Giáo án Âm Nhạc 8 Tuần 30 Tiết 29

1.1.Kiến thức: HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài Ngôi nhà của chúng ta. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca,

- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 7, kết hợp gõ đệm.

- HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Sô-panh. Biết bản Nhạc buồn là đoạn trích trong Khúc luyện tập số 3, bản nhạc có giai điệu chậm rãi, gợi nỗi buồn man mác (đây là cảm xúc của Sô-panh khi nhớ về quê hương).

1.2.Kĩ năng: Biết hát và gõ nhịp, phách bài TĐN số 7. Luyện tai nghe âm nhạc.

1.3.Thái độ: : Qua nội dung bài học giúp HS thêm yêu quý âm nhạc, có thêm sự ham muốn học tập và tìm hiểu âm nhạc thường thức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc 8 Tuần 30 Tiết 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập bài hát: NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA. Ôn tập đọc nhạc: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7. ÂNTT: NHẠC SĨ SÔ-PANH VÀ BẢN NHẠC BUỒN. Bài: 7 – tiết:29 Tuần dạy: 30 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài Ngôi nhà của chúng ta. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca,… - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 7, kết hợp gõ đệm. - HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Sô-panh. Biết bản Nhạc buồn là đoạn trích trong Khúc luyện tập số 3, bản nhạc có giai điệu chậm rãi, gợi nỗi buồn man mác (đây là cảm xúc của Sô-panh khi nhớ về quê hương). 1.2.Kĩ năng: Biết hát và gõ nhịp, phách bài TĐN số 7. Luyện tai nghe âm nhạc. 1.3.Thái độ: : Qua nội dung bài học giúp HS thêm yêu quý âm nhạc, có thêm sự ham muốn học tập và tìm hiểu âm nhạc thường thức. 2. TRỌNG TÂM: - HS biết vài nét về NS Sô-panh và biết bản Nhạc buồn là đoạn trích trong Khúc luyện tập số 3. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: - Đàn Organ, bảng phụ TĐN số 7 - Máy phát đĩa và đĩa bài hát Ngôi nhà của chúng ta và một số đoạn trích tác phẩm của nhạc sĩ Sô-panh. Tranh chân dung nhạc sĩ (nếu có). 3.2.Học sinh: - Học thuộc lời bài hát Ngôi nhà của chúng ta. - Đọc và tìm hiểu trước phần âm nhạc thường thức. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm tra sĩ số HS. - Ổn định tổ chức. 4.2.Kiểm tra miệng: Lồng ghép vào nội dung I và II sau khi ôn tập. 4.3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Giới thiệu bài: Ở các tiết trước chúng ta đã được học hát bài Ngôi nhà của chúng ta và bài TĐN số 7. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại và cùng tìm hiểu về nhạc sĩ Sô-panh và bài hát Nhạc buồn. HS lắng nghe. * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA” Nhạc và lời: Hình Phước Liên - Gv ghi bảng, Hs ghi bài - GV hướng dẫn HS ôn hát: + Luyện thanh + Cả lớp hát lại bài hát: Ngôi nhà của chúng ta + GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa sai cụ thể bằng cách hát lại giai điệu bài hát. - Gọi mỗi nhóm thực hiện 1 lần (3-4 nhóm). - GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV sửa sai cho học sinh các chỗ luyến. - Gọi cá nhân 2 – 3 học sinh hát. Gọi HS nhận xét. - Gv nhận xét và cho điểm. * Hoạt động 2: Ôn tập TĐN số 7 “DÒNG SUỐI CHẢY VỀ ĐÂU” Nhạc: Nga Đặt lời: Hoàng Lân Gv ghi bảng, Hs ghi bài - Gv hỏi? Em hãy nêu khái quát về bài TĐN “Dòng suối chảy về đâu?” - GV hướng dẫn HS ôn TĐN. Đọc gam C. HS tập đọc nhạc 1 lần. GV nhận xétù, hướng dẫn HS sửa sai bằng cách đàn (đọc) lại giai điệu bài TĐN. HS TĐN và ráp lời ca. - Gv yêu cầu lớp đọc nhạc, ghép lời ca và gõ phách. - Gv lắng nghe sửa sai cụ thể cho HS. - Gv hướng dẫn: Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời ca, và ngược lại. Gv sửa sai (nếu có ). - Gọi mỗi nhóm thực hiện lại bài TĐN 1 lần (3-4 nhóm). Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Gv kiểm tra. Gv nhận xét cho điểm. * Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức “NHẠC SĨ SÔ-PANH VÀ BẢN NHẠC BUỒN” - Gv ghi bảng. Hs ghi bài - GV hướng dẫn hs tìm hiểu về nhạc sĩ Sô-panh. - Gv chỉ định hs đọc phần giới thiệu Sgk trạng 57,58. GV giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Sô-panh. HS lắng nghe và ghi vài nét cơ bản. - Gv giới thiệu tác phẩm Nhạc buồn. - GV giới thiệu tác phẩm Nhạc buồn qua băng, đĩa. - HS lắng nghe. - Gv hỏi? Em hãy nêu cảm nghĩ khi nghe bài hát Bản nhạc buồn của nhạc sĩ Sô - Panh? 1/ Ôn tập bài hát: “NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA” Nhạc và lời: Hình Phước Liên 2/ Ôn tập TĐN: TĐN số 7 “DÒNG SUỐI CHẢY VỀ ĐÂU” Nhạc: Nga Đặt lời: Hoàng Lân - Ôn tập đọc nhạc. - Tập gõ nhịp, phách bài TĐN số 7. 3/ Âm nhạc thường thức: “NHẠC SĨ SÔ-PANH VÀ BẢN NHẠC BUỒN” 1.Nhạc sĩ Sô-panh: - Nhạc sĩ sinh ngày 22/2/1810- 17/10/1849. - Ngoài việc sáng tác, Sô-panh còn là một nghệ sĩ biểu diển Pi-a-nô xuất sắc. - Bắt đầu từ năm 1927, cuộc thi âm nhạc quốc tế manh tên Sô-panh được tổ chức ở Ba lan 5 năm một lần. Năm 1980, nghệ sĩ Pi-a-nô Việt Nam Đặng Thái Sơn đã đoạt giải nhất trong cuộc thi âm nhạc Sô-panh lần thứ 10 ở Vác-sa-va. 2.Giới thiệu tác phẩm. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : - Câu 1: Hãy trình bày cảm nghĩ khi nghe bản Nhạc buồn của Sô-panh. - Câu 2: Trình bày bài hát Ngôi nhà của chúng ta kết hợp gõ nhịp, phách. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Thuộc và hát đúng giai điệu bài hát Ngôi nhà của chúng ta. + Đọc nhạc, ghép lời kết hợp vỗ tay theo phách bài TĐN số 7. + Ghi nhớ một những nét cơ bản về nhạc sĩ Sô-panh. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Tìm hiểu nội dung và các kí hiệu âm nhạc trong bài Tuổi đời mênh mông. 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Phương tiện:

File đính kèm:

  • docAm nhac 8 tiet 29.doc
Giáo án liên quan