố chưa an toàn.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
15’
17’
3’
1/ Kiểm tra :
- Kể tên một số biển báo giao thông đường bộ .
- Nêu các kĩ năng đi xe đạp an toàn .
2/ Bài mới : GT bài
HĐ 1: Tìm hiểu về đường chưa an toàn
*Nêu những đặc điểm của con đường chưa đủ điều kiện an toàn :
HĐ 2: Phân tích tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh
3 /Củng cố , dặn dò :
- Nêu những đặc điểm của đường phố chưa đủ điều kiện an toàn .
Bài sau: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
HS trả lời
Thảo luận nhóm 6 :
-Đường 2 chiều nhưng hẹp , không có vỉa hè .
- Đường dốc , quanh co , tầm nhìn bị hạn chế .
- Đường đi qua cửa chợ có nhiều hang quán .
- Đường có đường sắt chạy qua nhưng không có rào chắn .
- Đường không có đèn chiếu sáng , đèn tín hiệu .
- Đường có nhiều đường nhỏ , đường phụ cắt ngang .
- Đường qua cầu hẹp , không có làn đường riêng cho người đi bộ .
- Đường có vòng xuyến giao nhau với nhiều hướng xe đi tới .
HĐ N4: Các em đưa ra mốt số tình huống nguy hiểm mà em đã thấy rồi cùng thảo luận để phòng tránh.
Tuần 20
AN TOÀN GIAO THÔNG: THỰC HÀNH
LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
I .Mục tiêu :
HS biết lựa chọn con đường đến trường an toàn .
II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ SGK
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
15’
17’
3’
1/ Kiểm tra :
Thế nào là đường phố chưa đủ điều kiện an toàn ?
2/ Bài mới : GT bài
HĐ 1: Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường
- Em đến trường bằng phương tiện gì?
- Em hãy kể các con đường mà đi qua?
- Trên đường đi đó có mấy chỗ giao nhau?
- Tại ngã ba, ngã tư có đèn giao thông không? Có biển báo hiệu không?
- Đường em đi qua là đường quốc lộ hay đường tỉnh, huyện?
- Là đường nhựa , bê tông, mặt đường nhẵn hay đường đá , đất lồi lõm khó đi?
- Theo em có mấy chỗ em cho là không an toàn cho người đi bộ ? Không an toàn cho người đi xe đạp? vì sao?
- Gặp những chỗ nguy hiểm đó em có cách xử lí như thế nào?
HĐ 2: Xác định con đường an toàn đến trường.
KL: đi học hay đi chơi các em cần lựa chọn những con đường đủ điều kiện an toàn để đi.
3/ Củng cố, dặn dò
HĐ N4:
- xe đạp,
- HS tự kể
- .. hai, chỗ giao nhau : giao nhau giữa đường bộ với đường bộ,..
- chưa có đèn giao thông,..
- đường huyện
- là đường nhựa và có đường bê tông, mặt đường có nhiều chỗ vũng, lỡ, nức khó đi.
- Theo em con đường đó không an toàn cho người đi bộ cũng như đi xe đạp.
- HS tự nêu:
HĐ nhóm 6:
Các em cùng một tuyến đường vô một nhóm để thảo luận chọn ra con đường từ nhà đến trường cho an toàn và vẽ sơ đồ con đường đó.
TUẦN 22:
AN TOÀN GIAO THÔNG: NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG
DO CÁC YẾU TỐ KHÁC
I. Mục tiêu :
HS hiểu được các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông : đường sá , phương tiện giao thông
II. Đồ dùng DH : Tranh vẽ một tai nạn GT, một số phương tiện GT không đảm bảo,
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
35’
3’
1/ Kiểm tra :
Khi tham gia giao thông , em nên chọn con đường thế nào để đi ?
2/ Bài mới : GT bài
* Tìm nguyên nhân gây tai nạn giao thông :
- Kể những nguyên nhân gây tai nạn giao thông :
- Nêu nội dung từng nguyên nhân :
+ Do phương tiện GT :
+ Do đường :
+ Do thời tiết :
Cho HS trình bày .
Nhận xét
3/ Củng cố , dặn dò :
- Nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông .
- Cần đảm bảo an toàn giao thông .
Nhận xét tiết học .
HS trả lời
Thảo luận nhóm :
-Do con người ; Do phương tiện GT
Do đường sá ; Do thời tiết .
- Phương tiện không đảm bảo an toàn như : phanh không tốt , thiếu đèn chiếu sáng , đèn phản quang ,.
- Đường xấu , quá chật hẹp , thiếu biển báo hiệu , đèn tín hiệu .
- Có chướng ngại vật trên đường , chỗ đường sắt giao nhau với đường bộ ,.
- Mưa , bão làm đường lầy , trơn , sạt lở .
- Sương mù che khuất tầm nhìn .
TUẦN 32:
AN TOÀN GIAO THÔNG: ÔN TẬP CHUNG
I . Mục tiêu :
- Biết đường đi đảm bảo an toàn .
- Biết phòng tránh tai nạn giao thông .
II. Đồ dùng dạy học : Biển báo hiệu GT
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
3’
1. Kiểm tra : Biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông
2.Bài mới : GT bài
* Ôn tập
-Đường đảm bảo an toàn là đường như thế nào ?
+ Em hãy nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông .
3.Củng cố -dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài : Ôn tập chung
HS trả lời
- Đường thẳng , rộng , mặt đường bằng phẳng có trải nhựa hoặc bê tông có nhiều làn xe , có dải phân cách cứng hoặc mềm .
- Đường có vỉa hè , có vạch đi bộ qua đường .
- Đường có đèn chiếu sáng đèn tín hiệu .
- Đường có phần đường dành riêng cho xe thô sơ .
+ Phương tiện phải đảm bảo .
+ Đi đúng luật giao thông .
+Không đùa giỡn khi tham gia giao thông .
+Luôn tập trung chú ý khi đi đường để bảo vệ mình và đảm bảo an toàn cho người
khác .
TUẦN 33:
AN TOÀN GIAO THÔNG: KIỂM TRA
I/Mục tiêu:
Kiểm tra các kiến thức HS đã học.
GD học sinh có ý thức chấp hành tốt Luật Giao thông.
II/ Câu hỏi:
Câu 1: Muốn phòng tránh TNGT mọi người cần có ý thức như thế nào? (2đ)
Câu 2: Khi đi đường gặp những biển báo hiệu giao thông ta nên làm gì? (2đ)
Câu 3: Nêu những điều cần nhớ khi đi xe đạp? (2đ)
Câu 4: Đi học hay đi chơi ta nên chọn con đường như thế nào? (2đ)
Câu 5: Chúng ta không những chỉ thực hiện đúng Luật Giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta còn phải làm gì cho mọi người? (2đ)
File đính kèm:
- ATGT MOI TU TUAN 12.doc