Giáo án Âm nhạc khối 4 - Bài 5: Ôn tập bài hát bạn ơi lắng nghe giới thiệu hình nốt trắng bài tập tiết tấu

I. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với một số động tác phụ họa trước lớp.

- Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Chuẩn bị một số động tác phụ họa, chép sẵn bài tập tiết tấu lên bảng, thanh phách.

- Học sinh: Thanh phách.

III. Phương pháp:

- Giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, lý thuyết, thực hành.

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc khối 4 - Bài 5: Ôn tập bài hát bạn ơi lắng nghe giới thiệu hình nốt trắng bài tập tiết tấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 5: Bài 5: ôn tập bài hát bạn ơi lắng nghe Giới thiệu hình nốt trắng bài tập tiết tấu I. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với một số động tác phụ họa trước lớp. - Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị một số động tác phụ họa, chép sẵn bài tập tiết tấu lên bảng, thanh phách. - Học sinh: Thanh phách. III. Phương pháp: - Giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, lý thuyết, thực hành. Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi 3 em lên bảng hát bài “bạn ơi lắng nghe”. - Giáo viên nhận xét, đánh giá 3. Bài mới (25’) a. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát và làm quen với nốt trắng và tập tiết tấu. b. Nội dung: * Ôn lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe” - Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức: cả lớp, dãy, bàn, tổ. - Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh - Gọi 1 - 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp. * Tập múa 1 số động tác phụ họa: - Giáo viên làm mẫu 1 lần sau đó phân tích hướng dẫn học sinh tập luyện từng động tác. - Học sinh đứng tại chỗ và múa. - Gọi 1 - 2 bàn lên bảng biểu diễn trước lớp * Giới thiệu hình nốt trắng: - Giáo viên giới thiệu: Hình nốt trắng (thân nốt hình quả trứng nằm nghiêng) - Độ dài của nốt trắng bằng 2 nốt đen: - Hướng dẫn học sinh thể hiện hình nốt trắng. * Bài tập tiết tấu: - Giáo viên đọc mẫu bài tiết tấu ? Trong bài tiết tấu có những hình nốt gì - Hướng dẫn học sinh đọc và gõ tiết tấu 4. Củng cố dặn dò (4’) - Cả lớp vỗ tay (hoặc gõ) mỗi hình tiết tấu 1 lần giáo viên làm mẫu trước, học sinh thực hiện theo. - Về nhà ôn lại bài hát và bài tập tiết tấu. - 3 em lên bảng hát - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ôn lại bài hát cả lớp, dãy, bàn, tổ - Học sinh tập múa phụ họa - Học sinh đọc: 1 nốt trắng = 2 nốt đen - Học sinh tập thể hiện hình nốt trắng - Nốt đen, nốt trắng, móc đơn. - Học sinh đọc tên nốt và gõ tiết tấu bằng thanh phách. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 6: Bài 6: tập đọc nhạc: TĐN số 1 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc I. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng. - Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gợi ý đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chép sẵn bài tập cao độ, tiết tấu, TĐN số 1 lên bảng. - Học sinh: Thanh phách, vở nhạc. III. Phương pháp: - Tổng quát - giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, thực hành, lý thuyết. Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi học sinh lên bảng hát bài “Bạn ơi lắng nghe”. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới (25’) a. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay các em sẽ TĐN bài số 1 và tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc. b. Nội dung: 1. Tập đọc nhạc: - Cho học sinh luyện đọc cao độ. - Cho học sinh luyện tập tiết tấu ? ở hình luyện tập tiết tấu có những nét gì - Hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu bằng tay và thanh phách. * Chuyển sang bài TĐN số 1: Son la son - Cho học sinh đọc lên nốt trên khuông - Cho học sinh đọc nhạc từng khuông 1 kết hợp đọc cả 2 khuông. - Cho học sinh ghép lời từng khuông kết hợp cả 2 khuông. - Tổ chức cho 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời và ngược lại 2. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc: ? Quan sát tranh em thấy có những loại nhạc cụ dân tộc nào ? Những nhạc cụ này có đặc điểm gì - Giáo viên giới thiệu về đặc điểm tác dụng của 4 loại nhạc cụ trên như trong sách giáo viên. 4. Củng cố dặn dò (4’) - Cho học sinh đọc lại bài nhạc và lời của bài TĐN số 1 1 lần. - Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. - 3 em lên bảng hát - Học sinh luyện cao độ - Nốt đen và nốt trắng - Học sinh tập đọc nhạc - 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời - Có đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà - Học sinh trả lời

File đính kèm:

  • docTUAN 56.doc
Giáo án liên quan