Giáo án âm nhạc 9 Tiết 10 Tuần 28 Trường THCS Đạ Long

1. Kiến thức:

- Có khái niệm về dịch giọng, đặc điểm của dịch giọng.

- Biết bài TĐN số 3 là đoạn trích trong bài Lá xanh của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở giọng Fa trưởng.

- Có khái niệm về giọng Fdur – biết viết công thức của giọng Fdur.

2. Kỹ năng:

- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 3, biết cách đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

3. Thái độ:

- Qua bài học các em có cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc từ đó các em hình thành sự say mê và yêu thích âm nhạc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án âm nhạc 9 Tiết 10 Tuần 28 Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10 TUẦN 28 Nhạc lí: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG Tập đọc nhạc: GIỌNG PHA TRƯỞNG - TĐN SỐ 3 Ngày soạn : 16/ 03/ 2014 Ngày dạy: 18/ 03/ 2014 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Có khái niệm về dịch giọng, đặc điểm của dịch giọng. - Biết bài TĐN số 3 là đoạn trích trong bài Lá xanh của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở giọng Fa trưởng. - Có khái niệm về giọng Fdur – biết viết công thức của giọng Fdur. 2. Kỹ năng: - Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 3, biết cách đọc nhạc kết hợp gõ đệm. 3. Thái độ: - Qua bài học các em có cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc từ đó các em hình thành sự say mê và yêu thích âm nhạc. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên - Đàn organ - Bảng phụ chép bài TĐN số 3. Học sinh - Chép bài và xác định tên nốt bài TĐN số 3. - SGK, vở ghi. Phương pháp: Phương pháp thuyết trình Phương pháp trực quan Phương pháp thực hành, luyện tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ: Gọi 2-3 học sinh trình bày bài “Nối vòng tay lớn”. Bài mới: HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS - GV giới thiệu và ghi bảng - GV giải thích - GV đàn 1 đoạn bài hát “Nối vòng tay lớn” ở giọng Em , sau đó dịch xuống giọng Dm hoặc lên giọng Gm. ? Giai điệu và tính chất của bài hát có thay đổi không? - GV chuyển câu 1 bài hát “Nối vòng tay lớn” sang giọng Dm và Gm sau đó xướng âm cả 2 bản đã dịch giọng. ? Em hãy nhận xét về câu nhạc vừa được nghe với bản gốc? - GV chốt ý và ghi bảng - GV ghi bảng - GV giới thiệu - GV yêu cầu: So sánh giọng C và F ? - GV đàn cao độ giọng C và F cho HS nghe để cảm nhận sự khác nhau giữa 2 giọng. - GV đàn gam F 2-3 lần, HS nghe và đọc lại cùng tiếng đàn. - GV ghi bảng - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài: + Nhịp? Giọng? + Cao độ? + Trường độ? + Chia câu? - Yêu cầu - Cho HS nghe giai điệu của cả bài 1 lần để các em cảm nhận. - Hướng dẫn và đàn - Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 3 lần , yêu cầu HS nghe, đọc nhẩm theo sau đó đọc theo đàn. - Yêu cầu từng dãy bàn đọc nhạc và kết hợp đánh nhịp - GV đàn giai điệu cho HS hát lời và gõ phách => GV chú ý nghe và sửa sai. - Chia 2 nửa lớp: 1 nửa hát lời nửa kia đọc nhạc sau đó đổi lại có kết hợp gõ phách. - GV đệm đàn tiết tấu Cha cha, TP 120 cho HS trình bày cả bài . - GV hướng dẫn và đàn I. Nhạc lí: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG 1. Khái niệm: - Dịch giọng là việc dịch chuyển cao độ các nốt nhạc trong bài hát, bản nhạc cho phù hợp với giọng của người trình bày - Dịch giọng có thể thực hiện khi hát hoặc thực hiện trên bản nhạc. * Ví dụ về thực hiện khi hát * Ví dụ về thực hiện trên bản nhạc Ghi nhớ: Khi dịch giọng một bài hát hay bản nhạc thì chỉ thay đổi cao độ các nốt nhạc còn giai điệu, lời ca và tính chất âm nhạc của bản nhạc đó không thay đổi. II. Tập đọc nhạc: GIỌNG PHA TRƯỞNG – TĐN SỐ 3 1. Giọng Pha trưởng. - Có âm chủ là Pha - Hóa biểu có một dấu giáng ( Si giáng) * Cấu tạo giọng pha trưởng: - So sánh giọng C và F: Công thức giống nhau, âm chủ khác nhau => Khác nhau về cao độ. - Nghe cao độ giọng C và F. - Đọc gam Fa trưởng 2. TĐN SỐ 3 – LÁ XANH Nhạc và lời: Hoàng Việt a. Tìm hiểu bài TĐN: - Nhịp 2/4, giọng Pha trưởng - Cao độ: Là- Đô- Rê- Mi- Fa- Sol- La - Trường độ: Nốt móc đơn, nốt đen, nốt đen chấm dôi, nốt trắng. - Cấu trúc: 4 câu 2. Tập đọc TĐN - Đọc tên nốt từng câu - Nghe giai điệu của bài TĐN - Luyện đọc gam Fa trưởng: gam rãi- gam trục. - Tập đọc từng câu : (Dịch giọng -1) + Tập câu 1 + Tập câu 2 tương tự như câu 1=> Nối câu 1 và câu 2. + Tập câu 3, 4 và tương tự câu 1 và 2 sau đó nối cả bài - Đọc nhạc kết hợp gõ phách - Ghép lời ca - Ghép lời ca kết hợp gõ phách - Đọc nhạc theo nhóm - Trình bày hoàn chỉnh cả bài * Trò chơi âm nhạc: - GV đàn giai điệu một vài nốt bất kì trong bài cho HS nghe và phát hiện đó là câu nào trong bài và đọc lại câu đó. - HS nghe và ghi bài - HS nghe và trả lời: Không thay đổi giai điệu và tính chất trưởng, thứ - HS theo dõi - Trả lời: tên nốt thay đổi nhưng giai điệu và tính chất không thay đổi - HS ghi nhớ - HS ghi bài - HS nghe và ghi bài - HS trả lời: Công thức giống nhau, âm chủ khác nhau => Khác nhau về cao độ. - HS nghe và cảm nhận - HS nghe và đọc theo - HS ghi bài - HS trả lời - HS đọc tên nốt - HS nghe và cảm nhận - HS đọc gam - HS nghe và đọc nhạc - HS thực hiện - HS thực hiện - HS thực hiện - HS tham gia trò chơi Củng cố, dặn dò: Khi dịch giọng, giai điệu của bài hát, bản nhạc có bị thay đổi không? Luyện tập bài TĐN số 3. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 28 Am nhac 9 Tiet 10 2013 2014.doc
Giáo án liên quan