Giáo án Âm nhạc Lớp 3 Tiết 15+16

1.MỤC TIÊU:

-Giúp HS biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.

-Biết hát kết hợp vận động phụ họa.

-Nhận biết được một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu, đàn nguyệt , tranh

-Giáo dục HS lòng tự hào về đất nước, đã sản sinh những nhạc cụ hết sức độc đáo.

2.CHUẨN BỊ:

- GV: Nhạc cụ, bảng phụ chép lời 2 của bài hát. Đàn và hát thật tốt bài hát . Một số tranh ảnh các nhạc cụ. Vài động tác phụ họa.

- HS: Sách GK, phách.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 3 Tiết 15+16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: …/ …/ 20 Ngày dạy: …/ …/ 20 Tuần: 15 Tiết: 15 ÔN TẬP BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI. GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC. ************************ 1.MỤC TIÊU: -Giúp HS biết hát theo giai điệu và đúng lời 2. -Biết hát kết hợp vận động phụ họa. -Nhận biết được một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu, đàn nguyệt , tranh -Giáo dục HS lòng tự hào về đất nước, đã sản sinh những nhạc cụ hết sức độc đáo. 2.CHUẨN BỊ: - GV: Nhạc cụ, bảng phụ chép lời 2 của bài hát. Đàn và hát thật tốt bài hát . Một số tranh ảnh các nhạc cụ. Vài động tác phụ họa. - HS: Sách GK, phách. 3.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: Văn nghệ-Điểm danh. (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: Đan xen. 3.Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 10’ 12’ 6’ *Giới thiệu bài: A/.Hoạt động1: Ôn lời 1 bài hát Ngày mùa vui .Cho biết bài hát Ngày mùa vui là của dân tộc nào? *GV treo bảng phụ của bài hát. *Cho HS nghe giai điệu của lời 1. -Nhắc nhở những chỗ luyến (ấm, bõ, có) *Khởi động giọng : (mẫu âm à a á a à) - GV chỉ huy. -GV đệm đàn. B/.Hoạt động 2: Tập hát lời 2 *Chỉ định HS đọc lời ca. *Chia câu nhạc trên bảng phụ: .Câu 1: Nhịp nhàng . . . . . .. bước chân. .Câu 2: Vang ngân . . . . . . . .reo cười. .Câu 3: Ai gánh . . . . . . . . . . sân phơi. .Câu 4: Nắng tươi . . . . . . . . . thóc vàng. .Câu 5: Hội mùa . . . . . . . . . quê hương. .Câu 6: Ấm no . . . . . . . . . . yêu thương. .Câu 7: Ngày mùa . . . . . . ..nơi nơi. .Câu 8: Có đâu . . . . . . . . . . vui hơn. *Tập hát từng câu -GV đàn giai điệu câu (1, 2) 2 lần. -Lưu ý những chỗ luyến ( nắng ấm, có ). -Khi HS hát, GV đàn giai điệu theo. -Các câu ( 3,4 ) - ( 5,6,7,8 ) GV tiến hành tương tự, tập hát móc xích cho đến hết bài. *Luyện hát cả bài: -GV cho HS nghe giai điệu cả bài . -GV hướng dẫn luyện tập HS vào đúng nhạc đệm. -GV mở nhạc đệm cho HS hát. C/ Hoạt động 3: Tập hát kết hợp vận động phụ họa. .Từ đầu…trong vườn: 2 tay nhịp nhàng bên trí, bên phải ( động tác Tây nguyên ) .Nô nức…mong chờ: 2 tay đưa lên cao rồi từ từ để xuống. .Phần còn lại: Vỗ tay bên trái, bên phải. + ( Lời 2 tương tự ). D/ Hoạt động 4: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc -Cho HS xem tranh và giới thiệu. Sau đó cho HS nghe âm thanh giả của đàn. +Đàn bầu: Có 1 dây( độc huyền cầm) Âm thanh ngân nga, thánh thót. +Đàn nguyệt (đàn kìm): Có 2 dây, hình tròn giống như mặt trăng (nguyệt) +Đàn tranh (thập lục): Có 16 dây, âm thanh trong trẻo,tươi vui, đệm cho ngâm thơ, hát, hòa tấu trong các dàn nhạc. -Dân ca Thái ( Tây Bắc). -HS quan sát. -HS chú ý lắng nghe- Hát thầm. -Cả lớp đứng thẳng, thực hiện theo sự chỉ huy của GV. -Hát tập thể – nhóm, kết hợp gõ đệm theo nhịp. -2 HS đọc lời ca – Đồng thanh. -HS quan sát. -HS lắng nghe hát thầm. -Hát tập thể- Nhóm- Cá nhân. -Cả lớp nhận xét. -HS lắng nghe hát thầm. -HS chú ý tập vào đúng nhạc đệm. -HS hát tập thể-Nhóm, kết hợp gõ đệm theo nhịp. -HS luyện tập theo hướng dẫn của GV. -HS hát tập thể – nhóm, kết hợp một số động tác phụ họa. -Cả lớp quan sát theo dõi. 4.Củng cố: -Củng cố từng phần. 5.Nhận xét dặn dò: (1’) -Nhận xét tinh thần học tập trong tiết học vừa qua. ------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: …/ …/ 20 Ngày dạy: …/ …/ 20 Tuần: 16 Tiết: 16 KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC : CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC. GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI. ************************ 1.MỤC TIÊU: -Biết được nội dung câu chuyện. -Qua câu chuyện, HS biết được Âm nhạc còn có tác động đến loài vật -Bước đầu làm quen với tên 7 nốt nhạc. --Biết gọi tên và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. 2.CHUẨN BỊ: - GV: Nhạc cụ. Nắm rõ nội dung câu chuyện. Tranh minh họa cho câu chuyện. - HS: Sách GK, phách. 3.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: Văn nghệ-Điểm danh. (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 16’ 10’ 7’ *Giới thiệu bài: A/.Hoạt động 1: Kể chuyện: Cá heo với Âm nhạc - GV treo ảnh của cá heo cho HS xem và thuyết trình: Cá heo là loài cá sống ở biển khơi. Chúng có trọng lượng khá lớn nhưng lại rất hiền lành và thông minh. Chúng sống khá thân thiện với con người. Có nhiều câu chuyện kể về cá heo cứu vớt người bị nạn trên biển. Thế giới có nhiều trung tâm huấn luyện cá heo để biểu diễn hoặc cứu nạn trên biển. +GV kể tóm tắt câu chuyện theo tranh: -Tranh 1: Cảnh đàn cá heo sống trong khu vực chật hẹp. -Tranh 2: Cảnh mọi người tích cực cứu sống đàn cá. -Tranh 3: Cảnh đàn cá mê say bơi theo con tàu ra biển trước những giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. +Câu hỏi: .Điều gì đã khiến đàn cá bơi theo con tàu ra biển? +Nội dung: Nhờ có âm nhạc mà đoàn tàu đã cứu được bầy cá heo thoát chết. +GV kết luận: Âm nhạc không những có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới một số loài vật. B/.Hoạt động 2: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi -Giới thiệu các nốt nhạc: Đô – Rê – Mi - Pha – Son – La – Si -GV đưa lòng bàn tay trái về phía HS: .Dùng ngón trỏ tay phải đặt phía dưới ngón út trái (tượng trưng dòng kẻ phụ) chỉ nốt Đô. .Dùng ngón trỏ phải chỉ sát ngón út trái là nốt Rê. .Chỉ vào ngón út trái là nốt Mi. .Chỉ vào dòng khe trên ngón út lá nốt Pha. .Chỉ vào ngón đeo nhẫn là nốt Son. C/.Trò chơi: Bảy anh em -Bảy em đứng cạnh nhau theo thứ tự tên nốt. GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải đưa tay lên cao và nói “Có. Tôi tên là…”. GV gọi tên nốt, mỗi lúc càng nhanh hơn. Em nào nói sai tên mình là thua cuộc. -HS ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe GV kể chuyện. -Tiếng nhạc đã làm cho đàn cá mê say bơi theo. -Vài HS nêu lại nội dung câu chuyện. -HS chú ý theo dõi GV giới thiệu tên nốt nhạc và ghi nhớ. -HS sôi nổi tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV. 4.Củng cố: -Củng cố từng phần. 5.Nhận xét dặn dò: (1’). - Nhận xét tinh thần học tập trong tiết học vừa qua. Khen những cá nhân, nhóm tập trung tốt, tích cực tham gia trò chơi.

File đính kèm:

  • docNhac 3 TIET 15+16.doc
Giáo án liên quan