Giáo án Âm nhạc khối 4 - Nguyễn Tiến Thủy

 1.Kiến thức :

 -HS nhớ lại và hát đúng một số bài hát đã học ở lớp 3.

 -Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.

 2.Kĩ năng :

 -HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát, biết lấy hơi và ngân nghỉ đúng chỗ.

 -Biết thể hiện một số động tác minh họa phù hợp với nội dung bài hát.

 3.Thái độ :

 -HS cảm nhận được nội dung, ý nghĩa mỗi bài hát.

 II. CHUẨN BỊ

 1.Giáo viên :

 -Nhạc cụ quen dùng.

 -Băng, đĩa bài hát lớp 3.

 -Bảng ghi các kí hiệu nhạc hoặc dùng tranh "Am nhạc lớp 3".

 2.Học sinh :

 -SGK Am nhạc 4, bảng con, phấn.

 -Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách).

 3.Phương pháp :

 -Thuyết trình.

 -Luyện tập.

 -Thực hành.

 

doc90 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc khối 4 - Nguyễn Tiến Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 2.Học sinh : -SGK Aâm nhạc 4. -Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách). 3.Phương pháp : -Thuyết trình. -Luyện tập. -Thực hành. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra tình hình lớp. 2.Kiểm tra bài cũ : -GV bắt nhịp cả lớp hát lại bài Chú voi con ở Bản Đôn. 3.Dạy bài mới : PHẦN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Dạy bài hát GV thuyết trình 1.Phần mở đầu : Giới thiệu bài hát : -Hằng năm nhiều nước trên thế giới thường tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi. Tại đó có trẻ em các nước ở khắp 5 châu cùng tham gia vào các hoạt động bổ ích như biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, tham gia các diễn đàn về quyền trẻ em, phản đối chiến tranh, bảo vệ môi trường... Bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan nói lên tình cảm của tuổi thơ trong các cuộc họp mặt như thế. 2.Phần hoạt động : a.Hoạt động 1 : Dạy bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan -Gv đệm đàn và hát mẫu qua bài hát 1-2 lần cho HS nghe. -Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu và giải thích các từ khó : Từ "khôn ngăn" nghĩa là không ngăn được, "biên giới sâu" nghĩa là biên giới xa xôi, "cơn chiến chinh" nghĩa là cuộc chiến tranh. -Chia bài hát thành 2 đoạn : Đoạn 1: "Chú voi con ... ham chơi ". Đoạn 2 : Còn lại. -GV đàn giai điệu theo từng câu, hướng dẫn HS cách lắng nghe và hát hòa với tiếng đàn, -Trong bài cần hướng dẫn các em hát đúng những tiếng có luyến 2 nốt nhạc. Thể hiện rõ nốt móc đơn chấm dôi và móc kép đi liền nhau. b.Hoạt động 2 : Cũng cố bài hát : Hát lời 1: Tập trình bày bài theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng, cử 1 HS hát đoạn 1 lĩnh xướng - đoạn 2 hát hòa giọng. Chia lớp học thành các tổ, mỗi tổ trình bày cách hát trên 1 lần. Gv nhận xét đánh giá. Hát lời 2 : Đệm đàn và yêu cầu HS tự hát. -Giới thiệu bài đọc thêm : Thời niên thiếu của Sô-panh Sô-panh là nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan và cũng là nhạc sĩ nổi tiếng trên khắp thế giới. Ôâng có nhiều đóng góp cho lịch sử âm nhạc không chỉ vì tài sáng tác âm nhạc mà còn là một nghệ sĩ biểu diễn Piano kiệt xuất... Giới thiệu cho HS nghe một sáng tác của Sô-panh. HS lắng nghe HS thực hiện 4.Củng cố : -Cả lớp hát lại bài hát . -Liên hệ gióa dục. 5.Dặn dò : -Về nhà các em hát thuộc bài hát và tìm vài động tác phụ họa cho bài hát. -Các em xem trước bài học tiết 29 để chuẩn bị cho tiết học tuần sau. 29 ÔN TẬP BÀI HÁT :THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 8 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : -HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. -HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 8. 2.Kĩ năng : -HS hát đúng tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát. -Tập trình bày cách hát lĩnh xướng, hòa giọng. 3.Thái độ : II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : -Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. -Tập trước một vài động tác phụ họa cho bài hát. -Bảng phụ bài TĐN số 8 : Bầu trời xanh. 2.Học sinh : -SGK Âm nhạc 4. -Một số nhạc cụ gõ. 3.Phương pháp : -Thuyết trình. -Luyện tập. -Thực hành. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra tình hình lớp. 2.Kiểm tra bài cũ : -Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. -GV nhận xét đánh giá. 3.Dạy bài mới : PHẦN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ôn tập bài hát 1.Phần mở đầu : Giới thiệu nội dung bài học : Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan và học TĐN số 8. 2.Phần hoạt động : a.Nội dung 1: Ôn tập bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. -Cho HS nghe lại giai điệu bài hát 1 lần. -Hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. -HS trình bày bài theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp và hòa giọng, yêu cầu hát thuộc lời, rõ lời, diễn cảm : Hs nữ lĩnh xướng : Ngàn dặm xa ...thân tình, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Hs nam nối tiếp : Loài giặc kia ... thái bình, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Cả lớp hòa giọng : Vui liên hoan ...yêu đời. -Trình bày lời 2 tương tự. b.Nội dung 2: Học bài TĐN số 8 : Bầu trời xanh -Giới thiệu bài TĐN số 8 - đây là đoạn trích trong bài hát Bầu trời xanh của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Đây là nét giai điệu khá quen thuộc với các em thiếu nhi. -GV treo bảng phụ bài TĐN số 8 lên bảng và hỏi HS : +)Em nào có thể nói tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 8 ? -GV chỉ vào từng nốt nhạc trong bài, HS tập nói tên nốt nhạc. -HS luyện tập cao độ theo thang âm các nốt có trong bài. -Luyện tập tiết tấu : -Cho HS tập gõ theo tiết tấu. -Đàn cho Hs nghe cao độ của bài. -Chia lớp thành 2 nửa, một bên đọc nhạc và một bên ghép lời ca. HS lắng nghe và thực hiện. 4.Củng cố : Cả lớp đọc lại bài TĐN kết hợp ghép lời ca. 5.Dặn dò : -Về nhà các em hát thuộc bài hát và đọc đúng bài TĐN đã học. -Các em xem trước bài học tiết 30 để chuẩn bị cho tiết học tuần sau. 30 ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN, THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : -HS ôn tập và trình bày 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan theo những cách hát như hòa giọng, lĩnh xướng và đối đáp. 2.Kĩ năng : -HS tập trình bày theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. -Tập biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ họa. 3.Thái độ : -Giáo dục các em có thái độ chăm chú, tập trung khi nghe nhạc. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : -Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. -Tranh ảnh minh họa về nội dung của 2 bài hát được ôn tập. 2.Học sinh : -SGK, vở chép nhạc. -Một số nhạc cụ gõ. 3.Phương pháp : -Thuyết trình. -Luyện tập. -Thực hành. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra tình hình lớp. 2.Kiểm tra bài cũ : -Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. -GV nhận xét đánh giá. 3.Dạy bài mới : PHẦN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ôn tập bài hát 1.Phần mở đầu : Giới thiệu nội dung bài học : Ôn tập 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan. 2.Phần hoạt động : a.Nội dung 1: Cho Hs nghe trích đoạn giai điệu để HS nghe nhận biết tên bài hát : GV đàn 2 giai điệu sau đây : b.Nội dung 2: Ôn tập 2 bài hát Bài : Chú voi con ở Bản Đôn : -Gv đàn giai điệu bài hát, HS vừa hát thầm vừa gõ đệm theo phách. -Tập kĩ năng hát lĩnh xướng và hòa giọng : + Lời 1 : HS lĩnh xướng Chú voi con ... ham chơi, + Phần còn lại cả lớp hát hòa giọng. -HS tự chọn nhóm trình bày trước lớp với các hình thức : song ca, tam ca, tốp ca. Có thể vừa hát vừa gõ đệm hoặc vận động theo nhạc... Bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan. Tương tự cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp và hòa giọng. -Giới thiệu bài đọc thêm : NGHỆ SĨ NHÂN DÂN ĐẶNG THÁI SƠN Chỉ định HS đọc từng phần trong bài Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn. Cho HS nghe trích đoạn một tác phẩm đọc tấu đàn Piano. HS lắng nghe và thực hiện. 4.Củng cố : Cho cả lớp hát lại hai bài hát 1 lần. 5.Dặn dò : -Nhắc nhở các em về nhà học thuộc các bài hát. 31 ÔN TẬP 2 BÀI TĐN SỐ 7, SỐ 8 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : -HS đọc đúng nhạc và hát lời 2 bài TĐN số 7, số 8, biết kết hợp gõ đệm. 2.Kĩ năng : -HS đọc đúng cao độ và trường độ 2 bài TĐN. -HS được nghe một số bài hát trong chương trình và trích đoạn một bản nhạc không lời. 3.Thái độ : II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : -Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. -Đĩa cho HS nghe một số bài hát trong chương trình và trích đoạn một bản nhạc không lời. -Bảng phụ bài TĐN. 2.Học sinh : -SGK, vở chép nhạc. -Một số nhạc cụ gõ. 3.Phương pháp : -Thuyết trình. -Luyện tập. -Thực hành. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra tình hình lớp. 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Dạy bài mới : PHẦN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ôn tập bài hát 1.Phần mở đầu : Giới thiệu nội dung tiết học : Ôn tập 2 bài TĐN : Đồng lúa bên sông và Bầu trời xanh. Nghe những bản nhạc, bài hát hay. 2.Phần hoạt động : a.Nội dung 1: Ôn tập bài TĐN : Đồng lúa bên sông và Bầu trời xanh. -Nghe âm hình tiết tấu và nhận biết : Viết âm hình tiết tấu lên bảng, dùng nhạc cụ gõ 3-4 lần. Sau đó hỏi HS đó là âm hình tiết tấu câu nào trong bài TĐN ? Gv đệm đàn, HS đọc nhạc và hát lời mỗi bài 1-2 lần. Phân công từng tổ đọc nhạc, hát lời và kết hợp gõ đệm. +)Tổ 1 đọc nhạc bài Đồng lúa bên sông và kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. +)Tổ 2 đọc nhạc bài Đồng lúa bên sông và kết hợp gõ đệm theo phách. +)Tổ 3 đọc nhạc bài Bầu trời xanh và kết hợp gõ đệm theo nhịp. +)Tổ 4 đọc nhạc bài Bầu trời xanh và kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc. b.Nội dung 2: Nghe nhạc Cho HS nghe 1-2 bài hát đã học trong chương trình. HS lắng nghe và thực hiện. 4.Củng cố : Cho HS nghe lại một trích đoạn nhạc. 5.Dặn dò : -Căn dặn HS về nhà ôn tập những bài hát và TĐN đã học.

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4.doc
Giáo án liên quan