Tiết 2
ÔN TẬP BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
Dân ca Nùng.
Đặt lời: Anh Hoàng
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, đúng nhịp và đều giọng.
2. Kĩ năng:
- Biết kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng.
- Biết hát và vỗ tay theo phách, và tiết tấu lời ca.
3. Thái độ:
- Biết bài hát là dân ca của dân tộc Nùng.
- Qua bài hát giáo dục tình yêu quê hương đất nước và con người.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đàn phím.
2. Học sinh: Tập bài hát.
III.Các hoạt động day – học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
- Nhắc HS tư thế khi ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: (GV linh hoạt).
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc tiểu học tuần 2 (Chuẩn kiến thức kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là nhạc sĩ Hoàng Lân.
3. Thái độ:
- Qua nội dung bài hát giúp các em biết thêm về một số loài chim, yêu quý và bảo vệ các loài chim.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đàn phím..
2. Học sinh: Tập bài hát, vở.
III.Các hoạt động day – học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Cả lớp hát 1 bài.
- Nhắc HS tư thế khi ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: (GV linh hoạt).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung tiết học.
* Hoạt động 1: Dạy bài hát Thật là hay.
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
+ Giới thiệu đôi nét về tác giả: Nhạc sĩ Hoàng Lân có nhiều ca khúc dành cho trẻ em cùng với nhạc sĩ Hoàng Long (anh em sinh đôi) các bài hát: Đường và chân, Đi học về, Những bông hoa những bài ca....
- Đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Nghe hát mẫu và cảm nhận về bài hát.
- Cho HS nêu cảm nhận về bài hát.
+ HS nêu cảm nhận.
- HD tập đọc lời ca theo tiết tấu (có thể đọc ngắt theo tiết tấu).
Lắng nghe.
+ Đọc mẫu.
Thực hiện đọc theo tiết tấu.
- Đàn HD khởi động giọng.
HS khởi động giọng.
- Đàn giai điệu và HD hát nối tiếp từng câu theo lối móc xích song hành đến hết bài.
- Hát theo HD đến hết bài.
* Lưu ý: HS ngắt giọng đúng theo câu nhạc cho bài hát được vui tươi.
- Thực hiện.
- Bài gồm 4 câu hát có chung âm hình tiết tấu:
- HD cho HS ôn luyện nhiều lần để thuộc giai điệu và lời ca. Hát phát âm rõ lời, tròn tiếng.
- Thực hiện hát theo HD:
- Sửa sai cho HS.
+ Hát đồng thanh.
+ Hát theo dãy.
+ Hát cá nhân.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách và tiết tấu.
- Hát và vỗ tay đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- Sửa sai cho HS nếu có. Chú ý những chỗ có dấu lặng sẽ không vỗ tay nhưng vẫn giữ đều nhịp.
+ Thực hiện theo nhóm, dãy bàn.
- HD HS đứng vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng.
- Thực hiện đứng hát và nhún chân theo HD.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Đệm đàn cho HS trình bày lại một bài hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà ôn thuộc bài hát đã học trong tiết này kết hợp tìm động tác phụ hoạ cho bài hát.
TUẦN 2
LỚP 3
Ngày giảng: 30/8/2011 -3a, 3B.
Tiết 2
HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM
Nhạc và lời: Văn Cao
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng lời 2, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát.
2. Kĩ năng:
- Thể hiện tính chất hùng mạnh trong bài hát.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đàn phím, Đài đĩa nhạc bài Quốc ca.
2. Học sinh: Tập bài hát, vở ghi.
III.Các hoạt động day – học chủ yếu:
1.ổn định tổ chức:
- Nhắc HS tư thế khi ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: (GV linh hoạt).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung tiết học.
* Hoạt động 1: Dạy bài hát Quốc ca Việt Nam ( lời 2)
- Tóm tắt nội dung lời ca cho HS hiểu:
+ Trong những ngày trước Cách mạng tháng Tám (1945), nhân dân ta sống khổ cực dưới ách thống trị của chế độ Thực dân phong kiến. Lòng căm hờn đã thôi thúc nhân dân ta đoàn kết đứng lên đánh đuổi Thực dân phong kiến dành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
- Lắng nghe
- Mở đĩa cho HS nghe bài hát Quốc ca Việt Nam (Lời2).
- Nghe hát mẫu lời 2.
- HD tập đọc lời ca: đọc lời 2 theo tiết tấu.
- Tập đọc lời 2 theo tiết tấu.
- Giải thích những từ khó ‘’ Lầm than, gông xích, căm hờn”
- Nghe giải thích những từ khó trong bài.
- Đàn giai điệu hướng dẫn HS luyện giọng.
Khởi động giọng
- Đàn giai điệu hướng dẫn HS hát từng câu theo lối móc xích và song hành.
Lắng nghe hát theo đàn và hướng dẫn của GV.
- Chú ý những tiếng ngân hoặc nghỉ đến 3 phách và cao độ khác nhau của2 tiếng cuối 2 câu sau: ( tiếng thù, ngừng).
Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo HD.
- Sửa sai cho HS.
- Nghe thực hiện.
- Cho HS hát ôn nhiều lần để thuộc lời ca. GV giữ nhịp đều cho HS hát.
- Luyện hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân.
- Sửa sai cho HS.
- Nghe thực hiện.
- HD hát nối 2 lời . Chú ý sửa sai cho HS, hát thể hiện tính chất hùng mạnh không phải là hát to mà cần hát có lực, nhấn vào phách mạnh trong từng câu hát như khí thế đoàn quân đang tiến bước.
-
HS luyện hát.
+ Đồng thanh.
+ Theo dãy.
+ Cá nhân.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp tập tư thế chào cờ.
- HD tư thế đứng chào cờ và hát Quốc ca: Đứng nghiêm, mắt hướng nhìn về Quốc kì. Thái độ nghiêm túc. Có thể mời một vài HS lên làm tư thế mẫu.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Cho HS tập đứng chào cờ và hát Quốc ca.
- HS luyện tập tư thế chào cờ và hát Quốc ca.
- Nhận xét
4. Củng cố:
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà ôn thuộc bài bài hát Quốc ca.
TUẦN 2
LỚP 4
Ngày giảng: 29 /8/2011 – 4TL.
30/ 8 – 4A.
Tiết 2
HỌC HÁT BÀI: EM YÊU HOÀ BÌNH
Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
2. Kĩ năng:
- Thể hiện đúng những chỗ luyến, đảo phách và nốt đen chấm dôi.
3. Thái độ:
- Qua bài hát giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn phím, Đài đĩa nhạc lớp 4 bài hát” Em yêu hoà bình”.
- Tranh minh hoạ bài hát SGK.
2. Học sinh: - SGK, vở ghi.
III.Các hoạt động day – học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Cả lớp hát 1 bài.
- Nhắc HS tư thế khi ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: (GV linh hoạt).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung tiết học.
* Hoạt động 1: Dạy hát bài Em yêu hoà bình.
- Giới thiệu bài hát:
- GV cho HS xem tranh trong SGK và đặt câu hỏi về bức tranh, liên hệ với bài hát Em yêu hoà bình.
- HS nghe và quan sát.
+ Nêu nội dung của bài hát.
+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Đức Toàn.
- Nghe.
- Mở đĩa bài hát Em yêu hoà bình cho HS nghe hát mẫu.
Nghe và cảm nhận về bài hát.
- Chia bài làm 8 câu hát và HD, chỉ định cho 1-2 HS đọc lời ca.
Nghe và đọc lời ca theo tiết tấu của bài.
- Đàn HD khởi động giọng.
- HS khởi động giọng.
- Dịch giọng bài hát (-4). Đàn và HD hát nối tiếp từng câu theo lối móc xích và song hành đến hết bài. Chú ý những câu hát luyến có thể hát mẫu để HS hát chuẩn xác.
- HS hát theo HD đến hết bài.
- Chỉnh sửa những chỗ hát sai.
Nghe và thực hiện.
- Chọn tiết điệu Pop, Tempo 116. Đàn giai điệu và HD hát hoà theo. Chú ý nhắc các em lấy hơi trước câu hát, hát rõ lời ca.
- HS hát cả bài.
+ Hát đồng thanh.
+ Hát theo dãy.
+ Hát cá nhân.
- HD trình bày bài hát theo trình tự:
- HS thực hiện hát theo HD.
+ Hát cả bài.
+ Hát nhắc lại từ câu 5 đến hết bài.
+ Hát nhắc lại câu 8 lần nữa.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HD trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- Hát kết hợp vỗ tay theo HD.
- Đệm đàn và HD trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Chỉnh sửa cho HS.
- Thực hiện.
4. Củng cố:
- Tổ chức cho các dãy bàn trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà ôn thuộc bài hát đã học trong tiết này và tự tìm động tác phụ hoạ cho phù hợp với bài hát.
TUẦN 2
LỚP 5
Ngày giảng: 29/8/2011- 5TL.
30/8 – 5A.
Tiết 2
HỌC HÁT BÀI: REO VANG BÌNH MINH
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
2. Kĩ năng:
- Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài 3 phách.
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn1) và theo phách ( đoạn 2).
3. Thái độ:
- Góp phần giáo dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn phím, thanh phách, Đài đĩa nhạc bài hát Reo vang bình minh.
- Tranh minh hoạ bài hát SGK.
2. Học sinh: - SGK, vở ghi.
III.Các hoạt động day – học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Cả lớp hát 1 bài.
- Nhắc HS tư thế khi ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: (GV linh hoạt).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung tiết học.
* Hoạt động 1: Dạy hát bài Reo vang bình minh.
- Giới thiệu bài hát:
+ Đặt câu hỏi: Các em đã học một số bài hát về phong cảnh buổi sáng hoặc thiên nhiên nói chung. Em nào có thể kể tên một số bài hát đó?
- Nghe và theo dõi.
- HS trả lời.
(Gà gáy, Bài ca đi học, Nắng sớm, Trời đã sáng rồi).
- GV giới thiệu tranh minh hoạ SGK.
- HS lắng nghe và theo dõi.
Hôm nay các em sẽ học bài hát Reo vang bình minh, bài hát diễn tả phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, bài hát được ông sáng tác vào năm (1947), khi đó nhạc sĩ mới 26 tuổi.
- Mở đĩa cho HS nghe hát mẫu bài hát Reo vang bình minh .
- Nghe hát mẫu và cảm nhận.
- Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài hát.
- Trả lời cảm nhận về bài hát.
- Chia bài hát thành 2 đoạn:
- HS quan sát.
+ Đoạn 1: Reo vang......hồn ta.
+ Đoạn 2: Líu líu........sáng muôn năm.
- Chỉ định cho 1-2 HS đọc lời ca đoạn 1, đoạn 2.
- 1-2 HS đọc lời ca theo HD.
- Đàn và HD khởi động giọng.
- HS khởi động giọng.
- Dịch giọng (-4) và đàn HD hát nối tiếp theo lối móc xích và song hành đến hết bài.
- Hát theo HD đến hết bài.
- Chỉ định cho HS khá hát mẫu.
HS thực hiện.
* Chú ý HD cách lấy hơi ở đầu câu hát, hát nối các câu hát, thể hiện đúng những tiếng ngân dài
- HS tập lấy hơi và chú ý ngân đủ phách theo HD.
3 phách.
- HD hát ôn cả bài.
- HS hát cả bài.
+ Hát đồng thanh.
+ Hát theo dãy.
- Chỉnh sửa cho HS.
+ Hát cá nhân.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
- Tổ chức cho các nhóm bàn hát đoạn 1 gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 gõ đệm theo phách.
- Hát và gõ đệm theo HD.
- Chỉnh sửa cho HS.
- Nghe thực hiện.
- HD hát đúng nhịp độ, thể hiện sắc thái vui, tha thiết, hồn nhiên của bài hát.
- HS thực hiện.
4. Củng cố:
- GV hỏi: Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc?
- Em thích câu hát nào, nét nhạc nao, hình ảnh nào trong bài hát?
- HD trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm theo đoạn 1 gõ theo nhịp, đoạn 2 gõ theo phách.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà ôn thuộc bài hát đã học trong tiết này và tự tìm động tác phụ hoạ.
File đính kèm:
- TUAN 2 CKTKN.doc