I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ HS biết thể hiện bài hát một cách diễn cảm.
2/ Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời.
3/ Giáo dục HS biết đoàn kết, yêu thơng, giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
* GV: - Nhạc cụ quen dùng.
* HS: - Tập bài hát lớp 3- Vở ghi.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 3 Tuần 11-20 Trường Tiểu học Phạm Công Bình- Yên Lạc- Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố động tác múa phụ hoạ.
* HS: - Tập bài hát lớp 3- vở ghi.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ: Hát bài Ngày mùa vui (Lời 1).
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Dạy hát bài
Ngày mùa vui (lời 2)
“ Nhịp nhàng những bước chânv
Vang ngân tiếng reo cười/
Ai gánh lúa về sân phơiv
Nắng tươi cho màu thóc vàng/
Hội mùa rộn ràng quê hươngv
ấm no chan hoà yêu thương/
Ngày mùa rộn ràng nơi nơiv
Có đâu vui nào vui hơn”/
- Đệm đàn lời 1, cho HS ôn tập 1-2 lượt.
- Nhận xét.
- Vì lời 2 giống lời 1 về tiết tấu, nên ta hát lời 2 theo giai điệu của lời 1.
- Đệm đàn giai điệu lời 2.
- Nhận xét: Chú ý tính chất của bài.
- Ghép giai điệu lời 1 lời 2.
- Chia lớp thành 2 nhóm- Đệm đàn.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động
- Hướng dẫn HS các động tác múa đã chuẩn bị.
-Nhận xét.
- Chia nhóm, cho HS luyện tập- Đệm đàn.
- Nhận xét.
* Hoạt động 3: Giới thiệu nhạc cụ
1/ Đàn bầu (Độc huyền cầm)
- Cấu tạo: 1 dây, có hộp dài.
- Âm thanh: Ngân nga, thánh thót.
2/ Đàn Nguyệt (Đàn Kìm).
- Cấu tạo: Bầu vang hình tròn (Giống mặt trăng). Có 2 dây
3/ Đàn Tranh (Thập Lục)
- Cấu tạo: Hình hộp dài, một đầu to, một đầu bé, mặt đàn vồng. Có 16 dây.
- Âm thanh trong trẻo, tươi vui.
- Cả lớp hát theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp hát 2- 3 lượt.
- Mỗi nhóm hát một lời rồi đổi ngược lại.
- Quan sát- thực hiện 1-2 lượt.
- Từng nhóm lên hát và vận động.
- Quan sát- Nhận xét.
- Về nhà tìm hiểu thêm.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà ôn bài.
Tuần: 16
Ngày soạn:15/11/2009
Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2009
Âm nhạc
Kể chuyện âm nhạc: cá heo với âm nhạc
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
I/ mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 bài hát Ngày mùa vui.
- HS sinh nhận biết tên 7 nốt nhạc cơ bản.
- Giáo dục học sinh yêu âm nhạc.
II/ chẩn bị:
* GV: - Đàn phím điện tử.
- Tranh minh hoạ.
- Các hình nốt nhạc tự làm.
* HS: - Tập bài hát lớp 3- Vở ghi.
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định tổ chức: - Hát đầu giờ.
Kiểm tra bài cũ: - Hát bài Ngày mùa vui.
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc
Cá heo với Âm nhạc
- Treo tranh.
- Em hãy nói hiểu biết của mình về loài Cá heo?
- Nhận xét những ý của HS.
“Cá heo là loài ca sống ở ngoài biển khơi, có trọng lượng lớn nhưng tính nết hiền lành, và rất thông minh. Cá heo sống thân thiện với con người, đã có nhiều câu chuyện Cá heo cứu người bị nạn trên biển,…Hiện nay nhiều nơi nuôi và huấn luyện Cá heo dùng để cứu người- biểu diễn nghệ thuật. ở Tuần Châu Hạ Long ( Việt Nam) đã có Cá heo biểu diễn nghệ thuật”
- Kể chuyện:
- Qua câu chuyện vừa nghe. Điều gì khiến đàn Cá heo đòan tàu đi ra biển?
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
- Giới thiệu về nốt nhạc:
+ Có 7 nốt nhạc cơ bản là: đồ; rê; mi; pha; sol; la; si.
“Từ 7 nốt nhạc này, bằng tài năng của các nhạc sĩ đã sáng tạo ra vô vàn bản nhạc vui buồn khác nhau”
- Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay
- Hướng dẫn trên bàn tay 5 ngón.
“Nhìn vào 5 ngón bàn tay
Giống như khuông nhạc nó thay 5 dòng
Này đây ngón út tên Mi
Ngón sol đeo nhẫn, ngón Si ngay kề
Ngón trỏ tên gọi là Rê
Ngón Pha lùn tè anh cả bàn tay”
- Hướng dẫn trên bàn tay, đồng thời đọc bài thơ trên.
- Nhận xét.
- Nghe.
- 2- 3 HS trả lời.
- Nghe
- 1-3 HS kể lại.
- Âm nhạc đã dẫn đường cho đàn Cá heo theo đoàn tàu đi ra biển.
- Nghe
- Quan sát- Lắng nghe.
- Làm theo hướng dẫn.
4. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà ôn bài.
Tuần: 17
Ngày soạn:15/11/2009
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Âm nhạc
Học bài hát do địa phương tự chọn
Bài mèo đi câu cá
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
I/ Mục tiêu:
- Giới thiệu bài hát; Mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Hát thuộc lời, đúng giai điệu, phát âm rõ lời. Thể hiện được sắc thái của bài hát.
- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, không lười biếng dựa vào người khác.
II/ chuẩn bị:
* GV: - Đàn phím điện tử.
* HS: - Thanh phách- Nhạc cụ gõ tự làm.
III/ các hoạt động dạy và học:
1.ổn định tổ chức: - Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đan sen.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Dạy hát bài; Mèo đi câu cá (Khúc I)
“Meo meo có hai chú mèo
Rủ nhau đi xa tìm nơi lắm cá
Méo anh ra bờ sông
Vác cần câu bước vòng
Mèo em trông chờ anh giỏ cũng không có gì…”
- Giới thiệu bài hát:
+ Tác giả: Phạm Tuyên
+ Tính chất: Tươi vui.
- Hát mẫu.
- Hướng dẫn đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu;
+ Tiến hành dạy nối từng câu ngắn tới hết bài.
* Chú ý:
- Lấy giọng vừa với giọng học sinh.
- Đàn giai điệu từng câu ngắn cho học sinh hát theo.
- Nhận xét- S+ửa sai.
- Chia nhóm cho học sinh luyên tập.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2:
- Hát kết hợp gõ đệm theo: tiết tấu, nhịp, phách
- Nhận xét.
* Trò chơi: Hát những bài hát về con vật
- Nhận xét- Tuyên dương đội thắng.
- Nghe.
- Nghe.
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Từng nhóm luyện hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Hát cá nhân 1- 2 em
- Thực hiện t heo hướng dẫn.
- Từng nhóm thực hiện ôn luyện.
- Nhóm nào hát nhiều bài hát về con vật thì thắng cuộc
4. Củng cố- Dặn dò:
- Giáo viên đệm đàn- Học sinh hát Mèo đi câu cá một lần.
- Về nhà ôn bài.
Tuần: 18
Ngày soạn: 25/11/2009
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Âm nhạc
Tập biểu diễn
I/ mục tiêu:
- Tập biểu diễn những bài hát đã học trong học kỳ I.
- Thuộc lời bài hát, đúng giai điệu, thể hiện được tính chất bài hát, kết hợp với các hoạt động; gõ đệm, múa phụ hoạ.
- Giúp học sinh nhớ tên bài hát, thể loại, tên tác giả sáng tác bài hát đã học trong học kỳ I.
II/ Chuẩn bị:
* GV: - Đàn phím điện tử.
* HS: - Nhạc cụ gõ.
III/ các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát.
- Hướng dẫn biểu diễn:
+ Biểu diễn lần lượt từng bài.
+ Đánh giai điệu cho HS đoán giai điệu bài hát gì?
+ Em hãy nêu tên bài hát, tác giả sáng tác (Thể loại), tính chất của bài hát.
+ Đệm đàn cho HS hát kết hợp các động tác phụ hoạ.
*Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em về bài hát đã học mà em yêu thích?
- Nhận xét.
- Trả lời theo giai điệu từng bài.
- Cả lớp hát.
- Từng nhóm biểu diễn.
- Biểu diễn cá nhân
- Khuyến khích tinh thần xung phong.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà ôn lại các bài hát.
Tuần: 19
Ngày soạn: 15/12/2009
Thứ hai ngày 04 tháng 01 năm 2010
Âm nhạc
học bài hát: em yêu trường em ( lời i)
Nhạc và lời: Hoàng Vân
I/ mục tiêu:
- Học hát bài Em yêu trường em của nhạc sĩ HoàngVân.
- HS hát thuộc lời, đúng giai điệu. Biết bài hát Em yêu trường em là của nhạc sĩ Hoàng Vân, và nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam.
- Giáo dục HS yêu trường lớp, yêu Âm nhạc.
II/ chuẩn bị:
* GV: - Đàn phím điện tử.
- Tranh minh hoạ.
* HS: - Tập bài hát lớp 3
- Nhạc cụ gõ tự làm.
III/ các hoạt động dạy- Học:
1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ.
2. Kiêm bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bàimới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Dạy hát bài:
Em yêu trường em (Lời 1) - Bài hát Em yêu trường em là biểu hiện tình cảm của các em nhỏ với mái trường thân yêu…
- Nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc sĩ nổi tiếng cảuViệt Nam được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, là tác giả cónhiều bài hát nổi tiếng ( Cả thiếu nhi và người lớn)
- Hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Chai câu (V)
- Dạy hát từng câu: (Tiến hành dạy nối từng câu ngắn)
- Chú ý:
+ Đệm đàn từng câu ngắn cho HS hát theo.
+ Hát mẫu những câu hát khó, câu hát có luyến.
- Hát ghép cả bài.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo phách.
VD:
- Làm mẫu 1-2 lần.
- Nhận xét.
- Nghe
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp hát 1-2 lượt.
- Quan sát- Thực hiện.
- Từng nhóm thực hiện
4. Củng cố- Dặn dò:
- Giáo viên đệm đàn, học sinh hát kết hợp gõ phách.
- Về nhà học thuộc lời 1 và học trước lời 2 của bài hát.
Tuần: 20
Ngày soạn: 15/12/2009
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Âm nhạc
Học bài hát: em yêu trường em (lời 2)
I.Mục tiêu:
- Học hát lời 2 bài hát Em yêu trường em.
- Hát đúng giai điệu lời ca, đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, diễn cảm.
- Giáo dục HS yêu quý trường lớp, bạn bè, thầy cô giáo .
II. chuẩn bị
* GV: - Hát chính xác và diễn cảm lời 2 bài hát Em yêu trường em.
- Đàn phím điện tử.
* HS: - Tập bài hát lớp 3.
- Nhạc cụ gõ.
III.Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định tổ chức : - Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra hát lời 1 bài hát Em yêu trường em
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Ôn bài hát
- Hãy nêu tên bài hát và tên tác giả bài hát đã học giờ trước.
- Đệm đàn cho HS ôn lời 1 bài hát Em yêu trường em.
- Nhận xét: Cần hát đúng cao độ, trường độ, tiết tấu, và đều hơn, thể hiện được tính chất vui tươi, rộn ràng của bài hát.
- Hướng dẫn hát lời 2: Lời 2 giống lời 1 về giai điệu tiết tấu. Hướng dẫn học sinh hát lời 2 theo giai điệu của lời 1
- Chia nhóm và đệm đàn.
- Nhận xét- Đánh giá.
- Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Nhận xét,
* Hoạt động 2: Vận động phụ hoạ
- Hướng dẫn một số động tác phụ hoạ đơn giản.
- Chia nhóm.
- Nhận xét.
* Hoạt động 3 : Giới thiệu khuông nhạc bàn tay
- Giới thiệu tượng trưng cho HS biết Khuông nhạc có 5 dòng kẻ giống như 5 ngón tay, ở giửa 5 dòng kẻ đó là 4 khe tượng trưng cho 4 khe nhạc.
- Nằm trên ngón út là nốt Mi...
- Bài hát Em yêu trường em, sáng tác Nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Cả lớp hát.
- Hát lại 1 lần.
- Cả lớp thực hiện cả 2 lời theo hướng dẫn.
- Từng nhóm thực hiện.
-Nghe hướng dẫn.
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Quan sát GV làm mẫu.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Từng nhóm thực hiện lần lượt.
- Nghe- Quan sát.
4. Củng cố- Dặn dò:
- GV đệm đàn- HS hát bài Em yêu trường em và gõ đệm theo tiết tấu.
- Về nhà ôn bài.
File đính kèm:
- Am nhac 3- Tuan11- 20.doc