I.Mục tiêu cần đạt
-Kiến thức: Biết đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên
-Kĩ năng: Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca, biết nội dung câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
-Thái độ: giáo dục hs yêu thích những bài hát có làn điệu dân ca, qua câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ hs có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống
II.Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên:
-Đàn orga, nhạc cụ gõ. Tranh minh họa
2.Học sinh:
-SGK âm nhạc 4, nhạc cụ gõ
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc khối 4 - Tiết 4 - Bài: Bạn ơi lắng nghe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Thốt Nốt 1 Gv: Triệu Thị Huỳnh Nga
Ngày soạn:..//200 Ngày dạy://200
Tiết 4
TUẦN 4
Môn: Âm nhạc
Bài: BẠN ƠI LẮNG NGHE
I.Mục tiêu cần đạt
-Kiến thức: Biết đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên
-Kĩ năng: Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca, biết nội dung câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
-Thái độ: giáo dục hs yêu thích những bài hát có làn điệu dân ca, qua câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ hs có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống
II.Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên:
-Đàn orga, nhạc cụ gõ. Tranh minh họa
2.Học sinh:
-SGK âm nhạc 4, nhạc cụ gõ
III.Hoạt động dạy học
1.Khởi động: (1 phút) hát vui
2.Bài kiểm: (2 phút) hs lên hát lại bài hát Em yêu hòa bình
3.Bài mới:
a) Giới thiệu: (2 phút) Hôm nay các em sẽ học bài hát Bạn ơi lắng nghe, Kể chuyện âm nhạc
b) Các hoạt động: (26 phút)
Thời lượng
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
(18 phút)
(8 phút)
Nội dung 1: dạy hát
-Hoạt động 1: dạy hát bài Bạn ơi lắng nghe
-Mục tiêu: biết đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên, biết hát theo giai điệu và lời ca
-Cách tiến hành:
-Gv hát mẫu bài hát
-Sơ tóm nội dung: đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên.
-Gv cho hs đọc lời ca
-Gv cho hs luyện thanh ò o o ó ó
-Bài hát gồm có 2 lời, mỗi lời có 4 câu
-Tập hát từng câu theo phương pháp móc xích
-Gv kiểm tra tổ, nhóm, cá nhân
Kết luận: hs cần hát đúng những tiếng có cao độ như “hỡi bạn ơi, lắng, dòng suối”
-Hoạt động 2: hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp
-Mục tiêu: hs biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp
-Cách tiến hành:
-Gv cho hs vừa hát vừa gõ đệm theo phách
-Gv cho từng tổ thực hiện lại
-Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
Kết luận: hs cần gõ đệm nhịp nhàng
Nội dung 2: kể chuyện âm nhạc “ Tiếng hát Đào Thị Huệ”
-Hoạt động 1: kể chuyện
-Mục tiêu:giúp hs hiểu âm nhạc có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống
-Cách tiến hành:
-Gv treo 4,5 bức tranh đã chuẩn bị, kể
chuyện lần thứ nhất
-Gv đặt câu hỏi để củng cố nội dung câu chuyện
-Cô Đào Thị Huệ có khả năng gì mà lại đem niềm vui đến cho dân làng?
-Vì sao dân làng quê hương cô rơi vào cảnh khổ cực?
-Vì sao quân giặc phải rút khỏi làng?
-Gv gọi hs xung phong lên bảng dựa vào các bức tranh để kể lại câu chuyện
-Gv đề nghị hs nói lên cảm xúc và suy nghĩ của mình về câu chuyện
-Gv nêu ý nghĩa câu chuyện
Kết luận: hs cần hiểu âm nhạc có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống
-Hs nghe hát
-Hs đọc lời ca
-Hs luyện thanh
-Hs lắng nghe
-Hs tập hát từng câu
-Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs từng tổ thực hiện
-Hs hát gõ đệm theo nhịp
-Hs nghe câu chuyện, quan sát tranh vẽ
-Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs kể lại câu chuyện theo tranh
-Hs nói lên cảm nhận
-Hs ghi nhớ
4.Củng cố: (3 phút)
-Hs hát lại bài Bạn ơi lắng nghe
-Hs xung phong biểu diễn trước lớp
IV.Hoạt động nối tiếp : (1 phút)
-Hát lại bài hát Bạn ơi lắng nghe nhiều lần cho thật thuộc
-Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập bài hát “Bạn ơi lắng nghe”
¯Nhận xét tiết học
-Tự rút kinh nghiệm dạy học
File đính kèm:
- TUẦN 4.doc