I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Biết bài hát Quốc ca Việt Nam là bài hát nghi lễ của nhà nước, được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
2/ Hát đúng, hát đều, hoà giọng.
3/ Giáo dục thái độ yêu quê hương đất nước, có thái độ nghiêm trang khi chào cờ.
II. CHUẨN BỊ
* GV: - Hát chính xác các bài hát Quốc ca Việt Nam- Một lá Quốc kỳ.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS: - Tập bài hát lớp 3- Vở ghi.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án âm nhạc Khối 3 Tuần 1-5 Trường tiểu học Phạm Công Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quê hương đất nước, có thái độ nghiêm trang khi chào cờ.
II. chuẩn bị
* GV : - Hát chính xác các bài hát Quốc ca Việt Nam- Một lá Quốc kỳ.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Vở ghi.
III.Các hoạt động dạy và học :
1/ ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ : Cho cả lớp cùng hát một bài hát tập thể
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1 : Dạy hát
- Hát mẫu
- Cho H đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Chia bài hát thành nhiều câu và giới hạn từng câu cho H.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích
+ Đệm đàn từng câu ngắn cho HS hát theo.
+ Sửa sai cho HS.
+ Hướng dẫn cho H hát thể hiện được tính chất của bài, hát với tốc độ vừa
phải.
- Giới thiệu cho HS hình ảnh lá Quốc kỳ.
- Cho HS nghe băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam và có thái độ trang nghiêm khi nghe bài hát này
- Giải thích một số từ khó ở trong bài như: Sa trường: Chiến trường, Cứu quốc ( cứu nước)
- Cần đếm phách cho HS ngân nghỉ đúng những chỗ ngân dài.
- Hướng dẫn cho HS hát kết hợp với các cách gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu
- Chia nhóm kiểm tra.
- Kiểm tra cá nhân
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
- Bài hát Quốc ca Việt Nam thường đựơc hát khi nào?
- Bài hát Quốc ca Việt Nam do ai sáng tác?
- Bài hát nói lên nội dung gì?
- Khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam ta cần có thái độ như thế nào?
- Nghe
- Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
- Thể hiện được tính chất hùng tráng, khoẻ mạnh của bài hát.
- Nghe- Thực hiện.
- Cả lớp thực hiện kết hợp với 3 cách gõ đệm.
- Từng nhóm thực hiện
- 1- 2 HS hát
- Khi tiến hành nghi lễ chào cờ.
- Nhạc sĩ Văn Cao
- Lòng quyết tâm đánh thắng quân thù để giành độc lập tự, do cho Tổ quốc
- Nghiêm trang
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Hát bài Quốc ca Việt Nam thể hiện đựơc tính chất của bài
- Về nhà học thuộc lời 1 bài hát.
Tuần 2
Ngày soạn: 20/8/2009
Thứ hai ngày 31 tháng 08 năm 2009
Học hát bài: QuốC CA VIệT NAM (Lời 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1/ Biết bài hát Quốc ca Việt Nam là bài hát nghi lễ của nhà nước, được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
2/ Hát đúng, hát đều, hoà giọng.
3/ Giáo dục HS yêu quê hương đất nước, có thái độ nghiêm trang khi chào cờ.
II. chuẩn bị :
* GV : - Hát chính xác lời 2 bài Quốc ca Việt Nam.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Vở ghi.
III. Các hoạt động dạy và học :
1/ ổn định lớp : Hát đầu giờ.
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lời 1 bài hát Quốc ca Việt Nam.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài học :
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Đệm đàn- Hát mẫu
- Cho HS đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Chia câu- quy định chỗ lấy hơi.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích.
* Chú ý:
+ Đệm đàn từng câu để HS hát theo.
+ Hát mẫu câu khó.
+ Hết đoạn kiểm tra theo tổ, bàn.
+ Nhận xết đánh giá
- Hướng dẫn cho HS hát thể hiện được tính chất của bài, hát với tốc độ vừa phải.
- Giải thích một số từ khó ở trong bài như: Lầm than: sống khổ cực tủi nhục.
Căm hờn: Căm thù…
- Đếm phách cho HS ngân nghỉ đúng những câu hát ngân dài.
- Hướng dẫn cho HS hát kết hợp với các cách gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu
- Kết hợp lời 1 và lời 2.
- Nhận xét
- Chia nhóm cho HS ôn luyện- Kiểm tra.
- Kiểm tra cá nhân.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vân động
- Hướng dẫn cho HS hát với tư thế nghiêm trang như khi chào cờ.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm, tạo điều kiện cho các em thuộc cả bài tại lớp.
- Nhận xét- Đánh giá.
- Lắng nghe.
- Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
- Thể hiện được tính chất hùng tráng, khoẻ mạnh của bài hát.
- Nghe.
-Hát kết hợp với 3 cách gõ đệm
- Cả lớp hát lời 1 và lời 2.
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Đứng hát, tư thế nghiêm trang như khi chào cờ.
- Thực hiện theo hướng dẫn
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Hát bài Quốc ca Việt Nam thể hiện đựoc tính chất của bài
- Về nhà học thuộc lời bài hát thuộc lời bài hát.
Tuần 3
Ngày soạn: 20/8/2009
Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2009
Học hát bài: bài ca đi học ( Lời 1)
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
I.Mục đích yêu cầu:
1/ Biết bài hát Bài ca đi học do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác.
2/ Hát đúng, hát đều, hoà giọng.
3/ Giáo dục HS biết yêu quý, kính trọng các thầy cô giáo và bạn bè
II. chuẩn bị:
* GV : - Hát chính xác lời 1 bài Bài ca đi học.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Vở ghi.
III.Các hoạt động dạy và học :
1/ ổn định lớp : Hát đầu giờ.
2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài hát Quốc ca Việt Nam
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài:
- Phan Trần Bảng là nhạc sĩ có nhiều sáng tác hay dành cho lứa tuổi thiếu nhi…
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Cho HS nghe nhạc bài hát Bài ca đi học.
- Hướng dẫn đọc ca.
- Chia câu và giới hạn từng câu cho.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích:
+ Đệm đàn từng câu cho HS hát.
+ Hát mẫu câu hát khó.
+ Chú ý sắc thái của bài.
+ Kiểm tra sau mỗi đoạn.
- Nhận xét- Đánh giá.
- Cho HS so sánh 2 câu hát 1 và 3.
- Hướng dẫn HS hát nối tiếp giữa các nhóm.
- Nhận xét- Đánh giá.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- Cho HS hát bài hát thể hiện đúng tính chất của bài hành khúc, hát rõ lời, nhấn mạnh vào trọng âm, hát với tốc độ hơi nhanh.
- Chia lớp làm hai nhóm; một nhóm hát lời, một nhóm gõ phách.
- Nhận xét.
- Qua bài hát Bài ca đi học của nhạc sĩ Phan Trần Bảng em rút ra bài học gì cho mình?
- Nghe nhạc bài hát Bài ca đi học.
- Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
- Thể hiện được tính chất hành khúc, nhịp nhàng, trong sáng của bài hát.
- Giai điệu giống nhau.
- Hát nối tiếp nhóm.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- 2-3 HS khá hát trước lớp.
- 2 nhóm thực hiện.
- Cả lớp hát và gõ đệm theo tiết tấu.
- Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, từ đó có ý thức học tập...
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Nêu tên bài hát và tên tác giả bài hát vừa học.
- Cả lớp hát lại một lần nữa.
- Về nhà hát thuộc lời bài hát.
Tuần 4
Ngày soạn: 20/8/2009
Thứ hai ngày 14 tháng 09 năm 2009
Học hát bài: bài ca đi học ( Lời 2)
I.Mục đích yêu cầu:
1/ Hát thuộc lời 1 và lời 2 đúng giai điệu lời ca,
2/ Hát đúng, hát đều, hoà giọng.
3/ Giáo dục HS yêu quý, kính trọng thầy cô giáo và bạn bè.
II. chuẩn bị:
* GV : - Hát chính xác lời 2 bài Bài ca đi học.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Nhạc cụ gõ- Vở ghi.
III.Các hoạt động dạy và học
1/ ổn định lớp: Hát đầu giờ.
2/ Kiểm tra bài cũ: Hát bài hát Bài ca đi học
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Cho HS nghe băng nhạc bài hát Bài ca đi học.
- Cho HS ôn lại lời 1 bài hát
- Chia câu.
- Hướng dẫn đọc lời ca.
- Chia lớp làm hai nhóm
- Hướng dẫn HS hát nối tiếp nhóm.
- Nhận xét- Đánh giá.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động
- Cho HS hát bài hát thể hiện đúng tính chất của bài hành khúc, hát rõ lời, nhấn mạnh vào trọng âm, hát với tốc độ hơi nhanh.
- Chia lớp làm hai nhóm hát và gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn hát két hợp vận động theo nhịp.
- Cho từng nhóm biểu diễn trước lớp
- Nhận xét- Đánh giá.
- Nghe bài hát Bài ca đi học.
- Ôn lại lời 1 bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
Nhóm 1: Hát lời 1
Nhóm 2: Hát giai điệu bài hát
( Và làm ngược lại)
- Cả lớp hát lại cả bài.
- Mỗi nhóm hát một câu lần lượt.
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm, thể hiện được tính chất hành khúc, nhịp nhàng, trong sáng của bài.
- Một nhóm hát lời, một nhóm gõ phách. ( Và ngược lại)
- Chân nhún theo nhịp, tay vung nhẹ như đang diễu hành.
- Thực hiện theo hướng dẫn
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Hát bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Về nhà tập diễn cảm bài hát .
Tuần 5
Ngày soạn: 20/8/2009
Thứ hai ngày 21 tháng 09năm 2009
Học bài hát: đếm sao
Nhạc và lời: Văn Chung
I. Mục đích yêu cầu:
1/ HS nhận biết tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 qua bài hát Đếm sao của Nhạc sĩ Văn Chung.
2/ Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời
3/ Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên.
II. chuẩn bị :
* GV : - Hát chính xác bài Đếm sao.
- Nhạc cụ quen dùng.
* HS : - Tập bài hát lớp 3- Vở ghi.
III. Các hoạt động dạy và học :
1/ ổn định lớp: Hát đầu giờ.
2/ Kiểm tra bài cũ: Hát bài hát Bài ca đi học
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Hát mẫu bài hát Đếm sao
- Chia câu và chỗ lấy hơi
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu nối tiếp nhau cho đén hết bài.
+ Đệm đàn từng câu ngắn cho HS hát theo.
+ Chú ý sắc thái của bài.
+ Kiểm tra sau mội đoạn và kết thúc bài
- Hướng dẫn HS hát đúng những tiếng ngân dài 3 phách ở trong bài
- Cuối câu 1 với tiếng sao
- Cuối câu 2 với tiếng vàng
- Cuối câu 4 với tiếng sao và tiếng cao
- Đếm đủ phách để H hát đúng câu hát có độ ngân dài.
- Chia nhóm cho HS luyện theo nhóm
- Nhận xét- Đánh giá.
* Hoạt đông 2: Hát kết hợp múa đơn giản
- Hướng dẫn một số động tác múa đơn giản.
ĐT1: Hai tay mềm mại giơ cao uốn cong, cho hai tay chạm nhau ở đầu ngón, lòng bàn tay quay ra phía trước, nghiêng người sang trái, sang phải nhịp nhàng theo nhịp
ĐT2: Gỉư nguyên động tác tay, quay người tại chỗ khi hát câu cuối.
- Cho từng nhóm thể hiện động tác múa vừa học.
- Nhận xét- Đánh giá.
- Lắng nghe
- Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
Thể hiện được tính chất, nhịp nhàng, êm ái trong sáng của nhịp 3/4
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Từng nhóm biểu diễn
- Quan sát GV làm mẫu và thực hiện
- Múa và kết hợp hát.
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn
4/ Củng cố- Dặn dò:
- HS nêu tên bài hát, tên tác giả bài hát vừa học.
- Hát lại bài hát một lần.
- Về nhà sáng tạo thêm một vài động tác phụ hoạ cho bài hát
File đính kèm:
- Tuan 1- 5.doc