I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
-HS nhớ lại và hát đúng một số bài hát đã học ở lớp 1.
-Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
2.Kĩ năng :
-HS hát đúng hát đều, hòa giọng.
-Biết thể hiện một số động tác minh họa phù hợp với nội dung bài hát.
3.Thái độ :
-Giáo dục thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên :
-Nhạc cụ quen dùng.
-Băng, đĩa bài hát lớp 1.
-Bảng ghi các kí hiệu nhạc hoặc dùng tranh "Am nhạc lớp 1".
2.Học sinh :
-SGK Am nhạc 2, bảng con, phấn.
-Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách).
3.Phương pháp :
-Thuyết trình.
-Luyện tập.
-Thực hành.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 2 - Nguyễn Tiến Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên :
-Băng, đĩa bài hát, nhạc cụ quen dùng.
-Một số tranh ảnh về dân tộc Thái.
2.Học sinh :
-SGK Aâm nhạc 2.
-Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách).
3.Phương pháp :
-Thuyết trình.
-Luyện tập.
-Thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra tình hình lớp.
2.Kiểm tra bài cũ :
Bắt nhịp cả lớp hát lại bài hát Thật là hay.
3.Dạy bài mới :
PHẦN NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài hát
1.Hoạt động 1 :
Dạy bài hát Xòe hoa
-Giới thiệu bài hát : Xòe hoa là một trong những bài dân ca hay của dân tộc Thái. Xòe tiếng Thái là múa. Xòe hoa là múa hoa.
Bài hát được hình thành ở giọng Pha 5 âm : Pha, Son, La, Đô, Rê. Và được chia thành 4 câu.
-GV đánh đàn giai điệu cho HS nghe 1 lần và sau đó hát mẫu qua bài hát.
-Đọc lời ca cho HS đọc theo.
-Dạy hát từng câu : GV thể hiện giai điệu trên đàn 2 lần và hát mẫu qua 1 lần cho HS nghe. Sau đó bắt nhịp cho HS hát theo.
2.Hoạt động 2 :
-Hát kết hợp vỗ tay theo phách :
"Bùng boong bính boong ngân nga"
-Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ theo nhịp :
"Bùng boong bính boong ngân nga"
-Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ theo tiết tấu lời ca :
"Bùng boong bính boong ngân nga"
HS lắng nghe
4.Củng cố :
Cả lớp hát lại bài hát một lần kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu lời ca.
5.Dặn dò :
-Về nhà các em hát thuộc bài hát và tìm vài động tác phụ họa cho bài hát.
-Các em xem trước bài học tiết 5 để chuẩn bị cho tiết học tuần sau.
5
Ôn tập bài hát : XÒE HOA
Dân ca Thái
Lời mới : Phan Duy
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
-HS hát đúng và thuộc bài hát Xòe hoa.
-Biết Xòe hoa là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
2.Kĩ năng :
-HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát, biết lấy hơi và ngân nghỉ đúng chỗ.
-HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
3.Thái độ :
-Qua bài hát giáo dục các em biết yêu quý các bài hát dân ca của các đồng bào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên :
-Băng, đĩa bài hát, nhạc cụ quen dùng.
-Một số tranh ảnh về dân tộc Thái.
2.Học sinh :
-SGK Aâm nhạc 2.
-Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách).
3.Phương pháp :
-Thuyết trình.
-Luyện tập.
-Thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra tình hình lớp.
2.Kiểm tra bài cũ :
Bắt nhịp cả lớp hát lại bài hát Xòe hoa.
3.Dạy bài mới :
PHẦN NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài hát
1.Hoạt động 1 :
Ôn tập bài hát Xòe hoa
-Hát luân phiên theo nhóm.
-Cho HS hát kết hợp vận động theo phụ họa.
-Hướng dẫn cho HS biểu diễn trước lớp (đơn ca, tốp ca).
2.Hoạt động 2 :
Hát kết hợp với trò chơi theo bài Xòe hoa
*Trò chơi 1 : Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát trong bài :
Ví dụ gõ :
Hs nhận biết đó là âm hình tiết tấu của 3 câu hát 2, 3, 4, trong bài Xòe hoa.
*Trò chơi 2 : Hát giai điệu bài hát bằng các nguyên âm :o, a, u, i.
Ví dụ :
Bùng boong bính boong ngân ...
Ò o ó o o...
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng
A á a a a ạ à
Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng
U ú ù ú ú u ù
Tay nắm tay ta cùng xòe hoa
I í i i ì ì i
Cho HS biết các nguyên âm sẽ sử dụng. Khi hát, GV dùng tay làm dấu hiệu chỉ các nguyên âm đó để HS hát theo.
HS lắng nghe
4.Củng cố :
Cả lớp hát lại bài hát một lần kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu lời ca.
5.Dặn dò :
-Về nhà các em hát thuộc bài hát và tìm vài động tác phụ họa cho bài hát.
-Các em xem trước bài học tiết 6 để chuẩn bị cho tiết học tuần sau.
6
Học hát bài : MÚA VUI
Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
-HS hát đúng và thuộc bài hát Múa vui.
-Biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả của bài hát.
2.Kĩ năng :
-HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát, biết lấy hơi và ngân nghỉ đúng chỗ.
-HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
3.Thái độ :
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên :
-Băng, đĩa bài hát, nhạc cụ quen dùng.
-Một số tranh ảnh trẻ em đang múa hát.
2.Học sinh :
-SGK Aâm nhạc 2.
-Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách).
3.Phương pháp :
-Thuyết trình.
-Luyện tập.
-Thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra tình hình lớp.
2.Kiểm tra bài cũ :
Bắt nhịp cả lớp hát lại bài hát Xòe hoa.
3Dạy bài mới :
PHẦN NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài hát
1.Hoạt động 1 :
Dạy bài hát Múa vui
-Giới thiệu bài hát : tên bài, tên tác giả, nội dung
Bài hát Múa vui gồm 4 câu nhạc. Hai câu đầu có âm hình tấu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác một chút về giai điệu.
Hai câu nhạc sau cũng có âm hình tiết tấu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác một chút về giai điệu ở cuối câu.
Bài hát được viết ở giọng Pha, âm chủ là nốt Pha gồm có 4 âm : Pha-Son-La-Đô, âm vực của bài trong phạm vi quãng 8.
-GV đánh đàn giai điệu cho HS nghe 1 lần và sau đó hát mẫu qua bài hát.
-Đọc lời ca cho HS đọc theo.
-Dạy hát từng câu : GV thể hiện giai điệu trên đàn 2 lần và hát mẫu qua 1 lần cho HS nghe. Sau đó bắt nhịp cho HS hát theo.
2.Hoạt động 2 :
-Hát kết hợp vỗ tay theo phách :
"Cùng nhau múa xung quanh vòng"
-Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ theo nhịp :
"Cùng nhau múa xung quanh vòng"
-Hát kết hợp vận động.
-Dùng thanh phách đệm theo bài hát.
HS lắng nghe
4.Củng cố :
Cả lớp hát lại bài hát một lần kết hợp gõ đệm theo nhịp.
5.Dặn dò :
-Về nhà các em hát thuộc bài hát và tìm vài động tác phụ họa cho bài hát.
-Các em xem trước bài học tiết 7 để chuẩn bị cho tiết học tuần sau.
7
Ôn tập bài hát : MÚA VUI
Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
-HS hát đúng và thuộc bài hát Múa vui.
-Biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả của bài hát.
2.Kĩ năng :
-Tập biểu diễn bài hát.
-HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
3.Thái độ :
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên :
-Băng, đĩa bài hát, nhạc cụ quen dùng.
-Chuẩn bị một vài động tác phụ họa.
2.Học sinh :
-SGK Aâm nhạc 2.
-Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách).
3.Phương pháp :
-Thuyết trình.
-Luyện tập.
-Thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra tình hình lớp.
2.Kiểm tra bài cũ :
Bắt nhịp cả lớp hát lại bài hát Múa vui.
3Dạy bài mới :
PHẦN NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài hát
1.Hoạt động 1 :
-HS ôn tập bài hát theo nhóm, GV đệm đàn.
-HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
2.Hoạt động 2 :
-Hát với 2 tốc độ khác nhau : lần đầu với tốc độ vừa phải, lần thứ 2 với tốc độ nhanh hơn.
-Tổ chức từng nhóm 5-6 em đứng thành vòng tròn vừa hát vừa múa tay cầm hoa.
HS lắng nghe
4.Củng cố :
Cả lớp hát lại bài hát một lần kết hợp gõ đệm theo nhịp.
5.Dặn dò :
-Về nhà các em hát thuộc bài hát và tìm vài động tác phụ họa cho bài hát.
-Các em xem trước bài học tiết 8 để chuẩn bị cho tiết học tuần sau.
7
Ôn tập 3 bài hát : THẬT LÀ HAY, XÒE HOA, MÚA VUI
PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO - THẤP, DÀI - NGẮN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
-HS hát đúng và thuộc các bài hát đã học.
-Biết phân biệt âm thanh cao - thấp, dài - ngắn.
2.Kĩ năng :
-Tập biểu diễn bài hát.
-Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động phụ họa.
3.Thái độ :
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên :
-Băng, đĩa bài hát, nhạc cụ quen dùng.
-Chuẩn bị một vài động tác phụ họa.
2.Học sinh :
-SGK Aâm nhạc 2.
-Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách).
3.Phương pháp :
-Thuyết trình.
-Luyện tập.
-Thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra tình hình lớp.
2.Kiểm tra bài cũ :
Bắt nhịp cả lớp hát lại bài hát Múa vui.
3Dạy bài mới :
PHẦN NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài hát
1.Hoạt động 1 :
Ôn tập 3 bài hát :
a.Ôn tập bài hát Thật là hay.
-Hát tập thể.
-Hát kết hợp múa hoặc vận động phụ họa.
-Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca.
-Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.
b.Ôn tập bài hát Xòe hoa.
-Hát kết hợp động tác múa đơn giản.
-Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.
c.Ôn tập bài hát Múa vui.
-Hát kết hợp với múa hoặc vận động phụ họa.
-GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát và đố HS nhận ra đó là câu nào trong bài hát.
2.Hoạt động 2 :
Phân biệt âm thanh cao - thấp, dài - ngắn.
-GV dùng đàn hoặc giọng hát thể hiện các âm thanh cao - thấp, dài - ngắn cho HS phân biệt.
Gv đàn một âm và âm đó được ngân dài 4 phách sau đó cho nghe một âm thấp hơn nhưng cũng ngân dài 4 phách. Cho HS nghe và nhận biết âm nào cao - thấp...
Gv cho nghe 2 âm có chung một cao độ nhưng độ dài ngắn khác nhau để các em nghe và phân biệt...
HS lắng nghe
4.Củng cố :
Cả lớp hát lại 1 trong 3 bài hát đã được ôn tập.
5.Dặn dò :
-Về nhà các em hát thuộc các bài hát đã được học.
-Các em xem trước bài học tiết 9 để chuẩn bị cho tiết học tuần sau.
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 2.doc