Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Mái trường mến yêu".

 - HS biết nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát" Đi học".

2. Kĩ năng:

 - HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo phách.

 - HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.

3. Thái độ:

 Giáo dục HS yêu mến trường, lớp.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV:

 - Nhạc cụ quen dùng.

 - Đàn và hát thuần thục bài hát" Mái trường mến yêu".

 - Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát" Mái trường mến yêu".

2. Chuẩn bị của HS:

 SGK Âm nhạc lớp 7.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p)

 GV bắt nhịp cho cả lớp hát một bài.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Đan xen trong giờ học.

3. Nội dung bài mới:

* Giới thiệu bài: ( 3 p)

 

doc97 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS biết hát kết hợp với gõ đệm. - HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. - HS biết đánh nhịp 4/4 ở một vài bài hát đơn giản. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục các bài ôn tập. - Bảng phụ ghi sẵn cung và nửa cung. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 7. - Đọc trước bài Ôn tập. - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p) - GV gọi HS lên bảng trình bày bài hát “ Tiếng ve gọi hè”. - GV gọi HS lên bảng trình bày bài TĐN số 9. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Như vậy chúng ta đã cùng nhau học xong các bài hát trong chương trình âm nhạc lớp 7 cũng như các em đã biết về nhịp 4/4... Để các em có thể hát thuần thục hơn, trình bày bài hát tốt hơn cũng như hiểu biết hơn về âm nhạc. hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau ôn tập các kiến thức chúng ta đã học. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p 15p * Ôn tập các bài hát. - Luyện thanh: GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho HS thực hiện. GV đệm đàn cho HS lần lượt ôn tập các bài hát đã học. GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm. GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS thực hiện. Trình bày bài hát: GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng. - GV cho HS tự tìm một số động tác vận động theo nhạc đơn giản. - GV gọi vài HS lên bảng trình bày, GV đánh giá và cho điểm. * Ôn tập nhạc lí. GV cho HS lần lượt nhắc lại khái niệm nhịp 4/4. GV khái quát về nhịp 4/4. GV hướng dẫn lại cách đánh nhịp cho HS thực hiện. GV gọi vài HS lên bảng thực hiện cách đánh nhịp ở một vài bài hát đơn giản. GV cho HS nhắc lại khái niệm cung và nửa cung. GV khái quát về Cung và nửa cung. GV gọi HS lên bảng viết kí hiệu cung và nửa cung, viết cung và nửa cung trong 7 bậc âm tự nhiên. GV cho HS đọc các âm cơ bản. GV cho HS quan sát các nốt nhạc cách nhau một cung và nửa cung trên đàn. HS thực hiện. - HS thực hiện. HS thực hiện. HS thực hiện. HS trình bày. HS thực hiện. - HS trình bày. HS thực hiện. HS lắng nghe. HS thực hiện. HS thực hiện HS thực hiện. HS lắng nghe. HS thực hiện. HS thực hiện. HS quan sát. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV cho HS nhắc lại nội dung bài học. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài hát và học thuộc lời ca. Tiết 33: Ôn tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết thế nào là Dấu hóa, hóa biểu, biết thế nào là Quãng - HS đọc đúng cao độ và trường độ các bài TĐN số 1, số 3, số 4, số 6 và số 7. 2. Kĩ năng: - HS biết trình bày bài TDDN kết hợp với gõ đệm. - HS biết trình bày các bài TĐN theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và đọc thuần thục các bài TĐN. - Bảng phụ có chép sẵn Dấu hóa, hóa biểu và Quãng. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 7. - Xem trước bài Ôn tập. III. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Như vậy chúng ta đã cùng nhau học xong trong chương trình âm nhạc lớp 7 cũng như các em đã biết thế nào là Dấu hóa, hóa biểu, biết thế nào là Quãng... Để các em có thể đọc nhạc tốt hơn cũng như hiểu biết hơn môn âm nhạc. Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau ôn tập các kiến thức chúng ta đã học. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p 20p * Ôn tập nhạc lí. GV cho HS nhắc lại khái niệm Dấu hóa, hóa biểu. GV khái quát về Dấu hóa, hóa biểu: Dấu hóa là kí hiệu dùng để thay đổi cao độ của các nốt nhạc. Có 3 loại dấu hóa. Dấu hóa suốt được đặt ở đầu khuông nhạc gọi là hóa biểu. GV viết kí hiệu các loại Dấu hóa và nêu ví dụ cho HS theo dõi. GV cho HS nhắc lại khái niệm Quãng. GV khái quát về Quãng: Quãng là khoảng cách cao độ giữa 2 âm vang lên đồng thời hoặc cùng một lúc. GV nêu ví dụ và cho HS nghe một vài Quãng trên đàn. GV nêu cách gọi tên Quãng và cho HS tập gọi tên các Quãng. * Ôn tập các bài TĐN. - Luyện thanh: GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho HS thực hiện. GV đệm đàn cho HS lần lượt ôn tập các bài TĐN đã học. GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm. GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS thực hiện. GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 ghép lời ca và ngược lại. Trình bày bài hát: GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng. - GV gọi vài HS lên bảng trình bày. HS thực hiện. - HS lắng nghe. HS theo dõi. HS thực hiện. HS lắng nghe. HS theo dõi. HS thực hiện. HS thực hiện. HS thực hiện. - HS thực hiện. HS thực hiện HS trình bày. HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV cho HS nhắc lại nội dung bài học. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn lại các nốt nhạc và ôn tập phần nhạc lí. Tiết 34: Kiểm tra cuối học kì II I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu và lời ca 4 bài hát đã học. - HS biết thế nào là cung và nửa cung, dấu hoá. - HS đọc đúng nhạc và ghép được lời ca bài TĐN số 1, số 3, số 4, số 5 và số 7. 2. Kĩ năng: - HS hát biết kết hợp với gõ đệm theo phách. - HS biết trình bày bài hát kết hợp với vận động theo nhạc. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ nghiêm túc trong thi cử. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đề kiểm tra. 2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập kiến thức các bài đã học. III. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 p) GV gọi lớp trưởng kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Nội dung bài mới: HS tiến hành kiểm tra. Đề bài: Em hãy bốc thăm và trả lời một trong các đề sau: Em hãy trình bày hát bài " Mái trường mến yêu"? Em hãy trình bày hát bài " Lí cây đa"? Em hãy trình bày hát bài " Khúc hát chim sơn ca"? Em hãy trình bày hát bài " Khúc ca bốn mùa"? Em hãy nêu thế nào là cung và nửa cung, dấu hoá? Em hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhac số 1? Em hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhac số 3? Em hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhac số 4? Em hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhac số 5? Em hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhac số 7? Đáp án: HS lên bảng trình bày. HS lên bảng trình bày. HS lên bảng trình bày. HS lên bảng trình bày. Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh đi liền bậc. Một cung bằng 2 nửa cung. Dấu hoá là kí hiệu dùng để thay đổi cao độ của các nốt nhạc. Có 3 loại dấu hoá thường dùng là: Dấu thăng, dấu giáng và dấu bình. HS lên bảng trình bày. HS lên bảng trình bày. HS lên bảng trình bày. HS lên bảng trình bày. HS lên bảng trình bày. Tiết 35: Học bài hát địa phương: Bài" Ca ngợi tổ quốc" I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Ca ngợi tổ quốc". - HS biết bài hát" Ca ngợi tổ quốc" do nhạc sĩ Hoàng vân Sáng tác. 2. Kĩ năng: - HS biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp. - HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương, đoàn kết cùng hướng tới một cuộc sống hoà bình, ấm no hạnh phúc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát" Ca ngợi tổ quốc". - Bảng phụ, băng, đĩa nhạc có ghi sẵn bài hát" Ca ngợi tổ quốc". 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 7. - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p) GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Trong chương trình âm nhạc lớp 7 các em đã được học rất nhiều bài hát của các nhạc sĩ nổi tiếng như: “ Mái trường mến yêu” nhạc và lời: Lê Quốc Thắng, “ Chúng em cần hòa bình” nhạc và lời: Hoàng Long- Hoàng Lân, “ Khúc hát chim sơn ca” nhạc và lời: Đỗ Hòa An... Tiết học bài hát địa phương hôm nay thầy sẽ giới thiệu đến các em một bài hát mới đó là bài hát “ Ca ngợi tổ quốc” nhạc và lời: Hoàng Vân. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p 10p * Học hát bài " Ca ngợi tổ quốc". - GV hát mẫu. - GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài hát?" ( Bài hát có sắc thái: Vui tươi, rộn rã; Tiết tấu: Nhanh). - GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?" ( Dấu chấm dôi, dấu nối, dấu luyến, dấu quay lại). - GV chia câu: 5 câu. Câu 1: " Trời cao... rung rinh". Câu 2: " Bầy chim... tới trường". Câu 3: " Trời cao... hi vọng". Câu 4: " Nhờ có... Bác Hồ". Câu 5: " Cùng tiến... trưởng thành". Câu 6: " Tương lai... nước nhà". - Luyện thanh: GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho HS luyện thanh. Dạy từng câu: GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn. Các câu còn lại tương tự. - Hát đầy đủ cả bài: GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ cả bài. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. * Hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp. - GV thực hiện mẫu cách gõ đệm rồi hướng dẫn cho HS thực hiện từng câu. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. - GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 hát lời ca, tổ 2 gõ đệm và ngược lại. HS lắng nghe. HS trả lời. - HS trả lời. HS ghi nhớ. HS luyện thanh. HS thực hiện. HS thực hiện. HS trình bày. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Ca ngợi tổ quốc" kết hợp với gõ đệm theo nhịp. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát " Ca ngợi tổ quốc" và học thuộc lời ca.

File đính kèm:

  • docBai 1Hoc hat Bai Mai truong men yeu Bai doc them Nhac si Bui Dinh Thao va bai hat Di hoc.doc
Giáo án liên quan