*Tập biểu diễn bài hát: ( 20’ )
Chị Ong Nâu và em bé
-GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết bài.
-GV chia lớp thành hai nửa, nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “La” đồng thời nửa kia hát lời hai.
- GV nhắc HS lấy hơi giống như cách hát lời một.
- GV mời 1 –2 HS hát lời hai
- Nửa lớp hát lời một, nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại.
- Cho hs tập luyện theo nhóm
- NX:
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc Lớp 3 Tuần 26-35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hs nghe 1 bài hát thiếu nhi hoặc GV đàn hát cho các em nghe
- Y/ c hs nêu cảm nghĩ khi nghe bài hát đó
- Cho hs nghe lại lần 2
4. Củng cố- dặn dò: ( 3’ )
-Y/ c hs hát+ Vận động phụ họa+ gõ đệm
- NX chung:
- Xem trước bài học sau
HS hát
HS thực hiện
HS thực hiện
HS trình bày
HS nghe
HS nêu cảm nghĩ của mình
HS nghe
HS t/h
HS ghi nhớ
Tiết 29
TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
I. MỤC TIÊU:
- Hs nhớ tên, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông
-Tập viết các nốt nhạc trên khuông.
- Giúp các em viết tốt nốt nhạc tren khuông
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Bảng kẻ khuông nhạc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp: Nhắc hs ngồi đúng tư thế
2. KT bài cũ:
Cho cả lớp hát đồng thanh 1 bài hát đã học
3. Bài mới:
Tập viết nốt nhạc trên khuông(20’
- GV hướng dẫn HS kẻ hai khuông nhạc. Sau đó đọc chậm tên từng nốt ở 4 ô nhịp đầu trong bài Con chim non để HS tập viết nốt nhạc ( không viết gạch nhịp và hoá biểu)
- Khi HS viết xong, GV nói các em đã chép một số nốt nhạc trong bài Con chim non. GV kiểm tra, đánh giá và tập cho HS hát lại bày này.
b. Trò chơi âm nhạc: ( 10’ )
- Gv giơ bàn tay làm khuông nhạc, xòe 5 ngón tay làm 5 dòng kẻ nhạc, cho hs đếm từ ngón út lên.
4. Củng cố- dặn dò: ( 3’ )
- Về nhà tập kẻ khuông nhạc viết 7 nốt nhạc lên khuông
HS sửa tư thế ngồi
Cả lớp hát
HS t/h theo HD
HS chép nhạc
HS đọc
HS nghe
Tiết 30
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CHÀNG OÓC PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA
NGHE NHẠC
I. YÊU CẦU:
- Biết nội dung câu chuyện.
-Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc một đoạn nhạc trích không lời.
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc của hs thông qua nghe nhạc
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Băng nhạc, máy nghe
- Một vài bức tranh minh hoạ cho nội dung câu chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Kể chuyện âm nhạc: ( 17’ )
Chàng Oóc - Phê và cây đàn Lia
- GV treo tranh lên bảng, viết các tên nhân vật trong truyện lên bảng để HS nắm được từng tên nhân vật.
- GV vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh.
- GV đặt một vài câu hỏi.
+Chàng Oóc-Phê chơi giỏi nhạc cụ nào?
+ Hãy miêu tả tiếng đàn của chàng Oóc – phê?
+ Tiếng đàn của Oóc – phê có tác động thế nào tới Diêm Vương và lão lái đò?
- Kể chuyện lần thứ hai.
- Âm nhạc có nhiều tác dụng trong cuộc sống con người, chính vì vậy chúng ta không thể sống bình thường nếu như thiếu âm nhạc. Âm nhạc diễn tả được mọi tình cảm của con người và đôi khi làm nên những điều kỳ diệu như trong câu chuyện các em vừa nghe. Tuổi thơ là thời gian rất đẹp và các em hãy học nhạc để hiểu và yêu thích loại nghệ thuật này, để âm nhạc đem tới nhiểu niềm vui cho cuộc sống của chúng ta.
Nghe nhạc: ( 13’ )
- GV cho HS nghe 1- 2 bài hát thiếu nhi và một đoạn nhạc không lời.
- GV yêu cầu các em ghi tên những bài được nghe và nói về cảm nhận của mình.
4. Củng cố- dặn dò: ( 3’ )
- Y/ c hs nhắc lại nội dung bài học hôm nay
- NX chung:
- Về nhà ôn lại 2 bài hát: Chị ong nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình. Ôn lại các nốt nhạc
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe
HS trả lời ( Đàn Lia)
HS nghe
HS ghi nhớ
HS nghe nhạc
Trả lời theo sự cảm nhận của HS
HS nhắc lại
HS nghe
Tiết 31
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC
I. MỤC TIÊU:
- HS thuộc lời ca của 2 bài hát. Tập hát diễn cảm.
-Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ họa
- Giúp các em đọc nhạc tốt, nhìn khuông nhạc biết gọi tên nốt nhạc
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng
- Bảng kẻ khuông nhạc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. KT bài cũ:
3. Bài mới
a. Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé
- Hát kết hợp gõ theo phách:
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày
- Hát kết hợp gõ theo nhịp:
- GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
- Cả lớp đứng tại chỗ vừa hát vừa vận động, yêu cầu HS chuyển động nhẹ nhàng, duyên dáng.
- GV mời một vài HS lên trình bày trước lớp theo nhóm hoặc cá nhân.
- GV yêu cầu thi đua biễu diễn bài hát theo nhóm
hoặc theo tổ, GV chấm điểm.
b. Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình
-GV mời 1-2 HS học khá lên hát và vận động phụ họa.
- HS trình bày bài hát và vận động.
- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2 – 4 em hoặc cá nhân.
2. Biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm:
- HS hát và gõ đệm: Câu 1 – 2 – 3 – 4 gõ theo phách. Câu 5 – 6 – 6 – 8 gõ theo tiết tấu lời ca.
- GV yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo nhóm 3 – 4 em hoặc theo tổ. HS vừa hát vừa gõ đệm như trên.
c. Ôn tập các nốt nhạc
- Ôn tập qua trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay” để HS nhớ vị trí nốt.
- GV viết một số nốt nhạc trên khuông, HS tập đọc tên từng nốt gồm cao độ ( vị trí ) và trường độ ( hình nốt).
- HS tập kẻ khuông và viết cỏc nốt nhạc hoàn chỉnh.
- GV đọc chậm tên từng nốt. HS đọc lại tên các nốt ghi
Củng cố- dặn dò:
NX chung:
Về nhà kẻ 2 khuông nhạc viết khóa son, viết 7 nốt nhac lên khuông
Chuẩn bị tốt bài học sau
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện theo yêu cầu
HS trình bày
HS biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân
HS trình bày
HS trình bày
HS hát và gõ đệm
HS tham gia
HS tham gia
HS nghe
Tiết 32
BÀI HÁT ĐỊA PHƯƠNG
HỌC HÁT BÀI: KHĂN QUÀNG ĐỎ
I. YÊU CẦU:
- HS hát đúng giai điệu bài hát Khăn quàng đỏ.
- Biết thể hiện được tình cảm của bài hát.
- Qua tiết học giáo dục các em yêu quý chiếc khăn quàng và hiểu rõ ý nghĩa của chiếc khăn quàng, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Ổn định lớp
KT bài cũ:
Bài mới:
* Học hát: Khăn quàng đỏ: ( 30’ )
- Giới thiệu tên bài hát và tác giả.
1-2 HS xung phong đọc lời ca bài hát?
- Cho hs nghe bài hát
- Các em có cảm nhận gì về bài hát vừa nghe?
- Đọc lời và gõ tiết tấu từng câu
- Cả lớp cùng tập đọc lời ca+ gõ TT
GV đàn và bắt nhịp ( đếm 1- 2), HS hát hoà giọng. Khi hát câu 1 –3 – 5 – 7-9 dãy bên trái sẽ gõ đệm theo âm hình tiết tấu, còn câu 2 – 4 – 6 – 8-10 , dãy bên phải sẽ gõ.
- Hát nối câu 1 và 2: hai dãy vẫn gõ đệm theo hướng dẫn ở trên.
- Em nào xung phong trình bày hai câu hát vừa học?
- Tập những câu còn lại theo cách tương tự. Sau hai câu, GV lại
- GV đệm đàn, HS hát cả bài
- GV sửa sai cho hs
- Từng tổ đứng tại chổ trình bày bài hát, vừa hát các em vừa gõ đệm theo nhịp.
- Mỗi tổ hát xong, GV nhận xét ngắn gọn.
- Chia lớp ra nhiều nhóm tập luyện
4. Củng cố- dặn dò: ( 3’ )
- Chúng ta vừa học xong bài hát Khăn quàng đỏ, một bài hát thường sử dụng trong các buổi sinh hoạt Đội.Về nhà các em tiếp tục tập thêm để thuộc bài và chuẩn bị một vài động tác đơn giản minh họa cho bài. Qua nội dung của bài, các em hãy thể hiện tình cảm thiết tha với khăn quàng đỏ, yêu mến tổt chức Đội.
- Về ôn lại các bài hát đã học và ôn lại các nốt nhạc.
HS nghe
HS nêu cảm nhận
HS đọc lời ca theo tiết tấu
HS gõ lại
HS tập hát
Hát câu 1 và 2
1 HS trình bày
Tập những câu còn lại
HS hát cả bài
HS sửa theo HD
Từng tổ trình bày
HS luyện tập
HS nghe
HS ghi nhớ
Tiết 33
ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC
TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT
NGHE NHẠC
I. YÊU CẦU:
- Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
-Biết tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Giúp các em biết cảm thụ âm nhạc thông qua nghe nhạc
II. CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN.
- Nhạc cụ quen dùng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. KT bài cũ:
3. Bài mới:
a.Ôn tập các nốt nhạc: ( 8’ )
- Ôn tập qua trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay” để HS nhớ vị trí nốt. GV hướng dẫn để HS tự tham gia, một em đọc tên nốt, em khác chỉ vị trí trên bàn tay.
- GV viết một số nốt nhạc trên khuông, HS tập đọc hoàn chỉnh tên từng nốt gồm cao độ ( vị trí nốt) và trường độ (hình nốt).
- HS tập kẻ khuông và viết một số nốt nhạc hoàn chỉnh, GV đọc chậm tên từng nốt. HS đọc lại tên các nốt đã chép.
GV đánh giá và cho điểm.
b.Tập biểu diễn các bài hát: ( 15’ )
- GV chọn 3 bài hát vừa học: Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bẹn bè mình và bài hát địa phương đế các tổ, các nhóm lên trình bày.
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày và vận động phụ họa.
- GV đánh giá, cho điểm.
c.Nghe nhạc: ( 8’ )
- Cho hs nghe 1 bài hát thiếu nhi
- Y/ c hs nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát
- Cho hs nghe lại lần 2
4. Củng cố- dặn dò: ( 2’ )
- NX chung:
- Về nhà ôn lại các bài hát đã học
HS thực hiện
HS đọc
HS thực hiện
HS thực hiện theo nhạc
Tổ, nhóm trình bày
HS nghe
HS nêu cảm nghĩ của mình
HS nghe
Tiết 34+35
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập một số bài hát đã học ở học kỳ 1 và tập biểu diễn các bài hát đó.
- Khuyến khích HS tự tin trình bày bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
- GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của HS
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
* Kiểm tra cuối năm
- Mỗi HS sẽ trình bày hai bài hát , một bài đơn ca, một bài hát theo nhóm.
- Hình thức đơn ca, mỗi em tự chọn một bài hát đã học và lên trình bày trước lớp.
Khi trình bày bài hát, các em có vận động phụ họa hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Trình bày theo nhóm, các em có thể tự chọn nhóm 3-5 em và lên trình bày một bài tự chọn ( nếu HS không tự chọn được nhóm, GV xếp nhóm cho các em.
Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ họa hoặc dùng các nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của HS
- Khuyến khích HS sự tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và người lớp học.
HS t/h
HS trình bày đơn ca
HS trình bày theo nhóm
HS trình bày thật tự nhiên
File đính kèm:
- GA am nhac 3 buoi 2 tuan 2635.doc