I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ HS nhận biết được tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 qua bài hát Đếm sao, hát thuộc lời bài hát.
2/ Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời, HS hào hứng khi tham gia trò chơi âm nhạc và tập biểu diễn.
3/ Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: - Hát chuẩn xác bài hát Đếm sao.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS: - Tập bài hát lớp 3- Nhạc cụ gõ- Vở ghi.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án âm nhạc Khối 3 Tuần 6-10 Trường tiểu học Phạm Công Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn: 15/9/ 2009
Thứ hai ngày 28 tháng 09 năm 2009
Âm nhạc
ôn tập bài hát: đếm sao
Trò chơi âm nhạc
I.Mục đích yêu cầu:
1/ HS nhận biết được tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 qua bài hát Đếm sao, hát thuộc lời bài hát.
2/ Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời, HS hào hứng khi tham gia trò chơi âm nhạc và tập biểu diễn.
3/ Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên.
II. chuẩn bị :
* GV : - Hát chuẩn xác bài hát Đếm sao.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Nhạc cụ gõ- Vở ghi.
III.Các hoạt động dạy và học :
1/ ổn định lớp : Hát đầu giờ.
2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài hát Đếm Sao :
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn bài hát
- Gõ tiết tấu câu 1 bài hát Đếm Sao.
- Các em vừa nghe tiết tấu của bài hát nào?
- Hãy nêu tên tác giả, tính chất bài hát đó?
- Cho HS ôn bài hát cùng với nhạc đệm.
- Hướng dẫn H hát đúng những tiếng ngân dài 3 phách ở trong bài
Cuối câu 1 với tiếng sao
Cuối câu 2 với tiếng vàng
Cuối câu 4 với tiếng sao và tiếng cao
- Hát đến câu này GV đếm đủ phách để HS hát đúng.
- Chia nhóm.
- Kiểm tra một vài cá nhân, nhận xét- đánh giá.
- Cho HS vận động theo bài hát.
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
a/ Đếm sao
- Hướng dẫn chơi: Miệng đọc hình nốt tay gõ tiết tấu.
Tuần 6
Ngày soạn: 2009
b/ Hát theo các nguyên âm
- Hướng dẫn cách chơi
- Viết 3 âm a, u, i, lên bảng.
- Bắt nhịp bài hát Đếm sao. Chỉ vào nguyên âm nào thì HS hát nguyên âm đó thay cho phần lời, nếu cần hát lời ca thì GV đưa hai tay về phía HS.
- Chia nhóm.
- Nhận xét- Đánh giá.
- Tiết tấu câu 1 bài hát Đếm Sao.
- Tính chất nhẹ nhàng, trong sáng.
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
- Thể hiện được tính chất, nhịp nhàng, êm ái trong sáng của nhịp 3/4.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Luyện theo nhóm.
- Vừa hát vừa vận động theo bài hát.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Nghe- Quan sát.
VD:
- Một ông sao sáng hai ông sáng sao
a a a a a a a a
Ba ông sao sáng sáng chiếu muôn ...
u u u u u u u u
- Từng nhóm chơi theo hướng dẫn.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- GV đệm đàn, HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát Đếm sao.
- Về nhà ôn bài hát, và Sáng tạo thêm một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
Tuần 7
Ngày soạn: 15/9/2009
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Âm nhạc
Học bài hát: gà gáy
Dân ca: Cống
Lời mới: Huy Trân
I.Mục đích yêu cầu
1/ HS biết bài hát Gà gáy là bài Dân ca của Dân tộc Coong ở tỉnh Lai Châu.
2/ Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời.
3/ Giáo dục HS biết yêu quý và gìn giữ các làn điệu Dân ca.
II. chuẩn bị
* GV : - Hát chuẩn xác bài hát Gà gáy.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Nhạc cụ gõ.
III.Các hoạt động dạy và học
1/ ổn định lớp : Hát đầu giờ
2/ Kiểm tra bài cũ : - Hát bài hát Đếm sao.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Giới thiệu bài hát :
- Treo tranh nhà sàn ( Nếu có)
+ Tên bài hát : Gà gáy
+ Thể loại : Dân ca ( Coong)
- Hát mẫu.
- Hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu.
- Chia câu:
“Con gà gáy le te le sáng rồi ai ơiv/
Gà gáy te le te le sáng rồi ai ơiv/
Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơiv/
Rừng và nương xanh đã sáng rồi ai ơi”/
- Dạy hát từng câu nối tiếp nhau cho đến hết bài.
Hướng dẫn HS hát ngân đủ phách những tiếng có độ ngân dài.
- Hướng dẫn HS hát thể hiện được tính chất của bài hát dân ca.
- Chia nhóm cho HS luyện tập.
* Hoạt đông 2: Hát kết hợp gõ đệm
- Hướng dẫn HS hát kết hợp dùng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
- Làm mẫu.
- Chia lớp làm nhiều nhóm cho các em sử dụng các loại nhạc cụ gõ khác nhau để cùng hát và gõ đệm một lần.
* Trò chơi : Cho các nhóm thi đua lẫn nhau.
- Nhận xét- Đánh giá
- Lắng nghe.
- Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm.
Thể hiện được tính chất, nhịp nhàng, êm ái, mượt mà, phấn khởi khi một ngày mới bắt đầu.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Luyện và biểu diễn theo nhóm.
- Quan sát.
- Sử dụng các loại nhạc cụ gõ khác nhau để cùng hát và gõ đệm một lần.
- Từng nhóm thực hiện.
- Một vài em hát cá nhân.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- HS nêu tên bài hát, tên tác giả bài hát vừa học.
- Về nhà học thuộc lời bài hát.
Tuần 8
Ngày soạn: 15/9/ 2009
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Âm nhạc
ôn tập bài hát: gà gáy
I.Mục đích yêu cầu
1/ HS hát thuộc bài, biết thể hiện tình cảm bài hát với tình cảm vui tươi.
2/ Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời.
3/ Giáo dục HS biết yêu quý và gìn giữ các làn điệu dân ca.
II. chuẩn bị
* GV : - Hát chuẩn xác bài hát Gà gáy.
- Nhạc cụ quen dùng.
- Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Nhạc cụ gõ.
III.Các hoạt động dạy và học
1/ ổn định lớp: Hát đầu giờ.
2/ Kiểm tra bài cũ: Hát bài Gà gáy.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn bài hát
- Em hãy nêu tên và tác giả bài hát các em đã được học ở tuần trước ?
- Đệm đàn cho HS biểu diễn bài hát với nhiều hình thức khác nhau đặc biệt chú trọng đến hình thức hát đơn ca.
- Hướng dẫn gõ đệm
Con gà gáy le te le sáng rồi ai ơi !
X X X X
- Chia nhóm.
- Kiểm tra cá nhân.
- Nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Hướng dẫn cho HS một vài động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát.
ĐT1: Câu hát 1- 2; Đưa hai tay lên miệng thành hình loa, đầu ngẩng cao chân nhún nhịp nhàng
ĐT2: Câu hát 3- 4; Đi lên nương: Đưa hai tay lên cao rồi từ từ thả xuống, chân nhún nhịp nhàng.
- Chọn một hai nhóm HS biểu diễn trước lớp.
* Hoạt động 3: Nghe nhạc
- Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi:
Bài hát: Khăn quàng thắp sáng bình minh
- Bài hát Gà gáy dân ca Cống
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
Thể hiện được tính chất, nhộn nhịp, êm ái, mượt mà, phấn khởi khi một ngày mới bắt đầu.
- Các nhóm hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu theo nhịp và theo phách
- 2 HS lần lượt hát đơn ca.
- Quan sát.
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Múa và kết hợp hát câu 1-2
- Múa và kết hợp hát câu 3- 4
- Một hai nhóm lên biểu diễn.
- Lớp nhận xét và tuyên dương.
- Nghe và cảm nhận bài hát.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- GV đệm đàn- HS hát và vận động bài hát Gà gáy.
-Về nhà ôn bài.
Tuần 9
Ngày soạn: 15/9/2009
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Âm nhạc
ôn tập 3 bài hát:
bài ca đi học - đếm sao – gà gáy
I.Mục đích yêu cầu
1/ H hát thuộc bài, biết thể hiện bài hát với những tính chất khác nhau
2/ Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời.
3/ Giáo dục HS biết yêu thích ca hát.
II. chuẩn bị
* GV : - Nhạc cụ quen dùng.
- Nhạc cụ gõ.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Nhạc cụ gõ- Vở ghi.
III.Các hoạt động dạy và học
1/ ổn định lớp: Hát đầu giờ.
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Gà gáy
- Em hãy nêu tên các bài hát và tác giả sáng tác từng bài hát đã học từ đầu năm.
- Hướng dẫn HS ôn lần lượt từng bài.
- Đệm đàn. HS biểu diễn các bài hát với nhiều hình thức khác nhau đặc biệt chú trọng đến hình thức hát đơn ca.
* Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động
+ Gõ đệm :
- Đệm đàn.
+ Vận động phụ cho bài hát :
- Nhận xét đánh giá.
- Bài ca đi học nhạc và lời Phan Trần Bảng.
- Đếm sao nhạc và lời Văn Chung
- Gà gáy dân ca Cống
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
- Thể hiện được tính chất của từng bài.
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu theo nhịp và theo phách.
- Từng nhóm lên biểu diễn
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà ôn bài.
Tuần 10
Ngày soạn: 2009
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Âm nhạc
Học hát bài: lớp chúng ta đoàn kết
Nhạc và lời: Mộng Lân
I.Mục đích yêu cầu
1/ H biết thể hiện bài hát với tính chất vui tươi,sôi nổi
2/ Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời
3/ Giáo dục H biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
II. chuẩn bị
* GV : - Hát chuẩn xác bài hát Lớp chúng ta đoàn kết
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- vở ghi
III.Các hoạt động dạy và học
1/ ổn định lớp: Hát đầu giờ
2/ Kiểm tra bài cũ: Hát 1 trong 3 bài hát ôn tuần trước
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Giới thiệu bài hát...
- Đệm đàn- Hát mẫu.
Lớp chúng mình rất rất vui
Anh em ta chan hoà tình t h ân
Lớp chúng mình rát rất vui
Như keo sơ anh em một nhà
Đầy tình thân quý mến nhau
Luôn thi đua học chăm tiến tới
Quyết kết đoàn, giữ vững bền
Giúp đỡ nhau sứng đáng trò ngoan
- Hướng dẫn đọc lời ca.
- Chia câu (V)
- Dạy hát từng câu nối tiếp nhau cho đến hết bài.
+ Đệm đàn từng câu ngắn.
+ Sửa sai cho HS.
+ Các câu hát khó : “quyết kết đoàn”, “giữ vững bền”…
- Chú ý cao độ- Tính chất của bài hát.
Chia nhóm.
- Nhận xét- Đánh giá.
* Hoạt đông 2: Hát kết hợp gõ đệm
- Hướng dẫn HS hát kết hợp dùng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
Hướng dẫn HS gõ nhịp vào tiếng mình
Bởi phách đầu là phách yếu
- VD:
- Hướng dẫn gõ tiết tấu:
- Chia nhóm cho các em sử dụng các loại nhạc cụ gõ khác nhau để cùng hát và gõ đệm một lần.
- Nhận xét- Đánh giá, tuyên dương các nhóm suất sắc.
- Lắng nghe.
- Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Đánh dấu vào tập bài hát.
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
Thể hiện được tính chất vui tươi, sôi nổi của bài hát.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Luyện tập và biểu diễn theo nhóm.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- HS nêu tên bài hát, tên tác giả bài hát vừa học.
- Về nhà học thuộc lời bài hát.
File đính kèm:
- Tuan 6-10.doc