Giáo án Âm nhạc Lớp 2 Tuần 2 Trường Tiểu học Phước Hội

 I. Mục tiêu

- Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ ở lớp 1. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, Tập hợp hàng nhanh,

- Ôn cách chào báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết thúc giờ học. Yêu cầu thực hiện được tương đối đúng, nhanh và trật tự

- Trò chơi “Qua đường lội.”Yêu cầu biết cách chơi đúng luật và hào hứng trong khi chơi

 II. Địa điểm, phương tiện

- Địa điểm : trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện

- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 2 Tuần 2 Trường Tiểu học Phước Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bài vào vở. -Theo dõi học sinh làm bài giúp đỡ một số em học yếu. -Chấm,chữa bài học sinh. 3. Củng cố-dặn dò: -Củng cố lại toàn bộ kiến thức tiết học. -Nhận xét giờ học : tuyên dương một số em có nhiều cố gắng trong học tập. -Về nhà xem lại các BT -Chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung. -2 em làm bảng lớp.Cả lớp làm bảng con. - Nghe -Viết các số. -3 em làm bảng lớp.Cả lớp làm bảng con. - Đọc 1 lần. -Đọc -Lần lượt làm bảng con. - Số không không có số liền trước. -Nêu lại kết luận. - Đọc -Tóm tắt: 2A : 18 học sinh. 2B : 21 học sinh. Tất cả :….. học sinh? - Làm bài. 1 em làm bảng lớp. -2 tổ nộp bài. - Lắng nghe Chính tả(Nghe-viết) : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. Yêu cầu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết thực hiện đúng yêu cầu BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thư tự bảng chữ cái.(BT3) II. Chuẩn bị: -GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung luật chính tả g,gh. - HS: VTV III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Đọc từ khó học sinh viết: xoa đầu, chim sâu,yên lặng,... -Nhận xét bài học sinh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề 2. Hướng dẫn nghe-viết: 2.1. Hướng dẫn hs chuẩn bị: - Đọc bài chính tả. ? Bài chính tả cho biết Bé làm những việc gì? ? Bài chính tả có mấy câu? Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất? -Gọi học sinh đọc lại câu 2, đọc cả dấu phẩy. *Hướng dẫn viết từ khó: quét nhà,luôn luôn,tích tắc, bận rộn 2.2. HS viết bài vào vở: - Đọc bài cho học sinh viết (đọc đúng yêu cầu bộ môn) 2.3.Chấm,chữa bài: - Đọc cho hs dò bài 3. Hướng dẫn làm BT: Bài2: Treo bảng phụ - Gọi học sinh đọc yêu cầu. -Cho học sinh làm miệng nhận xét bạn. -Củng cố cách viết g,gh. Bài 3: Sắp xếp tên 5 học sinh theo thứ tự bảng chữ cái. -Làm bài vào VBT. - Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn. - Nhận xét, chốt lời giải đúng 3Củng cố-dặn dò: -Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà tự luyện viết lại lỗi sai (nếu có) -Viết bảng con. 1 em viết bảng lớp. - Nghe - 2em đọc lại. - Quét nhà,nhặt rau,… - 3 câu. Câu thứ 2) 2 em đọc; lớp đọc thầm -Viết vào bảng con. -Nghe và viết bài đúng chính tả -Đổi vở cho bạn dò bài. -2em đọc yêu cầu bài tập. -Nêu miệng nối tiếp. -Nhắc lại luật viết g,gh. - Đọc yêu cầu -1 em làm bảng lớp.Cả lớp làm vở nháp. - Nhận xét - (An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan) -Lắng nghe Thứ sáu Tập viết : CHỮ HOA Ă, I. Yêu cầu: Viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ Ă hoặc Â), chữ và câu ứng dụng: Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ. (Ghi chú: HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở TV2) II. Chuẩn bị: - GV: Mẫu chữ Ă,  bảng lớp ghi cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ. Bảng phụ ghi yêu cầu viết. - HS: Vở tập viết, bảng con. III Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa Ă,Â: a. Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét: - Đính chữ mẫu Ă,  ? Chữ Ă,  có điểm gì giống và khác nhau chữ hoa A cao ? - Hướng dẫn cách viết dấu phụ chữ Ă,  - Nêu lại cấu tạo chữ hoa Ă,  - Chỉ vào khung chữ giảng quy trình - Gọi hs nhắc lại b. Hướng dẫn viết trên bảng con: - Viết mẫu chữ Ă,  (5 li) nêu lại quy trình. -Yêu cầu HS viết vào không trung. - Yêu cầu HS viết chữ hoa Ă vào bảng con. Nhận xét, chỉnh sửa. - Viết mẫu chữ hoa Ă,  (cỡ nhỏ) giảng quy trình. - Yêu cầu HS viết bảng con. Nhận xét, chỉnh sửa. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ. ? Cụm từ ứng dụng nói lên điều gì? ? Cụm từ gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào? ? Nhận xét độ cao của các chữ cái? ? Có những dấu thanh nào? Vị trí các dấu thanh? ? Chữ nào được viết hoa? Vì sao? ? Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào? ? Nêu cách nối nét giữa chữ hoa Ă và chữ n? - Viết mẫu : Ăn (cỡ nhỏ) - Yêu cầu HS viết bảng con. Nhận xét, chỉnh sửa. - Viết mẫu cụm từ ứng dụng: 4. Hướng dẫn viết vào vở: - Gọi HS nêu yêu cầu viết. - Yêu cầu HS viết bài. Hướng dẫn thêm cho những em viết còn chậm, yếu. Nhắc các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết. 5. Chấm bài: - Chấm 1 số bài, nhận xét. 6. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nêu lại cấu tạo chữ hoa Ă, Â. - Nhận xét giờ học. - Dặn: Luyện viết bài ở nhà. - Vở TV - Nghe - Quan sát - Viết như chữ A, nhưng có thêm dấu phụ. - Lắng nghe - 2 em nêu -HS quan sát và lắng nghe - 1 em - Quan sát. - viết 1 lần. - Viết bảng con 2 lần. - Quan sát, ghi nhớ. - Viết bảng con. - Nối tiếp đọc. - Khuyên ăn chậm, nhai kĩ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng. - 4 tiếng:... - Quan sát nêu. - Chữ Ă. Vì đứng đầu câu. - Bằng khoảng cách viết một chữ cái 0. - Trả lời. - Quan sát. - Viết bảng con. - Quan sát. - Nêu: - Viết bài (VTV) - Lắng nghe. - 1 HS nêu. - Lắng nghe, ghi nhớ. Tập làm văn: CHÀO HỎI-TỰ GIỚI THIỆU I. Yêu cầu:: - Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu. - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân BT 2) -Viết được bản tự thuật ngắn ( Ghi chú: Nhắc hs hỏi gia đình để nắm được một vài thông tin ở BT3: ngày sinh, nơi sinh, quê quán) II . Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập 2 III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: -Hãy nói 1 câu trong bức tranh BT3 đúng với nội dung tranh. -Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm BT: Bài1: -Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện lần lượt từng yêu cầu đó. -Nhận xét,chỉnh sữa cho học sinh. *Kết luận:Khi chào hỏi người lớn tuổi em nên chú ý sao cho lễ phép,lịch sự. Chào bạn thì cần thân mật,cởi mở. Bài2: -Gọi học sinh đọc yêu cầu: -Thảo luận cặp đôi. -Gọi đại diện từng cặp lên bảng thể hiện .Cả lớp nhận xét. ? 3 bạn chào nhau như thế nào?Có thân mật lịch sự không? ? Ngoài lời chào hỏi,tự giới thiệu ra 3 bạn còn làm gì? Bài3: -Gọi 2 em đọc yêu cầu. -Yêu cầu học sinh tự viết bài vào vở. - Theo dõi giúp đỡ học sinh viết bài. -Chấm một số bài và nhận xét 3Củng cố-dặn dò: - Gọi học sinh nêu lại nội dung bài học hôm nay. - Nhận xét và tuyên dương những học sinh học có cố gắng. 2 em lên bảng nói. -Nhận xét bạn. - Nghe - Đọc yêu cầu , 3 đến 4 em lần lượt thực hiện. - Lắng nghe, ghi nhớ -2em đọc yêu cầu. -Thảo luận cặp đôi. - 4cặp lên thể hiện. Nhận xét bình chọn cặp thể hiện tốt - Nêu ý kiến -Đọc kĩ yêu cầu - Làm bài -2 em Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu: - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị (BT1 viết 3 số đầu) - Biết số hạng; tổng (BT2) - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu. BT3 làm 3 phép tính đầu) - Biết làm tính cộng, trừ các số co hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Biết giải toán bằng một phép tính. Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Giúp học sinh yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài. II. Chuẩn bị: Bảng lớp kẻ BT2 III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: -Gọi 2 em lên làm:Đặt tính rồi tính 48 - 16; 47 - 37 Nhận xét,ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề 2. Luyện tập: Bài2: Viết số thích hợp vào ô trống - Gọi học sinh nêu yêu cầu. -Yêu cầu học sinh làm và gọi nhận xét bạn. ? Muốn tìm tổng ta làm như thế nào? ? Nêu cách tìm hiệu của 2 số? Bài 3: Tính -Yêu cầu học sinh làm vào bảng con, nêu tên gọi thành phần kết quả của phép tính. -Nhận xét, chữa Bài4: -Gọi hs đọc bài toán -Yêu cầu tự tóm tắt và giải bài toán vào vở. -Theo dõi chấm,chữa bài cho học sinh. Bài5: Số -Cả lớp làm bảng con 2 em lên bảng làm. -Nhận xét chốt lại đáp số đúng. 3 .Củng cố-dặn dò: -Hệ thống bài -Nhận xét giờ học. - Về nhà Xem lại các BT.Chuẩn bị bài sau -2 em lên làm.Cả lớp nhận xét bạn. - Nghe -1 học sinh đọc yêu cầu. -2 em làm bảng cả lớp làm VN -Ta thực hiện phép tính cộng -Ta thực hiện phép tính trừ. - Đọc yêu cầu -2 em làm bảng lớp,cả lớp làm bảng con, trả lời. - 2 em đọc - Cả lớp tự tóm tắt bài toán và giải bài toán vào vở. -Làm theo yêu cầu của giáo viên. - Lắng nghe Đạo đức: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I. Yêu cầu: - Biết được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc và tác hại của việc không học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Thực hiện theo thời gian biểu - Không đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ. - GD hs có thói quen học tập và sinh hoạt đúng giờ. ( Ghi chú: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân) II. Chuẩn bị: -Phiếu 3 màu cho hoạt động 1. Vở bài tập đạo đức. III Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: -Gọi 2 em lên bảng trả lời: ? Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:Ghi đề 2 .Giảng bài mới: Hoạt động1: Thảo luận lớp : Giáo viên phát bìa màu cho học sinh và nêu quy định của từng màu đó. -Giáo viên nêu tình huống học sinh dựa vào đó để chọn cho phù hợp. +Trẻ em không cần học tập,sinh hoạt đúng giờ. +Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ. +Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì? -Kết luận :Cần phải học tập,sinh hoạt đúng giờ.. Hoạt động 2: Hành động cần làm Giáo viên cho học sinh nêu bài làm của mình. *Kết luận: Học tập sinh hoạt đúng giờ giúp ta điều gì? Hoạt động3: Thảo luận nhóm. *Yêu cầu trao đổi nhóm 2 về thời gian biểu của mình đã hợp lí chưa? Đã thực hiện ntn? - Gọi 1 số nhóm trình bày - Nhận xét kết luận 3 Củng cố-dặn dò: - Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Về nhà vận dụng tốt những điều đã học - Trả lời theo yêu cầu - Nghe - Đỏ: đồng ý. Xanh: không đồng ý. Vàng: lưỡng lự. - Lắng nghe - suy nghĩ bày tỏ ý kiến -Có lợi cho sức khoẻ. - Nghe, ghi nhớ - Nêu cách làm của mình. - Giúp ta làm việc có hiệu quả và khoa học. - Tự thảo luận nhóm với bạn - 4 - 5 nhóm trình bày Lớp theo dõi nhận xét - Nghe - 4 em đọc - Nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 2.doc