Giáo án Âm nhạc Lớp 2 tăng cường

 I. Mục tiêu:

 - HS nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1

 - Hát đúng, hát đều, hoà giọng.

 II. Chuẩn bị:

 - Máy caset, băng (đĩa)

 - Đàn organ, nhạc cụ gõ, tranh minh hoạ các bài hát

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 2 tăng cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g (đĩa) - Bảng phụ có ghi sẵn những đoạn thơ 5 chữ (tiếng) - Đàn organ, nhạc cụ gõ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: - Cho HS khởi động giọng 2/ Bài mới: Cho HS hát + Gõ đệm theo tiết tấu lời ca > Cho HS thực hiện lại tiết tấu của bài 1 - 2 , 1- 2 -3 Tập nói thơ theo tiết tấu vừa tập CÂY ĐA Trần Đăng Khoa Làng em có cây đa Bên mương nước giữa đồng Lá xanh dòng nước bạc Biển lúa vàng mênh mông Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về Đa mỗi ngày một lớn Và nuôi thêm nhiều ve Dưới bóng đa con trâu Thong thả nhai hương lúa Đủng đỉnh đàn bò về Lông hồng như đốm lửa Trưa nắng loé trên đầu Các bác làm nghỉ mát Vòm đa rì rào xanh Ve kêu, muôn lá quạt... 3/ Dặn dò: Tìm trong sách Tiếng Việt, báo Nhi đồng những bài thơ 5 chữ để tập nói theo tiết tấu bài CSTH Khởi động giọng Hát + Gõ đệm Thực hiện Tập nói thơ theo tiết tấu Đọc thầm cá nhân Đọc theo tiết tấu, thực hiện từng đoạn Nghe Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006 TIẾT 15 Ôn và biểu diễn 3 bài hát (tt) I. Mục tiêu: - HS hát thuộc và biểu diễn được 3 bài đã ôn - Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn II. Chuẩn bị: - Máy caset, băng (đĩa) - Đàn organ, nhạc cụ gõ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: - Cho HS khởi động giọng 2/ Bài ôn: Ôn tập các bài hát và tập biểu diễn + Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật - Đàn giai điệu - GV hát mẫu để học sinh nghe lại - Đệm đàn - Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp - Cho HS hát kết hợp vận động - Gọi nhóm, cá nhân hát biểu diễn + Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng - Nêu nội dung về các nhạc cụ gõ (?) Bài hát nào? - GV đàn - Chia nhóm hát kết hợp trò chơi với nhạc cụ ( GV cần phổ biến lại cách chơi) - Cho HS hát và biểu diễn theo nhóm - Cho HS hát nối tiếp từng câu ngắn - Cho HS hát thầm, gõ đệm theo tiết tấu lời ca + Ôn tập bài há:t Chiến sĩ tí hon - Tập cho hát và dậm chân nhẹ tại chỗ - Cho HS nhắc lại tên tác giả - Trò chơi hát theo âm nhạc cụ + vận động - Gọi HS biểu diễn 3/ Dặn dò: Luôn hát ôn lại những bài hát đã học Khởi động giọng Nghe > nêu tên bài hát, xuất xứ Hát Hát + Gõ đệm Hát + Vận động Biểu diễn TL Hát Hát kết hợp với chơi Hát Gõ theo tiết tấu lời ca Hát + Vận động TL Hát + Vận động Biểu diễn Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2006 TIẾT 16 Kể chuyện âm nhạc: Thần đồng 3 tuổi I. Mục tiêu: - HS có thêm 1số hiểu biết về Môda - Thần đồng âm nhạc - HS được nghe một bản nhạc không lời của Môda II. Chuẩn bị: - Máy caset, băng (đĩa) III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Bài mới: * Kể chuyện âm nhạc : Thần đồng 3 tuổi +Giới thiệu: Ở tiết học trước cô đã kể cho các em nghe câu chuyện về 1 nhạc sĩ thiên tài của thế giới, ông là ai? Có rất là nhiều câu chuyện lý thú xung quanh nhạc sĩ này. Và hôm nay cô sẽ kể tiếp cho các em nghe 1 câu chuyện nữa: - GV đọc câu chuyện cho HS nghe và nhấn mạnh những chi tiết chính Giải thích cho HS biết đàn Viôlông, Clavơxanh (đàn Pianô cổ) - Kể loại từng đoạn và đặt câu hỏi để HS nắm đước ý chính (?) Môda sinh ra trong một gia đình như thế nào? (?) Mẹ của Môda đã chứng kiến cảnh gì khi bà đi rót nước? (?) Lúc đó Môda mấy tuổi? (?) Lúc mấy tuổi Môda đã chơi thuần thục 2 loại nhạc cụ Viôlông và Clavơxanh? (?) Môda thường được đi biểu diễn âm nhạc ở đâu? Tóm ý: Môda tự chơi đàn lúc 3 tuổi, tự viết nhạc lúc 6 tuổi >> Thần đồng âm nhạc * Nghe nhạc: Cho HS nghe một bản nhạc của Môda (2 lần) 3/ Dặn dò: Ôn lại những bài hát mà cô đã dạy từ đầu năm đến giờ Nghe TL Nghe Nghe + TL Nghe Nghe Nghe Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2006 TIẾT 17,18 TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - HS biết được cách biểu diễn các bài hát để GV có thể tổ chức tốt tiết biểu diễn trong chính khoá - Biết trình bày bài hát dưới nhiều hình thức II. Chuẩn bị: - Máy caset, băng (đĩa) - Đàn organ, nhạc cụ gõ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: - Cho HS khởi động giọng 2/ Bài ôn: Cho HS hát ôn từng bài và các hoạt động vận động phối hợp với mỗi bài Lưu ý tập cho các em phải hát thuộc lời ca thì mới có thể biểu diễn tốt được Cho 2 em cùng bàn kiểm tra chéo nhau sau khi ôn xong từng bài hát xem em nào thuộc em nào chưa. Gọi cá nhân xung phong biểu diễn Gọi tổ biểu diễn để các em tự tin và bớt rụt rè Tuyên dương những em hát to rõ ràng hoặc biểu diễn tốt 3/ Dặn dò: Nhớ ôn tập các bài hát cho thật tốt Khởi động giọng Hát ôn theo hướng dẫn của GV Kiểm tra chéo Cá nhân Tổ Nghe Thứ hai ngày 15 tháng 01 năm 2007 TIẾT 19 Ôn tập bài hát: Trên con đường đến trường I. Mục tiêu: - HS thuộc lời và hát đúng giai điệu của bài hát II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ gõ - Đàn Organ, bảng phụ ghi lời ca III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: - Cho HS khởi động giọng 2/ Hát ôn: (?) Tên bài hát và tác giả của bài hát mà tiết trước chúng ta đã học - Cho HS đọc lại phần lời ca, sau đó giáo viên xoá dần. - GV mở nhạc cho học sinh nghe - Nhắc lại sắc thái của bài hát - Đàn cho HS hát ôn - Lưu ý những chỗ HS hay hát sai Bạn ơi bạn cùng đi thật mau Không hát luyến > HS thường hát có luyến - Cho HS hát có gõ đệm theo nhịp để HS hát ngân đúng các tiếng cuối câu. - Chia nhóm hát nối tiếp - Gọi kiểm tra theo tổ nhóm, cá nhân - Nhận xét 3/ Dặn dò: các em tiếp tục ôn cho thuộc lời bài hát Bầu trời xanh Khởi động giọng TL Đọc đồng thanh Nghe Hát Hát + Gõ đệm Hát nối tiếp Hát Nghe Nghe Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2007 TIẾT 21 TẬP NÓI THEO ĐỒNG GIAO I. Mục tiêu: - HS biết thêm một số câu dồng giao trong dân gian có thể kết hợp với trò chơi II. Chuẩn bị: - Phách - Bảng phụ ghi lời đồng giao III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Bài mới: * Dạy nói theo đồng dao + Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khoẻ Được ăn cơm vua Ông thợ nào thua Thì về tí mẹ - GV đọc qua trước một lần - Hướng dẫn cho HS đọc từng câu - Cho HS vừa đọc vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu - Cho HS chơi trò chơi Kéo cưa + Bum lá xà Ba lá xùm Xùm cái chi? Xùm cái... - GV đọc qua trước một lượt - Tập cho HS như đã tập ở câu trên rồi tiến hành cho HS chơi trò chơi 3/ Dặn dò: Các em về nhà tiếp tục sưu tầm một số bài đồng dao Việt Nam Quan sát Nghe Đọc đồng thanh Hát + Gõ đệm Tham gia trò chơi Nghe Đọc đồng thanh Chơi Nghe Thứ hai ngày 5 tháng 02 năm 2007 TIẾT 22 Nghe và phân biệt các chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống , đi ngang , lượn sóng I. Mục tiêu: - Rèn cho HS kỹ năng âm nhạc: Tai nghe - HS biết tìm được những câu hát ứng với từng chuỗi âm thanh. II. Chuẩn bị: - Đàn Organ - Các câu hát minh hoạ cho từng chuỗi âm thanh. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Bài mới: (?) Thế nào là chuỗi âm thanh đi lên? (?) Thế nào là chuỗi âm thanh đi xuống? (?) Thế nào là chuỗi âm thanh đi ngang? - GV đàn các chuỗi âm thanh để HS nghe và nhận biết - GV đàn các chuỗi âm thanh và cho HS nhắc lại bằng âm "la", để các em cảm nhận được tính chất của từng chuỗi âm thanh. - Đàn câu hát đã chuẩn bị sẵn để HS nghe và phân biệt đó là chuỗi âm thanh nào? Câu hát nào? Cách cách cách, cách cách cách. Lại đây hỡi chú chú chim Những khúc ca và đoá hoa Đàn gà con đi lon ton Chim ơi chim mời bạn hiền, cất tiếng hát mời bạn hiền - Cho HS tự minh hoạ thử các chuỗi âm thanh bằng âm "la" - Nhận xét 3/ Dặn dò: Qua tiết học hôm nay các em hãy thường xuyên thử lắng nghe hát xem đó là chuỗi âm thanh nào. TL Nghe + TL Nghe + Nhắc lại Nghe + TL Minh hoạ Nghe Thứ hai ngày 12 tháng 02 năm 2007 TIẾT 23 TRÒ CHƠI ÂM NHẠC: Đố bạn đoán trúng I. Mục tiêu: - HS được vui chơi giải trí từ chính bài hát mình đã được học - Giúp HS nhớ lại các bài hát đã học và nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc II. Chuẩn bị: - Các thăm ghi tên các bài hát, HS chuẩn bị các động tác minh hoạ - Máy + Băng đĩa, nhạc cụ gõ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: - Cho HS khởi động giọng 2/ Bài mới: Trò chơi âm nhạc "Đố bạn đoán đúng" Cách chơi: - GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm cử một em lên tham gia trò chơi. - Cho HS tham gia trò chơi bốc thăm. Trong mỗi thăm sẽ có tên của một bài hát mà các em đã học. Sau đó mỗi em tự chọn hình thức: vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca hoặc dùng động tác múa để minh hoạ diễn tả bài hát mà mình bốc trúng. Chú ý: Không được hát mà chỉ được diễn tả bằng 2 hình thức trên Nếu nhóm em nào đoán trúng tên bài hát thì sẽ được ghi điểm * Tổ chức cho HS chơi GV nhắc lại thể lệ chơi, lưu ý phải hát và vận động cả lớp cho đều. Sau mỗi lần HS đoán được tên bài hát, GV sẽ đệm (hoặc mở băng nhạc để cả lớp hát ôn lại) Nhận xét 3/ Dặn dò: Các em về nhà sưu tầm cho cô các bài hát nói về mùa xuân. Khởi động giọng Nghe Chơi Nghe Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2007 TIẾT 24 Hát về mùa xuân I. Mục tiêu: - HS tự biểu diễn những bài hát mà mình tự sưu tầm II. Chuẩn bị: - Máy caset, băng (đĩa) - Đàn organ, nhạc cụ gõ, III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: - Cho HS khởi động giọng 2/ Bài mới: + Giới thiệu: Có rất nhiều bài hát về chủ đề mùa xuân. Hôm nay lớp chúng ta sẽ tổ chức biểu diễn những bài hát với chủ đề này. - Biểu diễn theo đơn vị tổ với các thể loại đơn ca, múa..... - Không được hát những bài hát mà đội bạn đã hát - Cho phép các em được hát những bài nói về Tết - Hát được 1 bài thì được 10 điểm - Tổng kết điểm tuyên dương 3/ Dặn dò: Ôn lại 2 bài hát Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân. Khởi động giọng Nghe giới thiệu và phổ biến luật chơi Tham gia chơi

File đính kèm:

  • docam nhac Tang cuong 2.doc
Giáo án liên quan