1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc tên các bài hát đã được học.
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Kể chuyện âm nhạc và nghe nhạc.
* Hoạt động 1: Kể chuyện Mô-da – thần đồng âm nhạc.
- GV đọc chậm và diễn cảm câu chuyện Mô-da – thần đồng âm nhạc.
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô-da, chỉ trên bản đồ thế giới vị trí nước áo cho HS biết.
- Nêu một vài câu hỏi để HS trả lời sau khi nghe câu chuyện:
+ Nhạc sĩ Mô - da là người nước nào? ( nước Áo )
+ Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông?
+ Khi xảy ra câu chuyện trên Mô-da được mấy tuổi?
( Giải thích cho HS hiểu từ thần đồng: danh hiệu dành cho những người có những tài năng đặc biệt được bộc lộ.)
- Đọc lại câu chuyện giúp HS ghi nhớ nhạc sĩ Mô - da một danh nhân âm nhạc của thế giới.
- GV nhận xét.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 16: Kể chuyện âm nhạc - nghe nhạc - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ năm, ngày 06 tháng 12 năm 2012
ÂM NHẠC
Lớp 2B – 2A:
Tiết 16: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC – NGHE NHẠC
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết Moda là nhạc sĩ nổi tiếng thế giới người Áo.
- Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc một đoạn nhạc không lời.
- Giáo dục HS say mê học hát.
II. Chuẩn bị:
- Đọc diễn cảm câu chuyện Mô-da (SGV).
- Ảnh nhạc sĩ Mô-da.
- Băng nhạc bài hát thiếu nhi hoặc đoạn trích một bản nhạc không lời của Mô - da.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc tên các bài hát đã được học.
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Kể chuyện âm nhạc và nghe nhạc.
* Hoạt động 1: Kể chuyện Mô-da – thần đồng âm nhạc.
- GV đọc chậm và diễn cảm câu chuyện Mô-da – thần đồng âm nhạc.
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô-da, chỉ trên bản đồ thế giới vị trí nước áo cho HS biết.
- Nêu một vài câu hỏi để HS trả lời sau khi nghe câu chuyện:
+ Nhạc sĩ Mô - da là người nước nào? ( nước Áo )
+ Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông?
+ Khi xảy ra câu chuyện trên Mô-da được mấy tuổi?
( Giải thích cho HS hiểu từ thần đồng: danh hiệu dành cho những người có những tài năng đặc biệt được bộc lộ.....)
- Đọc lại câu chuyện giúp HS ghi nhớ nhạc sĩ Mô - da một danh nhân âm nhạc của thế giới.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Nghe nhạc.
- Giới thiệu một ca khúc thiếu nhi (hoặc một đoạn trích nhạc không lời của nhạc sĩ Mô - da).
- GV đặt câu hỏi:
+ Bản nhạc vui tươi, sôi nổi hay nhẹ nhàng, êm dịu
- GV nhận xét ngắn gọn về ca khúc hoặc trích đoạn nhạc vừa cho HS nghe.
- Cho HS nghe lại một lần nữa để HS có thể cảm nhận giai điệu, tìm cảm của bản nhạc.
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát tìm đồ vật’’.
- GV cho HS đứng thành vòng tròn chung quanh lớp. Em sẽ đi tìm đồ vật ra ngoài lớp. GV đưa một vật nhỏ cho 1 em giữ kín. Cả lớp cùng hát một bài hát Em tìm đồ vật vào lớp và bắt đầu tìm bạn nào đang giữ đồ vật theo tiếng hát đã được quy định (tiếng hát nhỏ là đang ở xa đồ vật, tiếng hát to là bạn đang ở gần đồ vật).
- GV nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét: khen ngợi những HS hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tham gia tích cực cần cố gắng hơn ở tiết sau.
- Dặn HS về ôn lại bài hát.
- Chuẩn bị: Tập biểu diễn 3 bài hát Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon.
ÂM NHẠC
Lớp 1B – 1A:
Tiết 16: Nghe Hát Quốc Ca
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục đích yêu cầu:
- HS làm quen với bài hát Quốc ca. Bieát khi chào cờ, hát Quốc ca phải đứng nghiêm.
- HS bieát nội dung câu chuyện Nai Ngọc.
- Qua một câu chuyện nhỏ để các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống.
II. Chuẩn bị:
- Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca.
- Naém rõ nội dung câu chuyện Nai Ngọc.
- Naém nội dung trò chơi “ Tên tôi, tên bạn ”.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhaéc lại tên các bài hát đã ôn ở tieát trước, hát và vỗ tay theo phách hoặc tieát taáu lời ca.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Nghe hát Quoác ca và keå chuyện Nai Ngọc.
* Hoạt động 1: Nghe hát Quốc ca.
- GV giới thiệu đôi nét ngắn gọn về bài hát “ Quốc ca ” là bài hát chung của cả nước do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Trước đây có tên là bài Tiến quân ca.
- Hỏi HS:
+ Quốc ca được hát khi nào?
+ Khi chào cờ và khi hát Quốc ca đứng như thế nào?
- GV nhắc lại cho HS hiểu và nhớ: Quốc ca được hát khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứng thẳng, nghiêm trang, mắt hướng về Quốc kì.
- Cho HS nghe bài hát Quốc ca qua băng nhạc ( 2 lần ).
- Hướng dẫn HS đứng chào cờ, nghe Quốc ca với thái độ trang nghiêm
( Nếu HS thuộc bài hát có thể cho các em tập chào cờ và hát một lần ).
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Kể chuyện Nai Ngọc ( Truyện cổ dân tộc Gia – rai ).
- GV kể ( hoặc đọc chậm, diễn cảm ) “ Câu chuyện Nai Ngọc ”.
- GV nêu một vài câu hỏi sau khi kể cho HS để xem các em có nắm được nội dung câu chuyện không. Ví dụ:
+ Tại sao các loại vật lại quên cả việc phá nương rẫy, mùa màng? (Do mãi nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé ).
+ Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không muốn về? ( Vì tiếng hát của em bé Nai Ngọc vô cùng hấp dẫn ).
+ Nhờ vào cái gì Nai Ngọc giúp dân làng xua đuổi muôn thú? ( Nhờ vào tiếng hát Nai Ngọc đã có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi muôn thú ).
- GV kết luận để HS ghi nhớ: Tiếng hát tuyệt vời của Nai Ngọc có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được muôn thú phá hoại mùa màng, nương rẫy. Mọi người đều yêu quí Nai Ngọc và tiếng hát của em.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Tên tôi, tên bạn ”.
- Hướng dẫn HS tập nói tên theo tiết tấu của câu hát trong bài Sắp đến Tết rồi.
Bạn tên là gì? Tên tôi là Nam.
- Hướng dẫn trò chơi: Em thứ nhất đứng lên tự giới thiệu Tên mình và hỏi tên bạn bên cạnh hoặc chỉ một bạn khác ( nói theo tiết tấu ).
- Em được chỉ định phải lập tức đứng lên trả lời và hỏi tiếp bạn khác tiết tấu và câu nói đã quy định. Bạn tiếp theo lại trả lời và tiếp tục hỏi, Nếu em nào trả lời chậm hoặc nói không đúng tiết tấu đã quy định đều bị coi là phạm luật và không được tiếp tục chỉ định người khác. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
- Cùng cách nói theo tiết tấu trên, nhưng thay vì giới thiệu tên mình, HS có thể giới thiệu về “ cây ’’ hoặc “ con vật ’’.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Cho HS nghe lại bài hát Quốc ca ( 1 lần ).
- GV nhận xét: khen cá nhân và những nhóm học tốt, tích cực tham gia trò chơi; nhắc nhở những cá nhân, những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn.
- Dặn HS ghi nhớ tư thế và thái độ khi chào cờ, hát Quốc ca và thực hiện tốt trong các buổi chào cờ đầu tuần.
File đính kèm:
- giao an am nhac(2).doc